Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn sẽ thuộc về ai? Cha mẹ luôn muốn mình được trao quyền nuôi con mà chưa biết phải làm cách nào để có thể giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều này. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí từ luật sư chuyên môn
Tư vấn giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn – Gọi ngay 1900.6174
Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn?
Chị Thoa (Hà Tĩnh) có câu hỏi về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn:
Tôi và chồng kết hôn từ năm 2009, đến nay đã được 13 năm. 5 năm trở lại đây, chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, chồng tôi có đi ngoại tình bên ngoài, cảm thấy không thể tiếp tục chung sống với nhau nên tôi đã quyết định ly hôn. Tôi có một người con gái đã 8 tuổi. Tôi có công ăn việc làm đầy đủ, mức thu nhập ổn. Vậy, xin hỏi luật sư tôi có thể giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn không?
>> Tư vấn quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn Thoa!
Khi mâu thuẫn của hai vợ chồng bạn không thể giải quyết và quyết định nộp đơn lên tòa án để ly hôn. Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho hai bạn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Nếu hai bạn không thể hòa giải với nhau và đi đến quyết định chấm dứt hôn nhân của mình, sẽ có hai trường hợp quy định về ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
– Trường hợp 1: Thuận tình ly hôn được quy định tại điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Thuận tình ly hôn được hiểu là vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản cũng như chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con.
– Trường hợp 2: Ly hôn theo yêu cầu từ một phía (hay còn gọi là “đơn phương ly hôn”) quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Trong trường hợp bạn ly hôn đơn phương, giữa bạn và chồng có tranh chấp về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn thì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sẽ được giải quyết theo từng độ tuổi của con như sau:
Điều 81 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
– Cha mẹ sau khi ly hôn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Mẹ sẽ được giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, bạn sẽ được trao quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn khi bạn thỏa thuận được với chồng về quyền nuôi con. Trong trường hợp bạn và chồng tranh chấp giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con bạn và đồng thời căn cứ vào việc ai có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định trao quyền nuôi con. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, hãy gọi đến số hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ trực tiếp.
>> Xem thêm: Đơn xin ly hôn viết thế nào? Tải mẫu đơn xin ly hôn mới nhất 2022
Hình thức thể hiện nguyện vọng của con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn?
Câu hỏi của bạn Ngọc Lan (Hà Nội):
Thưa luật sư, vợ chồng tôi ly hôn và con tôi đã 12 tuổi có nguyện vọng muốn sống cùng mẹ. Theo như tôi tìm hiểu, con tôi hoàn toàn có quyền đề xuất nguyện vọng và tòa án cũng sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con để giao quyền nuôi con cho vợ hoặc. Vậy, xin hỏi Luật sư tòa sẽ lấy ý kiến của con tôi mấy lần và theo hình thức như nào ạ?
>> Tư vấn về hình thức lấy ý kiến của con trên 7 tuổi khi bố mẹ ly hôn gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến, Luật sư xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Khoản 3 điều 208 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:
“Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.”
Khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”
Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ghi nhận việc xem xét nguyện vọng của con để đưa ra quyết định về việc trao quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về hình thức để các con có thể thể hiện nguyện vọng của mình. Trên thực tế, thông thường Tòa án sẽ sử dụng hai hình thức lấy ý kiến của con là lấy ý kiến trực tiếp hoặc thông qua bản tự khai của con. Mỗi hình thức lấy ý kiến của con đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhưng sẽ luôn đảm bảo các nguyên tắc thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức… của các con.
Như vậy, Tòa án sẽ chỉ lấy ý kiến của con bạn một lần trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn. Để thể hiện nguyện vọng muốn sống cùng mẹ khi cha mẹ ly hôn của con bạn sẽ tùy vào hình thức thực hiện của từng Tòa án. Nếu tòa án nơi bạn nộp đơn ly hôn không thực hiện lấy ý kiến trực tiếp, con của bạn có thể làm bản tự khai và xin xác nhận từ UBND cấp xã nơi người con đang sinh sống rồi nộp cho Tòa án để thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, hãy gọi đến số 1900.6174 để được luật sư chuyên môn trực tiếp giải đáp.
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì? Trình tự ra sao?
Con không đồng ý về ở thì có giành được quyền nuôi con không?
