Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà hai bên nam, nữ khi kết hôn phải tuân thủ mới được phép kết hôn. Vậy quy định chi tiết của pháp luật về điều kiện kết hôn là gì? Câu hỏi sẽ được Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần được Luật sư có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân gia đình cao giải đáp về vấn đề này.
>> Luật sư tư vấn về điều kiện kết hôn theo quy định mới nhất , gọi ngay 1900.6174
Quy định chung về điều kiện kết hôn
>> Tư vấn những quy định về điều kiện kết hôn nhất định phải nhớ , gọi ngay 1900.6174
Điều kiện kết hôn là điều kiện về mặt pháp lý yêu cầu hai bên nam, nữ phải tuân thủ một số quy định mới được phép kết hôn.
Việc quy định điều kiện kết hôn được kết hợp giữa tri thức của những ngành khoa học với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Vì vậy, đối với mỗi quốc gia, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những quy định về điều kiện kết hôn khác nhau.
Ở Việt Nam, điều kiện kết hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
a) Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở;
c) Các bên nam, nữ không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.”
Khi có yêu cầu đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải đáp ứng đủ các điều kiện trên của Luật Hôn nhân mới được phép kết hôn và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu trường hợp hai bên nam, nữ đã được đăng ký kết hôn nhưng một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn nêu trên thì việc kết hôn đó được coi là trái pháp luật và Tòa án sẽ hủy bỏ việc kết hôn đó khi có yêu cầu.
Mọi thắc mắc liên quan đến quy định về điều kiện kết hôn, nhanh tay gửi câu hỏi về email Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực hôn nhân tư vấn và hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề công dân đang gặp phải.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật còn là nơi hội tụ các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình, nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được trò chuyện và chia sẻ với những chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam.
Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
>> Tư vấn về độ tuổi kết hôn của nam và nữ nhanh chóng nhất , gọi ngay 1900.6174
Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về độ tuổi kết hôn như sau:
“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn”.
Pháp luật quy định điều kiện kết hôn nêu trên là độ tuổi tối thiểu đối với nam giới và nữ giới được phép kết hôn mà không quy định độ tuổi tối đa.
Quy định này xuất phát từ cơ sở khoa học, các nhà nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng phải đạt đến độ tuổi tối thiểu này cả nam và nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý để thực hiện kết hôn. Bởi vậy, cặp vợ chồng mới có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh về cơ thể và trí tuệ. Đồng thời, vợ chồng cũng đủ trưởng thành để thực hiện nghĩa vụ làm chồng, làm vợ, làm cha và làm mẹ, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững.
Ngoài ra, quy định về điều kiện kết hôn còn dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội, các phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật trên mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau.
Quy định về độ tuổi kết hôn của nữ giới tại Luật Hôn nhân còn thể hiện sự thống nhất và đồng bộ với các quy định trong hệ thống pháp luật. Điều này được làm rõ trong Bộ luật dân sự 2015 đó là người có năng lực hành vi dân sự phải là người đủ 18 tuổi.
Về cách tính tuổi:
Theo quy định về độ tuổi kết hôn của pháp luật hiện hành, tuổi kết hôn được tính dựa trên cách tính tuổi tròn. Tức là, pháp luật chỉ coi là đủ tuổi kết hôn khi nam giới tròn 20 tuổi và nữ giới tròn 18 tuổi.
Ví dụ: Nam sinh ngày 03/06/1999 thì đến ngày 03/06/2019 được coi là đủ tuổi kết hôn. Như vậy từ sau ngày 03/06/2019 trở đi họ mới được phép đăng ký kết hôn.
Thực tế, vẫn còn tồn tại những trường hợp hai bên nam, nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định. Trường hợp này được gọi là tảo hôn. Tảo hôn là khi nam, nữ kết hôn trước độ tuổi pháp luật quy định và cả những trường hợp chung sống như vợ chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn.
Hành vi tảo hôn được xác định là một trong các hành vi pháp luật nghiêm cấm theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015. Vì vậy, nếu kết hôn trước độ tuổi quy định sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp luật.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư về điều kiện kết hôn chưa được rõ ràng, cụ thể, hãy liên hệ ngay Tổng đài tư vấn hôn nhân và gia đình qua đường dây nóng 1900.6174, đội ngũ Luật sư luôn sẵn sàng, giải đáp tất cả thắc mắc của công dân về lĩnh vực này.
Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ
> Xem thêm: Hôn nhân ép buộc là gì và bị xử lý như thế nào theo quy định năm 2022
Điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định:
“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.”
Tự nguyện trong kết hôn được thể hiện bằng ý chí chủ quan của hai bên khi kết hôn. Tức là hai bên nam, nữ tìm hiểu và yêu thương nhau rồi tự đi đến quyết định xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững. Quyết định tự nguyện này sẽ không bị tác động của mệt bên hoặc bên thứ ba.
Bên cạnh đó, tự nguyện trong kết hôn còn được thể hiện dựa trên những yếu tố khách quan. Đó là hai bên kết hôn phải bày tỏ được mong muốn kết hôn với nhau trước cơ quan thẩm quyền thông qua những hành vi khi đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, theo quy định của pháp luật thì hai bên nam, nữ phải có mặt khi đăng ký kết hôn.
Có thể khẳng định rằng, quyền đăng ký kết hôn gắn liền với quyền nhân thân của mỗi con người. Vì vậy mà việc kết hôn là do hai bên kết hôn tự nguyện quyết định. Tự nguyện quyết định trong kết hôn chính là đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên nam, nữ, là căn cứ để xây dựng một gia đình hạnh phúc bền vững. Cũng chính vì vậy, pháp luật không quy định về việc đại diện thay thế khi đăng ký kết hôn đồng thời nghiêm cấm chặt chẽ các hành vi cưỡng ép, cản trở và lừa dối khiến cho việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện của người kết hôn.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về quy định điều kiện kết hôn dựa trên sự tự nguyện của công dân khi kết hôn. Nếu bạn có thắc mắc nào trong vấn đề này, hãy gọi điện ngay đến tổng đài tư vấn hôn nhân trực tuyến 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự
>> Bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự có được kết hôn hay không – Tư vấn qua email nhanh chóng
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc hai bên nam, nữ khi kết hôn không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật cũng quy định về việc khi một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến cho người đó không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì theo quy định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, nếu có yêu cầu đăng ký kết hôn mà một bên bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì người đó không đủ điều kiện kết hôn.
Có thể thấy, quy định này có sự liên kết logic với quy định về việc tự nguyện kết hôn. Bởi người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không thể tự nguyện bày tỏ mong muốn kết hôn với cơ quan thẩm quyền. Qua việc chuyển hóa từ một quy định cấm sang một yêu cầu đối với các bên kia khi kết hôn thể hiện rõ nét tính nhân văn trong điều kiện kết hôn của pháp luật.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi nhưng không có yêu cầu của Tòa án tuyên bố về việc người đó mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, họ vẫn đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng việc kết hôn đó không đảm bảo lợi ích của hai bên khi kết hôn cũng như ảnh hưởng không ít đến gia đình và xã hội. Chính vì vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục, tôn trọng sự tự nguyện kết hôn của mỗi cá nhân để công dân tự giác có thể tự giác thực hiện.
Mọi thắc mắc của công dân về điều kiện kết hôn với trường hợp bị Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự vui lòng gửi câu hỏi về hòm thư điện tử của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn từ đội ngũ Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực hôn nhân.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là nơi hội tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn tình yêu trong quan hệ hôn nhân dành cho những cặp vợ chồng chưa kết hôn, mới kết hôn hoặc mới sinh con. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được chia sẻ và lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm!
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng tính
>> Giải đáp nhanh chóng Việt Nam có công nhận hôn nhân đồng tính không , gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn như sau:
“Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, việc kết hôn là việc xác lập mối quan hệ vợ chồng giữa hai người khác giới tính, tức là hôn nhân phải có sự kết hợp giữa nam và nữ. Có thể thấy, đây là quy luật tất yếu về tự nhiên mà công dân cần phải tôn trọng. Bên cạnh đó, dựa vào tình trạng và điều kiện thực tế ở Việt Nam thì quy định này rất cần thiết và phù hợp với mục đích nhằm ổn định mối quan hệ vợ chồng.
