Lập di chúc hợp pháp như thế nào? Cách lập di chúc thừa kế tài sản ra làm sao? Thời điểm mở thừa kế theo di chúc như thế nào? Trong bài viết này Tổng Đài Pháp Luật sẽ hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc thủ tục làm di chúc. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì về các vấn đề liên quan đến di chúc, hãy gọi đến Tổng đài pháp luật 19006174 để được các luật sư có chuyên môn cao và kinh nghiệm tư vấn trực tuyến và hỗ trợ kịp thời.
Thủ tục lập di chúc hợp pháp? Cách lập di chúc thừa kế tài sản
Lập di chúc thừa kế tài sản tại nhà có được không?
>> Tư vấn thủ tục lập di chúc tại nhà, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Theo điều 639, 636 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 639. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, điều 44 Luật công chứng 2014 cũng quy định về địa điểm công chứng như sau:
“Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”
Như vậy, nếu ông đang tình trạng suy yếu không thể đi lại được thì ông hoàn toàn có thể liên hệ tới văn phòng công chứng để đến nơi ở của ông thực hiện làm di chúc theo đúng quy định của pháp luật ở khoản 2 điều 44 luật về địa điểm công chứng di chúc. Tóm lại ông hoàn toàn có thể lập di chúc tại nhà tuy nhiên cần phải đảm bảo các yêu tố khác để bản di chúc sau khi lập được công nhận là hợp pháp.
> Tham khảo bài viết: Cách lập bản di chúc hợp pháp – Di chúc hợp pháp cần những điều kiện gì?
Thủ tục làm di chúc thừa kế tài sản như thế nào?
>> Tư vấn trình tự, thủ tục lập di chúc thừa kế tài sản, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Theo quy định pháp luật dân sự, di chúc có thể được lập dưới dạng văn bản không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng, có chứng thực và di chúc miệng.
Trường hợp được lập bằng văn bản, di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Gồm các nội dung: ngày, tháng, năm khi lập ; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc thừa kế tài sản; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản và các nội dung khác
– Tuyệt đối không viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu
– Ghi số thứ tự và có chữ việt hoặc điểm chỉ của người lập tại mỗi trang nếu có nhiều trang
– Người lập phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa (nếu có)
– Nếu di chúc miệng thì tại thời điểm lập, người lập phải có tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể làm di chúc bằng văn bản
Thủ tục lập di chúc thừa kế tài sản theo các hình thức khác
Lập di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản không có người làm chứng
– Người lập phải tự viết, ký vào bản di chúc
– Tại thời điểm lập di chúc thừa kế tài sản, người lập hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, di chúc được lập hoàn toàn dựa vào ý nguyện của người này
– Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và hình thức không trái quy định pháp luật
Lập di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản có người làm chứng
– Trường hợp người lập di chúc thừa kế tài sản không tự mình viết được thì có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy nhưng phải đảm bảo có ít nhất 2 người làm chứng và phải tuân theo điều 631, 632 BLDS 2015.
– Sau khi người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng thì người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập và ký vào bản di chúc.
Lập di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản có công chứng, chứng thực
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc
Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng
Lập bản di chúc thừa kế tài sản bằng miệng
Trình tự thủ tục lập di chúc thừa kế tài sản bằng miệng như sau:
– Người lập tuyên bố ý nguyện cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng.
– 2 người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ vào bản di chúc mới được ghi chép lại.
– Kể từ ngày lập 05 ngày, người lập thể hiện ý chí cuối cùng của mình, bản di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
– Kể từ ngày lập bản di chúc thừa kế tài sản bằng miệng sau 3 tháng mà người lập còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ.
Như vậy, hiện tại bố anh đang rất khỏe mạnh thì cách tốt nhất là ông nên lập di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản. Ông có thể lựa chọn một trong các cách lập di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản bên trên miễn là nó phù hợp với nhu cầu của bản thân ông.
Trong trường hợp bạn còn có những thắc mắc cần tư vấn pháp luật dân sự, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp miễn phí từ các luật sư.
Điều kiện để lập di chúc thừa kế tài sản hợp pháp là gì?