Chị Hường (Bắc Ninh) có câu hỏi:
Thưa luật sư, vợ chồng tôi ly hôn, con gái tôi đã 9 tuổi có nguyện vọng sẽ được ở với bố. Tuy nhiên, tôi lại muốn tôi sẽ là người được nuôi cháu. Vậy tôi xin hỏi, khi ly hôn đơn phương nguyện vọng của con là ở với bố thì mẹ có thể giành quyền nuôi con trên 7 tuổi không? Nếu có không biết tôi có cần đáp ứng điều kiện gì để được nuôi con không?
>> Giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Về câu hỏi của bạn, luật sư xin trả lời như sau:
Khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”
Trong trường hợp cha mẹ tranh chấp về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, không phải quyết định trao quyền nuôi con trên 7 tuổi phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của con mà Tòa án sẽ còn căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Cha mẹ muốn giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn cần có đầy đủ căn cứ để chứng minh về khả năng nuôi con, các yếu tố về vật chất và tinh thần để có thể cho con môi trường và điều kiện sống tốt nhất, chứng minh yêu cầu tòa án giao quyền nuôi con cho mình là hợp lý.
– Các yếu tố về vật chất có thể gồm: mức thu nhập cá nhân hàng tháng, điều kiện về chỗ ở ổn định, tài sản riêng hiện đang có, tất cả các khoản có thể thu được… mà dành để nuôi con.
– Các yếu tố về tinh thần có thể là: thời gian dành cho con (chơi với con, dạy dỗ, giáo dục, chăm sóc con…), trình độ học vấn của bản thân, về mặt sức khỏe và thể chất đủ khả năng để chăm sóc con…
Bên cạnh việc đưa ra những minh chứng mình có đủ khả năng và điều kiện để nuôi con, bạn có thể đưa ra những bất lợi của đối phương khi nuôi dưỡng con (đối phương không đủ điều kiện về kinh tế, không có sức khỏe để chăm sóc con, không có thời gian để chơi đùa cũng như dạy dỗ và giáo dục con…)
Như vậy, với những phân tích trên, bạn hoàn toàn có thể giành được quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn nếu bạn chứng minh được bạn có đủ điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để nuôi con hơn là chồng bạn dù nguyện vọng của con là muốn ở với bố. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về quyền nuôi con trên 7 tuổi, hãy gọi đến số 1900.6174 để được luật sư trực tiếp giải đáp.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Thay đổi người trực tiếp nuôi con trên 7 tuổi sau khi ly hôn
Câu hỏi của chị Hạnh (Cà Mau):
Thưa luật sư, tôi và chồng đã ly hôn được 2 năm, chúng tôi có một con chung năm nay đã 10 tuổi và hiện tại đang ở với bố do khi ly hôn tòa án đã giao quyền nuôi con cho bố cháu. Bây giờ, bố cháu sức khỏe kém đi, khả năng lao động giảm, tôi muốn giành lại quyền nuôi cháu có được hay không?
>> Tư vấn thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn! Về câu hỏi mà bạn gửi đến, luật sư xin được phép trả lời như sau:
Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ, cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết căn cứ theo các điều kiện sau:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi dưỡng con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, chồng cũ của bạn đang là người trực tiếp nuôi dưỡng con và đã bị suy giảm về sức khỏe và khả năng lao động, không còn khả năng chăm sóc con, bạn có thể nộp yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con lên Tòa án. Vì con bạn đã trên 7 tuổi nên Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con bạn để đưa ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con và đưa ra quyết định giao quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn cho bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì về quyền nuôi con trên 7 tuổi, hãy gọi đến số 1900.6174 để được luật sư trực tiếp giải đáp.
Một số câu hỏi khác liên quan đến quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn
Quyền nuôi con đối với từng độ tuổi của con
Chị Ngọc Mai (Sơn Tây) có câu hỏi:
Thưa luật sư, vợ chồng tôi chuẩn bị ra tòa ly hôn, tôi có hai người con, một cháu 15 tháng tuổi và một cháu đã 10 tuổi. Do chồng tôi mải mê cờ bạc không lo làm ăn, chúng tôi có cãi nhau nhiều nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật nấy. Của cải trong nhà cũng dần dần bán đi trả nợ. Tôi không thể chịu đựng được nữa nên muốn ly hôn. Mà toi không thể giao các con tôi cho 1 ông bố suốt ngày cờ bạc như vậy được. Không biết tôi có thể giành quyền nuôi cả hai cháu không ạ?
>> Tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn, liên hệ tổng đài 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho luật sư, xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ theo điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì tòa án sẽ có quyết định khác.
