Bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ tín chấp đang là vấn đề mà khá nhiều người gặp phải khi người vay thực hiện vay nhưng không có khả năng trả. Số nợ đó thì sẽ bị ngân hàng đòi nợ. Vậy khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ thì phải làm sao? Có khả năng phải đi tù không? Hãy nhanh tay gọi điện đến số điện thoại của Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí cách xử lý kịp thời, tránh các rủi ro pháp lý có thể gặp phải.
Bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ thì xử lý thế nào? Gọi 1900.6174 nhận tư vấn cách giải quyết
Bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ thì xử lý thế nào?
Chị Oanh (TPHCM) gọi điện đến tổng đài khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ:
Thưa luật sư, chồng và tôi đã thực hiện vay ngân hàng 500 triệu trong 24 tháng để mở quán ăn với mức lãi suất là 0.8%, tuy nhiên sau khi mở quán xong thì dịch covid nên tôi lại phải đóng cửa nên chúng tôi không còn đồng nào, tôi đã đóng được 4 tháng lãi nhưng sau đó không thể đóng được tiếp vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn. Đến 3 tuần gần đây, bên ngân hàng có hay gọi điện cho chúng tôi để đòi nợ nhưng chúng tôi không dám nghe, họ nhắn tin đe dọa nếu không trả tiền sẽ đưa vụ việc ra tòa. Bây giờ tôi rất rối trí và không biết phải làm sao? Xin luật sư tư vấn.
>>> Tư vấn xử lý khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ – Gọi 1900.6174
Trả lời
Với những thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi chưa rõ việc bạn đã quá thời hạn 24 tháng để trả nợ hay chưa, nếu như bạn đã không đóng tiền lãi và đã quá hạn cho vay thì bên ngân hàng có thể thực hiện tiễn bạn ra tòa.
Căn cứ theo điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng trừ trường hợp có thỏa thuận khác
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý.
Và theo điều 280 của bộ luật này quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Nếu như nợ của bạn bạn vay vẫn đang trong thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng thì ngân hàng không thể kiện bạn ra tòa để yêu cầu trả nợ. Mà thay vào đó họ chỉ có quyền gọi điện, nhắn tin thúc giục, thông báo và yêu cầu bạn trả nợ. Nếu Như đã quá thời hạn cho vay mà bạn vẫn chưa trả đủ hết nợ thì ngân hàng có thể sử dụng biện pháp khởi kiện ra tòa để xử lý vụ việc.
Nếu trong trường hợp nợ của bạn đã quá hạn nhưng khi ngân hàng thực hiện gọi đến bạn cắt đứt mọi liên lạc và không có thông báo về việc gia hạn để trả nợ thì bạn có các tội danh sau và cơ quan công an có thể tiến hành khởi tố hành vi của bạn:
Căn cứ theo điều 175 bộ luật hình sự 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168,169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của bộ luật này chưa có có được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
a, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
b, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
Vì vậy, để tránh việc bị khởi tố lên tòa thì bạn cần phải nêu rõ hoàn cảnh về điều kiện kinh tế của mình với phía ngân hàng để để xin phép gia hạn trả nợ. Ngoài ra bạn không thể để không đóng tiền lãi hàng tháng mà thay vào đó bạn có thể để gửi gửi cho phía ngân hàng một số tiền nhỏ mỗi tháng vì số tiền đó dần bạn vẫn phải trả.
Nếu vẫn chưa rõ hướng giải quyết ra sao khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ, bạn có thể gọi điện đến Tổng đài pháp luật qua số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết giúp bạn.
>>>Xem thêm: Bị gọi điện làm phiền đòi nợ
Nợ quá hạn bao lâu thì bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ?
Anh Hoà (Hà Nội) có câu hỏi khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ như sau:
Thưa luật sư, hiện tại tôi có thực hiện vay 2 ngân hàng cùng 1 lúc, một bên vay thế chấp đất với 300 triệu và 1 bên vay thế chấp 500 triệu để phục vụ cho việc kinh doanh, cả hai đều được giá hạn trả nợ 36 tháng. Tuy nhiên, do việc kinh doanh không được như ý, bạn cùng hợp tác với tôi đã bỏ trốn, để lại cửa hàng cho tôi thì bây giờ tôi không thể trang trải để trả nợ cho cả 2 ngân hàng. Ngân hàng có gọi điện cho tôi tuy nhiên tôi đã xin gia hạn thêm thời gian, tiền lãi và gốc tôi sẽ xin trả vào cuối năm nhưng hai bên ngân hàng không đồng ý. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi liệu quá hạn trả nợ có bị sao không và quá hạn bao lâu thì ngân hàng có quyền khởi kiện?