>> Hướng dẫn thủ tục làm di chúc hợp pháp, gọi ngay 19006174
Trả lời: Dựa vào bộ luật dân sự 2015 quy định thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền hưởng di sản theo di chúc mà không có bất kỳ sự hạn chế nào. Nếu muốn lập di chúc thừa kế tài sản cho mẹ bạn thì ba bạn có thể thực hiện lập bằng 2 hình thức, đó là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc bằng miệng.
– Về di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Nội dung làm di chúc bằng văn bản phải ghi rõ:
– Ngày, tháng, năm
– Họ tên và nơi cư trú của người lập
– Họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
– Di sản để lại và nơi có di sản
Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ
– Về di chúc bằng miệng
+ Nếu tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập bản di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
+ Khoảng ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Vì vậy, ba bạn cần xem xét các trường hợp trên để lựa chọn việc lập di chúc thừa kế tài sản phù hợp theo tình hình sức khỏe và nhu cầu. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến khích nếu trong khả năng có thể hãy lập di chúc thừa kế tài sản bằng văn bản.
>> Tư vấn lập di chúc thừa kế khi sức khỏe yếu liên hệ ngay 19006174
Chi phí lập di chúc như thế nào?
>> Tư vấn chi phí lập di chúc thừa kế tài sản, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Nhìn chúng trong quá trình làm di chúc thừa kế tài sản hầu hết chúng ta chỉ phải chi trả cho 2 loại phí: phí công chứng và phí chứng thực. Cụ thể như sau:
Phí công chứng di chúc
– Phí công chứng di chúc là 50.000 đồng/di chúc (Theo Quyết định 1024/QĐ-BTP và Thông tư 257/2016/TT-BTC).
Hơn nữa, người làm di chúc thừa kế còn phải trả thù các khoản chi phí khác và khoản thù lao được văn phòng công chứng niêm yết và công khai nguyên tắc tính chi phí công chứng và có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó. Thường thì mức thù lao này do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận, mức thỏa thuận này không được vượt quá mức trần của thù lao công chứng theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Phí chứng thực di chúc
Theo quy định của pháp luật, phí chứng thực làm di chúc thừa kế là 50.000 đồng/di chúc.
Thời điểm mở thừa kế theo di chúc là bao giờ?
>> Tư vấn thời điểm mở thừa kế theo di chúc, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015:
“Thời điểm mở thừa kế theo di chúc là thời điểm người có tài sản chết.” Và trường hợp tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015.
Như thế, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm tòa án tuyên người có tài sản là đã chết. Đồng thời, cũng là thời điểm để xác định những người thừa kế: người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống, người thừa kế là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Hay đây là thời điểm người thừa kế có quyền, nghĩa vụ của người chết để lại. Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định di sản thừa kế của người chết để lại, là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về thừa kế và thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Chồng đại diện vợ lập di chúc được không?
>>Tư vấn trường hợp vợ chồng lập di chúc riêng liên hệ ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 điều 56 luật công chứng năm 2014 quy định rằng:
“Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc”.
Ngoài ra còn căn cứ vào Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện của việc lập di chúc hợp pháp. Di chúc được coi là hợp pháp khi di chúc đó có đủ các điều kiện sau:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Theo đó mảnh đất là tài sản chung của cả bố và mẹ bạn. Như vậy khi để lại tài sản cho bạn bố mẹ bạn có thể làm di chúc chung. Tuy nhiên khi làm di chúc chung không thể do chỉ bố hoặc mẹ bạn tiến hành được mà cần có sự tham gia của cả hai. Pháp luật không quy định về việc vợ/ chồng có thể đại diện trong quá trình làm di chúc chung đối với tài sản chung của cả hai.
Ngoài ra để đảm bảo tính hợp pháp theo quy đinh của pháp luật về việc làm di chúc chung của cả hai. Trong trường hợp này mẹ bạn buộc phải tham gia khám sức khỏe và có giấy khám sức khỏe từ cấp huyện trở lên chứng minh vào thời điểm làm di chúc bà minh mẫn và khỏe mạnh như vậy để đảm bảo đủ điều kiện tham gia vào quá trình làm di chúc.
Tất cả vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực phân chia tài sản thừa kế và cách lập di chúc thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật vui lòng gọi: 19006174 đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý của Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.