Hôn nhân ép buộc từ lâu đã trở nên lạc hậu, do đời sống hiện đại và tư tưởng tiến bộ không còn ủng hộ việc sắp đặt hôn nhân cho người khác. Quan điểm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nay đã không còn phù hợp. Vậy nếu trong trường hợp xảy ra hôn nhân ép buộc thì nên xử lý thế nào? Người cưỡng ép người khác kết hôn bị xử lý như nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu về hôn nhân ép buộc trong bài viết dưới đây! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, liên hệ với Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tại tổng đài của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Hôn nhân ép buộc là gì?
Chị Thái Anh (Sơn La) có câu hỏi:
“Tôi là con út trong gia đình dân tộc thiểu số vùng biên giới. Do theo cô ruột xuống xuôi làm ăn nên 5 năm mới quay về thăm nhà được 1 lần. Hiện nay bố mẹ tôi ở quê đang tính gả em gái út cho một nhà cách thị trấn không xa. Em tôi đang đi làm và không muốn kết hôn nhưng bố mẹ nhất quyết ép buộc. Vậy xin hỏi luật sư nếu em gái tôi không tự nguyện kết hôn thì người cưỡng ép có đang vi phạm phạm luật không?
>> Liên hệ luật sư tư vấn các quy định về hôn nhân ép buộc, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Từ trước đến nay, đích đến cuối cùng của hôn nhân luôn là hạnh phúc gia đình. Việc kết hôn không tự nguyện, hôn nhân ép buộc, mất tự do là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những mối quan hệ vợ chồng bất bình đẳng, gò bó, thiếu tôn trọng, hậu quả sâu xa hơn chính là đổ vỡ hôn nhân. Việc cưỡng ép kết hôn có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc cả đời của em gái chị, không mang đến được hạnh phúc gia đình trọn vẹn cho các bên. Về việc kết hôn, Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. ”
Như vậy, hôn nhân hiện đại đúng với quy định của pháp luật là hôn nhân tự nguyện, các hành vi cưỡng chế kết hôn đều bị pháp luật nghiêm cấm. Việc bố mẹ chị tạo dựng hôn nhân ép buộc đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hôn nhân, vi phạm quyền tự do, bình đẳng trong hôn nhân của em gái chị. Trong trường hợp bị tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ bị xử phạt. Chị nên làm rõ thông tin này để gia đình nắm rõ và đưa ra phương án giải quyết hợp lý nhé. Trong trường hợp không thể giải quyết và cần tư vấn thêm, chị đừng ngại liên hệ hotline để được hỗ trợ kịp thời.
Cha mẹ có quyền yêu cầu con thực hiện hôn nhân ép buộc không?
Câu hỏi của chị Vân (Hà Nam):
“Em tốt nghiệp cấp 3 được 1 năm, đang ở nhà phụ giúp bố mẹ bán hàng. Bố mẹ em nói vì em không chịu đi làm ở nhà máy nên sẽ sắp xếp hôn nhân cho em với người quen của bố. Hai bên rất cương quyết dù em không đồng tình. Vậy xin hỏi luật sư nếu xét trên góc độ gia đình thì bố mẹ em có quyền yêu cầu em thực hiện hôn nhân ép buộc không?”
>> Tư vấn các quy định hôn nhân và gia đình, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Hôn nhân theo pháp luật hiện hành của nước ta phải là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và bình đẳng. Đối tượng trực tiếp của hôn nhân là vợ và chồng, chứ không phải bố mẹ hay hai bên gia đình. Do đó, khi nói đến chuyện kết hôn của chị, chị là người có quyền tự chủ, tự quyết, không chịu sự cưỡng ép của bất cứ nhân tố nào. Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về chế độ hôn nhân như sau:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Như vậy, hôn nhân ép buộc bị pháp luật hôn nhân nghiêm cấm, việc bố mẹ chị cưỡng ép chị kết hôn là không được phép. Dù đứng trên phương diện gia đình, cha mẹ nào cũng lo lắng cho tương lai con cái, nhưng hôn nhân là không thể cưỡng cầu. Hôn nhân ép buộc lại càng đẩy cuộc sống vợ chồng của những người trẻ vào bế tắc, làm tăng tỷ lệ ly hôn. Chị nên đề cập thẳng thắn với bố mẹ về vấn đề này, nếu không hiệu quả, chị hoàn toàn có thể nhờ đến sự can thiệp của luật sư nếu cần chị nhé.
>> Xem thêm: Mục đích của hôn nhân là gì? Thế nào là mục đích hôn nhân không đạt được?
Khi bị ép đăng ký kết hôn thì phải xử lý như thế nào?
Chị Ngân (Tp. HCM) có câu hỏi:
“Tôi và người yêu sống chung với nhau 7 năm, có chung 1 con nhưng chưa từng đăng ký kết hôn. Tôi rất hài lòng với cuộc sống hiện tại vì tôi không phải mẫu người muốn lập gia đình và không thích bị ràng buộc hôn nhân. Tuy nhiên, người yêu tôi gần đây có ý muốn cả hai kết hôn chính thức. Tôi đã bày tỏ quan điểm nhưng anh nói cả hai phải kết hôn để con lớn lên có gia đình trọn vẹn. Vậy xin hỏi luật sư trong nguy cơ xảy ra hôn nhân ép buộc thì tôi nên xử lý thế nào?”
>> Hướng dẫn thủ tục ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Hiện nay, hôn nhân theo quy định pháp luật là hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, từ đó mới tạo dựng được cơ sở hạnh phúc gia đình bền vững. Hôn nhân ép buộc không có sự tự nguyện của một hoặc hai bên được coi là hôn nhân trái pháp luật và có cơ chế xử lý riêng. Theo Điều 10, Luật hôn nhân gia đình 2014, người có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm những đối tượng sau:
“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, xét thấy trường hợp của chị, người yêu chị có ý muốn ép buộc chị kết hôn, nếu chị thật sự không tự nguyện thì cho dù hôn nhân xảy ra, chị vẫn có quyền hủy đăng ký kết hôn và được luật pháp bảo vệ. Trước hết, chị nên nói chuyện thẳng thắn với người yêu và đề cập cho anh rõ những quy định xử lý hôn nhân ép buộc. Xét thấy anh chị đã có con chung, yếu tố hàng đầu quyết định hạnh phúc của bố mẹ và con cái không nằm ở việc có kết hôn hay không mà nằm ở ý chí và tình cảm.
Nếu không thể thỏa thuận thì chị nên nhờ đến đơn vị pháp lý làm trung gian để tư vấn các điều khoản luật pháp. Nếu đã bị ép ký giấy đăng ký kết hôn mà muốn hủy hôn, chị có thể tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ cụ thể, hoặc nhận hỗ trợ qua số điện thoại tư vấn nhanh của Tổng đài pháp luật chị nhé.
Ép buộc người khác đăng ký kết hôn bị xử lý thế nào?
Câu hỏi của chị Miên (Khánh Hòa): Em và người yêu cũ chia tay hồi tháng 01/2022, em đề nghị chia tay do người đó quá cực đoan, độc hại, luôn bắt ép em phải làm theo ý họ. Tới tháng 03/2022 thì người đó có nhắn tin hẹn gặp em, em không chịu thì anh ta đến trước cửa nhà, nói sẽ cùng em đăng ký kết hôn, nếu em không chịu hắn sẽ bắt em ký tên vào giấy đăng ký kết hôn. Hiện em đang khá lo sợ, xin hỏi luật sư theo luật pháp thì anh ta sẽ bị xử lý thế nào?
>> Hướng dẫn thủ tục tố tụng khi bị đe dọa tới nhân phẩm, tính mạng, liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Trước hết, việc cưỡng ép kết hôn là hành vi chống lại quy định về hôn nhân và gia đình hiện nay. Hôn nhân ép buộc cũng vi phạm triệt để quyền công dân và tự do làm chủ hôn nhân của người trong cuộc. Hành vi tạo lập hôn nhân ép buộc của người yêu cũ của chị hoàn toàn có thể bị tố cáo. Chị tham khảo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vấn đề này như sau:
“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”
Ngoài ra, bên cạnh việc phạt hành chính đối với hôn nhân ép buộc, nếu trường hợp cưỡng ép quá nghiêm trọng có thể bị xử phạt hình sự. Quy định xử phạt hình sự đối với việc cưỡng ép kết hôn được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Luật pháp sinh ra là để bảo vệ quyền lợi của con người, điều chỉnh hành vi của mọi người. Do đó, nếu chị đang nhận thấy bị đe dọa quyền công dân, quyền tự do hôn nhân nghiêm trọng, chị có thể tố cáo với các cơ quan chức năng, khởi kiện hành vi đe dọa tự do, cưỡng ép kết hôn của người yêu cũ. Tội cưỡng ép kết hôn, cố ý thiết lập hôn nhân ép buộc là hành vi bị cấm cản và chắc chắn sẽ bị xử phạt. Nếu chị đang cần sự giúp đỡ pháp lý mà không biết nên làm thế nào, chị có thể liên hệ các luật sư tại Tổng đài pháp luật nhé. Chúng tôi luôn tự hào có đội ngũ giỏi và chuyên nghiệp, sẵn lòng hỗ trợ cho chị bất cứ lúc nào.
Có nên chấm dứt cuộc hôn nhân ép buộc không?
Câu hỏi của chị Hà (Bắc Giang): “Tôi bị sắp đặt kết hôn với chồng hiện tại. Do bị cưỡng ép nên tôi đã ký vào giấy đăng ký kết hôn dù thật lòng tôi không muốn, dẫn đến cuộc sống hôn nhân hiện tại không hạnh phúc và nhiều bất mãn. Dù chồng tôi rất tốt nhưng tôi vẫn thấy bí bách khi sống với anh. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp hôn nhân ép buộc thì có nên chấm dứt không?”
>> Tư vấn pháp luật về phân chia tài sản, con chung khi ly hôn, liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Đối với các trường hợp hôn nhân ép buộc, xảy ra tình huống chung sống không hạnh phúc cũng hông phải hiếm thấy. Xét thấy trường hợp của chị sau khi thực hiện hôn nhân ép buộc không được hạnh phúc, chị hoàn toàn có thể cân nhắc tiến hành hủy hôn. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, quy định về xử lý hôn nhân cưỡng ép như sau:
“2. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật
d.2. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:
– Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
– Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.”
Như vậy, nếu chị cảm thấy hôn nhân ép buộc không đem lại hạnh phúc và muốn hủy kết hôn, pháp luật sẽ đứng ra bảo hộ khi có bằng chứng chị bị cưỡng chế. Chị nên trình bày thẳng thắn với Tòa án để được xem xét. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vợ chồng dù cưỡng ép ly hôn vẫn có thể chung sống hạnh phúc. Vậy trước hết chị nên nói chuyện thẳng thắn với chồng về tình trạng hiện tại chị nhé. Việc hủy hôn hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chị.
Bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về hôn nhân ép buộc. Nếu bạn đang bị cưỡng chế kết hôn, muốn xử lý mà không biết làm thế nào, đừng ngần ngại gọi tới hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn nhé.