>> Tư vấn cách giải quyết khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ tín chấp – Gọi 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo điều 275 bộ luật dân sự có quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng
2. Hành vi pháp lý đơn phương
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định
Với thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đã sử dụng quyền thế chấp đất của mình để đi vay ngân hàng với số tiền trị giá là 300 triệu và 500 triệu đồng. Cả hai số vai đều ra hạn thời gian trả nợ là 36 tháng vì vậy kể từ thời điểm vi phạm nghĩa vụ trả nợ và ngân hàng không đồng ý với yêu cầu gia hạn của bạn thì ngân hàng sẽ có quyền khởi kiện bạn ra tòa án nhân dân để xét xử vụ việc. Trong trường hợp tòa án đưa ra những nghĩa vụ mà bạn cần làm nhưng bạn không tuân theo thủy ngân hàng sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền để tiến hành kiểm kê tài sản mà bạn đã thế chấp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề nợ quá hạn thì có bị ngân hàng khởi kiện không. Rất mong nhận được những ý kiến và đóng góp của các bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ tới tổng đài pháp luật của chúng tôi tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Bị ngân hàng gọi điện làm phiền đòi nợ xử lý thế nào? Gọi 1900.6174
Không trả được nợ, bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ có bị đi tù không?
Chị Phương (Hà Nội) có câu hỏi khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ như sau:
Thưa luật sư, tôi có một người anh năm nay 32 tuổi, từ lúc còn trẻ anh tôi đã chơi bời, cờ bạc, đã gây lên số nợ rất lớn cho gia đình. Gia đình không thể tiếp tục cứu vãn, nhưng gần đây, gia đình nghe tin anh trai tôi đã vay ngân hàng với số tiền trị giá 500 triệu đồng với kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, anh trai tôi do không có khả năng trả nợ nên đã bỏ trốn được 6 tháng, không ai có thể liên lạc được. Hoàn cảnh gia đình tôi hiện giờ cũng không thể cứu vãn được nữa. Vậy thì nếu không trả được nợ và bị ngân hàng khởi kiện thì anh tôi có bị đi tù không?
>>> Làm thế nào để không đi tù khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ? Gọi 1900.6174
Trả lời
Nếu trong trường hợp bạn làm ăn thua lỗ, phá sản, mất đi việc làm,… Dẫn đến không thể tiếp tục việc trả nợ thì có thể thực hiện gia hạn lại với ngân hàng để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì anh của bạn phải là một trong những người có hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội và người khác hoặc thực hiện các hành vi tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên trong trường hợp của bạn thì anh trai của bạn đã ăn chơi, cờ bạc và hiện giờ đang bỏ trốn, không liên lạc được nên rất có thể sẽ bị ngân hàng khởi kiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu như bạn vẫn muốn hỏi thêm về các vấn đề liên quan đến trường hợp mà bạn nêu trên thì có thể gọi đến Tổng đài của chúng tôi 1900.6174 để được các luật sư trực tiếp tư vấn.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ của ngân hàng
Anh Trường (Bắc Ninh) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đang làm chủ của một ngân hàng tại thành phố tôi đang sống, ngân hàng tôi có cho người dân vay để thực hiện các dự án của cá nhân. Có rất trường hợp người dân vay nhưng không chịu trả lãi hàng tháng đến mức chúng tôi phải sử dụng biện pháp mạnh hơn là đến tận nhà. Nhưng đến nhà thì họ luôn trốn, báo vắng. Họ đã quá hạn trả nợ 3 tháng, bây giờ tôi muốn làm thủ tục khởi kiện để đòi nợ thì cần những gì? Không biết tôi có nên bán nợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê không?
>>> Tư vấn thủ tục đòi nợ của ngân hàng – Gọi 1900.6174
Trả lời
Đối với trường hợp của bạn thì khi thực hiện đơn khởi kiện thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nội dung sau:
– Hồ sơ làm đơn khởi kiện
+ Đơn khởi kiện (quy định tại điều 189 bộ luật tố tụng dân sự 2015)
+ Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm
+ Nếu trong trường hợp người khởi kiện không nộp đầy đủ tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải có chứng cứ bằng chứng để chứng minh được rằng những lợi ích hợp pháp của người bị kiện đang bị xâm phạm. Và trong quá trình giải quyết vụ án, người khởi kiện có thể bổ sung hoặc giao nộp tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu.
– Thủ tục khởi kiện đòi nợ của ngân hàng theo quy định pháp luật
+ Tiến hành nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì tòa án sẽ xem xét đơn, Nếu u hồ sơ hợp lệ thì tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện thực hiện đóng tiền tạm ứng án phí.
+ Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có)
+ Tiếp theo Tòa án sẽ ban hành quyết định hoặc bản án. Bản án hoặc quyết định sẽ có hiệu lực phát sinh ngay sau khi khi được ban hành và khi không có kháng cáo, kháng nghị
Căn cứ theo điều 366 bộ luật tố tụng dân sự 2015, quy định thời hạn yêu cầu tòa án giải quyết vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng như sau:
+ Trong thời hạn một tháng kể từ khi tòa án có thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định mở phiên tòa xét xử đơn yêu cầu
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu
Vậy khi tiến hành làm đơn kiện tụng khách hàng, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ và thực hiện đầy đủ các thủ tục trên. Nếu trong quá trình chuẩn bị có thiếu giấy tờ thì trong quá trình xét xử bạn vẫn có thể tiến hành bổ sung.
Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ của ngân hàng – Gọi 1900.6174
Ngân hàng khởi kiện đòi nợ khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì tòa án có đình chỉ không?
Anh Minh (Đắk Lắk) có câu hỏi:
Chào luật sư, thời gian trước, em tôi có vay thế chấp của ngân hàng 2 tỷ đồng với lãi suất 1.8%, thời gian gia hạn là 12 tháng. Nhưng đóng lãi được 5 tháng thì em tôi không tiếp tục đóng nữa vì hoàn cảnh gia đình đang trong tình trạng khó khăn, vợ em tôi thì ốm yếu. Nhưng sau hết thời gian gia hạn, ngân hàng đã không gọi điện để làm đơn kiện gia đình. Tuy nhiên, sau 2 năm, ngân hàng đã có quay trở lại và đã nhắc đến việc kiện đòi nợ gia đình ra tòa. Vậy bây giờ em tôi có quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu trước khi tòa án sơ thẩm ra bản án để quyết định giải quyết sự việc hay không?
>>> Tư vấn cách giải quyết khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ – Gọi 1900.6174
Trả lời
Theo quy định tại điều 429 của bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Nếu xét theo quy định trên thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đã hết hạn. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 2 điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện cho trường hợp sau: “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Với quy định này thì tòa án có thể thực hiện khởi kiện bạn đó để yêu cầu lại tài sản mà ngân hàng đã cho vay mà không cần phụ thuộc vào các bên yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi tòa án ra bản án giải quyết vụ việc.
Ngoài ra, có bất kỳ câu hỏi nào cần được trao đổi nhanh chóng, các bạn có thể thực hiện gọi điện tới số điện thoại của Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được các luật sư tư vấn.
Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không?
Anh Tuệ (Hà Nam) có câu hỏi:
Thưa luật sư, vừa rồi tôi có mua được một chiếc sim điện thoại để cho mẹ tôi dùng. Nhưng không hiểu tại sao, một ngày mẹ tôi thường có 10 cuộc gọi đến để đòi nợ. Trong cuộc gọi họ yêu cầu trả 500 triệu và cả lãi là 50 triệu. Gia đình tôi đang rất hoang mang và lo sợ vì chúng tôi không vay tiền nhưng vẫn có số lạ đến để đòi nợ. Bây giờ tôi nên làm sao đây luật sư, tôi có thể thực hiện kiện lại đối phương không?
>>> Làm gì khi bị ngân hàng gọi điện làm phiền đòi nợ? Gọi 1900.6174
Trả lời
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy hai vấn đề sau:
– Thứ nhất, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ không?
Câu trả lời là không. Vì đây không phải khoản vay mà bạn đã tạo ra, bạn không thực hiện giao dịch vay, mượn tiền đối với ngân hàng đó nên đây có thể là khoản vay đối với chủ sim cũ hoặc người vay đã khai lời khai giả mạo để không phải thực hiện trả nợ.
– Thứ hai, bạn có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không?
Theo khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015 và được sửa đổi bổ sung năm 2017 có nội dung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168,169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của bộ luật này chưa có có được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
a, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
b, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
Theo quy định này, bạn không phải là người thực hiện hợp đồng vay mượn tiền tại ngân hàng nên bạn sẽ không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Thứ ba, cách xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối qua điện thoại.
Theo điểm g khoản 3 điều 66 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu nhập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
3. Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
g. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Nếu như trong trường hợp ngân hàng kia vẫn tiếp tục những hành vi làm phiền, gây rối, vu khống rằng bạn đã vay tiền tại ngân hàng đó thì bạn có thể báo cho doanh nghiệp viễn thông mà bạn đã mua sim hoặc có thể làm đơn khiếu nại đến sở Thông tin và truyền thông địa phương để để được yêu cầu giải quyết vụ việc. Sau khi sở Thông tin và truyền thông địa phương nhận được thì cần yêu cầu chủ thuê bao lập tức dừng ngay việc gây rối cho người sử dụng, Nếu như họ vẫn tiếp tục thì sở Thông tin và truyền thông địa phương có thể xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu như có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào chưa rõ cần giải đáp thì các bạn vui lòng gọi điện đến bộ phận tư vấn của Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
Qua bài viết trên với những thông tin hữu ích mà Tổng đài pháp luật đưa ra, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn và có những cách thức xử lý khi bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng về vấn đề bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ, hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư tư vấn giải đáp cụ thể. Ngoài ra bạn cũng có thể gửi câu hỏi cho luật sư và nhận phản hồi qua email. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, bạn có thể đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để nhờ sự tư vấn. Chúng tôi luôn ở đây để giúp đỡ bạn trong những lúc bạn gặp khó khăn nhất và sự ủng hộ của bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi.