Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn mới nhất được quy định thế nào?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền thăm nuôi con như sau: “ Người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ thăm nuôi con sau khi ly hôn mà không bị ai gây cản trở”. Về cơ bản thì quyền thăm con sau ly hôn là không hạn chế.

Vậy hãy cùng Tồng Đài Pháp Luật tìm hiểu cụ thể hơn về việc pháp luật quy định về quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn ngay trong bài viết dưới đây nhé! Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hay băn khoăn nào liên quan, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn. 

>>> Thủ tục xác nhận quyền thăm nuôi con sau hôn nhân nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

nhung-quy-dinh-ve-quyen-tham-nuoi-con-sau-khi-ly-hon

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn?

 

Chị Kim Yến ( Hà Nội) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi tên là Bùi Kim Yến, 31 tuổi, đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Năm 2019 tôi ly hôn với chồng, chúng tôi có một con chung là một cháu trai 9 tuổi. Cháu có nguyện vọng muốn ở với bố. Khi ly hôn theo quyết định của Tòa án thì cháu về ở cùng bố. Tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng 5 triệu/ tháng và có quyền thăm nuôi con.

Năm 2021 chồng cũ tôi có đi bước nữa và con tôi thường xuyên bị ốm. Những lần con tôi ốm chồng cũ tôi đều gọi tôi đến chăm mặc dù con chỉ bị ốm, sốt nhẹ. Nhưng do tính chất công việc của tôi thường xuyên phải đi công tác xa nên tôi không thể có mặt ngay được. Mẹ chồng cũ và chồng cũ cho rằng tôi không có nghĩa vụ chăm sóc con, không hoàn thành trách nhiệm với con nên nhiều lần đã cấm cản không cho tôi đến thăm nuôi con.

Những ngày lễ, tết, giỗ…. tôi có gọi điện báo trước để xin đón con về chơi cùng vài hôm. Nhưng khi đến đón con thì nhà khóa cửa, gọi điện cũng không ai nghe máy. Có lần thì tôi đến đón con, con có ra gặp nhưng không dám đi cùng với tôi, tôi hỏi lý do tại sao thì con không nói. Tôi có hỏi chồng cũ tôi thì anh ấy bảo do con tôi không muốn đi chứ không phải anh cùng mọi người cấm cản.

Luật sư cho tôi hỏi, cách cư xử của gia đình chồng cũ tôi như vậy có đúng không? Mong luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc này, tôi có bị hạn chế quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn vì tính chất công việc của mình hay không? Xin cảm ơn luật sư!

 

Xem thêm: Những quy định về quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn

 

>> Tư vấn luật hôn nhân gia đình, liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Bùi Kim Yến (Hà Nội), cảm ơn chị đã tin tưởng Tổng đài Pháp Luật và đặt câu hỏi! Chúng tôi sẽ giúp chị giải đáp thắc mắc này!

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 81, Điều 82, Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái sau khi ly hôn như sau:

“Điều 81. Về Việc chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn sẽ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để có thể tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan đến vấn đề này.”

Hay quy định tại Điều 82 về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng.

2. Cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người mà không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con mà lạm dụng việc thăm nom để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; và yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.”

Do đó, quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn sẽ được thực hiện theo các quy định pháp luật đã được trích dẫn ở trên. Và bạn vẫn có quyền thăm nuôi con của mình mà không ai có quyền gây cản trở.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Người cha sẽ có quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

 

Anh Thành Tâm ( Đắk Nông) có câu hỏi:

Tôi năm nay 35 tuổi, kết hôn với vợ tôi đến nay đã được 7 năm và có con chung là một bé gái 5 tuổi. Hiện tôi và vợ đã ly hôn năm ngoái. Khi chúng tôi ly hôn thì tòa án phán quyết con tôi do vợ cũ tôi nuôi còn tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng 3 triệu / 1 tháng. Bên cạnh đó, tôi có quyền thăm nuôi con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, tôi đang có một số thắc mắc như sau:

Về thời gian thăm nuôi con: Tôi rất muốn được đón cháu vào cuối tuần nhưng hiện tại vợ tôi đang rất khắt khe về vấn đề này. Tôi chỉ được đón cháu vào lúc 15 đến 17h30 chiều ngày thứ bảy hàng tuần.

Chủ nhật thì vợ cũ tôi không cho đón con với lý do cháu phải học vẽ, học thêm tiếng anh, v.v… Cháu nhà tôi năm nay 5 tuổi. Mong luật sư tư hãy vấn giúp tôi về quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn của người bố được quy định như thế nào và sẽ được quyền đón con bao lâu? Nếu như bị làm khó như trường hợp của tôi thì pháp luật có quy định hay hỗ trợ gì không, hay như tòa sẽ nhắc nhở vợ cũ tôi chẳng hạn? Sau khi ly hôn thì có giấy chứng nhận đã ly hôn không ạ? Tôi cảm ơn.