Như vậy, trong trường hợp khi bạn và chồng ly hôn, bạn chắc chắn sẽ được trao quyền trực tiếp nuôi bé 15 tháng tuổi, còn quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn đối với bé thứ hai đã 10 tuổi, tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu cùng với căn cứ về điều kiện của bạn để quyết định bạn có giành được quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn không. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, hãy gọi đến số 1900.6174 để được luật sư trực tiếp giải đáp.
Chị Hà (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và chồng đang tiến hành làm thủ tục ly hôn và chúng tôi có hai con chung một cháu 8 tuổi và một cháu đã 12 tuổi. Tôi muốn sẽ giành được quyền nuôi cả hai con khi ly hôn. Vậy xin hỏi luật sư, tôi có thể được nuôi cả hai cháu hay không?
Trả lời:
Chào bạn! Về câu hỏi của bạn, luật sư xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, vì cả hai con của chị đã trên 7 tuổi nên khi chị và chồng ly hôn, mà chị chứng minh được mình có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để nuôi dưỡng hai con và cả hai con đều có nguyện vọng được sống cùng mẹ thì chị sẽ được tòa án trao quyền nuôi cả hai con trên 7 tuổi khi ly hôn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì về quyền nuôi con trên 7 tuổi, hãy gọi đến số 1900.6174 để được luật sư trực tiếp giải đáp.
Tiền cấp dưỡng khi ly hôn bao gồm những khoản nào?
Câu hỏi của chị Hương (Nghệ An):
Chào luật sư, cho phép tôi được hỏi vấn đề như sau: Tôi và chồng đã ly hôn, tôi được tòa án trao quyền nuôi con khi ly hôn khi con tôi năm nay 8 tuổi và theo quyết định của tòa thì chồng tôi có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Vậy, không biết chồng tôi sẽ phải cấp dưỡng cho con với mức như nào và có những khoản cấp dưỡng nào?
>> Cấp dưỡng cho con trên 7 tuổi khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Cảm bạn đã gửi câu hỏi đến, luật sư xin trả lời như sau:
Căn cứ theo điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Và điều 116 quy định về mức cấp dưỡng cho con như sau:
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, mức cấp dưỡng của chồng bạn cho con sẽ do vợ chồng bạn thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của chồng bạn và nhu cầu thiết yếu của con bạn. Nếu như bạn và chồng không thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng và những khoản cấp dưỡng cho con thì hai bạn có thể nhờ tòa án giải quyết. Để giải quyết nhanh chóng, tránh mất thời gian và chi phí cũng như tránh ảnh hưởng đến con, bạn và chồng nên thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng và các khoản cấp dưỡng cho con. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, hãy gọi đến số 1900.6174 để được luật sư trực tiếp giải đáp.
Một số lưu ý về nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn
Chị Thao (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi và chồng đã ly hôn được 3 năm, khi chúng tôi ly hôn con tôi đã được 8 tuổi và tòa án đã ra quyết định trao quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn cho tôi cùng với yêu cầu hàng tháng bố cháu có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho cháu. Vào năm 2020, chồng cũ của tôi đã lấy vợ mới và không tiếp tục cấp dưỡng cho con với lý do thu nhập của anh ta không đủ để chi tiêu trong gia đình mới nên không thể tiếp tục cấp dưỡng cho con, mặc dù mức thu nhập của anh lên đến hơn 20 triệu một tháng. Vậy xin hỏi luật sư, việc dừng cấp dưỡng cho cháu như vậy có hợp pháp không ạ?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn gửi đến, luật sư xin trả lời như sau:
Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn như sau:
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Các trường hợp khác được pháp luật quy định.
Như vậy, việc chồng bạn chấm dứt cấp dưỡng cho con là không hợp pháp, không thuộc những trường hợp được phép chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu chồng cũ của bạn có lý do chính đáng thì có thể thỏa thuận thay đổi mức cấp dưỡng. Nếu hai bạn không thể thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Trên đây, là những quy định pháp luật hiện hành về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, căn cứ giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn cùng với nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Các bạn có thể tham khảo những quy định pháp luật và giải đáp của luật sư để hiểu thêm các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, cũng như đảm bảo được quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình khi ly hôn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn, hãy gọi đến tổng đài 1900.6174 để nhận được sự tư ván trực tuyến miến phí từ luật sư chuyên môn. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp hoặc cần văn bản tư vấn, bạn có thể gửi câu hỏi tới tổng đài qua địa chỉ email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư. Rất mong nhận được sự hợp tác từ bạn!
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174