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện tình trạng những người cùng giới tính sống chung với nhau. Nhà nước không nghiêm cấm hai người cùng giới tính sống chung với nhau nhưng cũng không thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Vì vậy, hai người cùng giới tính sống chung với nhau không được coi là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, rất nhiều công dân hiện đặt rau câu nếu trường hợp người đang có vợ, chồng nhưng lại chung sống với người cùng giới tính thì có được coi là vi phạm quyền và nghĩa vụ làm vợ, làm chồng trong cuộc sống hôn nhân hay không? Đây là câu hỏi mà pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ về vấn đề này. Tuy nhiên thì pháp luật nên có quy định cụ thể để đảm bảo lợi ích và góp phần xây dựng gia đình văn hóa, bền vững.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính. Đây là một vấn đề khá phức tạp, để tìm hiểu rõ hơn hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn chi tiết.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
>> Xem thêm: Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định mới nhất của Luật Hôn nhân
Pháp luật quy định các trường hợp cấm kết hôn với mục đích bảo vệ hôn nhân tự nguyện, giữ gìn phong tục của người Việt trong cuộc sống hôn nhân và gia đình đồng thời giữ gìn và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc cấm kết hôn trong những trường hợp sau:
Kết hôn giả tạo
Kết hôn giả tạo là hình thức nam, nữ kết hôn dựa trên một thỏa thuận hoặc một hợp đồng nào đó để đạt được mục đích như: Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam hay hưởng ưu đãi từ Nhà nước. Hình thức này có thể nhằm mục đích khác mà không phải là xây dựng gia đình.
Dựa trên nguyên tắc, hình thức kết hôn giả tạo vẫn đảm bảo hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nó sẽ không hình thành mục đích xây dựng gia đình một cách tốt đẹp.
Tảo hôn
Tảo hôn được hiểu là việc nam, nữ kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Cụ thể, điều kiện không được phép kết hôn theo quy định là khi nam chưa đủ 20 tuổi và nữ dưới 18 tuổi.
Cưỡng ép kết hôn
Cưỡng ép kết hôn là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn nào đó làm cho người bị cưỡng ép hoàn toàn không có sự lựa chọn, buộc phải thực hiện việc kết hôn với người mà họ không mong muốn.
Lừa dối kết hôn
Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên với mục đích làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng, nội dung trong mối quan hệ đó dẫn tới việc đồng ý kết hôn.
Cản trở kết hôn
Cản trở kết hôn là hành vi ngược đãi, yêu sách của của, đe dọa về mặt tinh thần nhằm mục đích ngăn cản việc kết hôn giữa những chủ thể đã đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Kết hôn giữa những người có quan hệ thân thích
Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Theo điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình, cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng:
– Giữa những người cùng dòng máu trực hệ
– Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời
– Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng,…
Trong đó:
– Những người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau
– Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra bao gồm:
Cha, mẹ là đời thứ nhất
Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai
Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba
Trên đây là những trường hợp cấm kết hôn mới nhất hiện nay theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
Như vậy, căn cứ vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thực hiện xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định này tương ứng với từng hành vi cụ thể.
Mọi thắc mắc về điều kiện kết hôn hoặc những trường hợp cấm hết hôn của pháp luật, nhanh tay gửi câu hỏi về hòm thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn hôn nhân qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận tư vấn nhanh chóng nhất.
Hủy việc kết hôn trong trường hợp không đáp ứng điều kiện kết hôn
> Tư vấn người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật , gọi ngay 1900.6174
Việc kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc xác lập quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân
Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật
– Bên bị cưỡng ép kết hôn, lừa dối sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái với quy định của pháp luật
– Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, vi phạm điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân:
Vợ, chồng, cha, mẹ, con của hai bên kết hôn;
Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ
– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn vi phạm quy định của pháp luật
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Việc hủy kết hôn trái pháp luật thì hai bên nam, nữ sẽ chấm dứt quan hệ hôn nhân
Quyền lợi của con cái (nếu có) sẽ được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn
Tài sản (nếu có) sẽ được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó, còn tài sản chung thì được chia theo thỏa thuận của hai bên, nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết được tính đến công sức và đóng góp của mỗi bên, đặc biệt ưu tiên quyền lợi có căn cứ của người mẹ và con.
Hy vọng với thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp công dân nắm rõ các quy định kết hôn của pháp luật tránh trường hợp chưa am hiểu điều kiện kết hôn dẫn đến hành vi vi phạm Luật hôn nhân của pháp luật Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc nào cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp, nhanh tay liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn cụ thể hơn về điều kiện kết hôn.
Trân trọng!