 

>>Xem thêm: Giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

 

>> Tư vấn Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn của người cha, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Thành Tâm ( Đắk Nông) cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của mình như sau:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đang hiện hành thì quy định về trường hợp của anh như sau:

Sau khi ly hôn thì cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Chính vì vậy, tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 đang được áp dụng có quy định về Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con sau khi đã ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng.

2. Cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người mà không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được gây cản trở.”

Chính vì vậy mà cha, mẹ không trực tiếp nuôi con nếu lạm dụng việc thăm nom để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Từ đó ta thấy, ngay sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được gây cản trở. Do đó, Bạn chỉ bị hạn chế khi mình đã lạm dụng việc thăm nom để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Khi bạn muốn đón con vào cuối tuần nhưng hiện tại bạn đang bị giới hạn rất khắt khe bởi vợ cũ. Bạn chỉ được đón cháu vào lúc 15 đến 17h30 chiều ngày thứ 7. Còn Chủ nhật thì vợ bạn không cho đón với lý do cháu phải học vẽ, học thêm tiếng anh, v.v… Về Việc làm trên của vợ bạn đã không phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu còn bất ký băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề về quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174.

 

quyen-tham-nuoi-con-sau-khi-ly-hon-1

Có được hạn chế quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn của vợ hay không?

 

Anh Quang Minh ( Hà Tĩnh ) có câu hỏi như sau:

Chào luật sư, tôi và vợ cũ tôi lấy nhau hơn mười năm nay và chúng tôi đã có một đứa con chung 10 tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi đã ly hôn gần đây vào năm 2022 nhưng trước đó đã ly thân từ năm 2019. Vợ tôi cũ là người làm đơn xin ly hôn, và ra xin ly hôn đơn phương với tôi. Vợ tôi bảo tôi vẫn tiếp tục nuôi con. Khi nào vợ cũ tôi có điều kiện thì sẽ về đón con về, toà cũng đã quyết định như lời vợ cũ tôi đề nghị.

Sau khi ly hôn được hai tháng thì vợ cũ tôi đi lấy chồng mới. Thời gian đầu, vợ cũ tôi cũng hạnh phúc bên chồng mới nên không quan tâm đến con. Sau vài tháng họ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã thì vợ cũ tôi bảo nhớ con muốn cuối tuần sẽ đón về ngoại chơi. Tôi cũng đồng ý và cứ cuối tuần cho hai mẹ con gặp nhau.

Nhưng khi thấy cháu đi chơi về kể: “Con không muốn lên với mẹ nữa vì mẹ lại hay đi chơi với bác này bác kia. Mẹ hay ra ngoài,còn bảo con ở nhà chơi với ông. Có những hôm mẹ và bác ấy chở con về với bố, nhưng con không thích đi cùng với bác ấy đâu.” Nghe con nói vậy tôi nhắn tin cho vợ cũ tôi để hỏi. Tôi không muốn vợ cũ tôi đón con về nữa, khi muốn thăm con thì cứ đến nhà tôi.

Vậy tôi muốn hỏi luật sư là tôi làm vậy có sai hay không? Trong Luật hôn nhân gia đình hiện hành đang quy định về vấn đề quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn như thế nào? Chân thành cảm ơn và mong muốn có câu trả lời sớm từ luật sư.

 

>> Tư vấn Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn của người mẹ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Quang Minh ( Hà Tĩnh) đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Chúng tôi sẽ giúp anh giải đáp thắc mắc của mình như sau:

Sau khi ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa hai người đã chấm dứt, tuy nhiên quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng được tôn trọng, có cơ hội để thực hiện đúng nghĩa vụ, vai trò của mình trong mối quan hệ hôn nhân này.

Đầu tiên, quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn

Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về quyền thăm con sau ly hôn như sau:

Điều 81. Việc chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn sẽ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng để lao động và không có tài sản để tự có thể nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có quy định liên quan.

2. Vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu như con đã từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.

3. Con nếu dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp nếu người mẹ không đủ điều kiện để tiếp tục trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác để phù hợp với lợi ích của con.”

Do đó, theo quy định của pháp luât, về bản án, hay quyết định ly hôn chỉ có ý nghĩa chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng, còn về quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn vẫn phải đảm bảo được thực hiện. Khi vợ chồng anh Minh ly hôn, vợ anh không là người trực tiếp nuôi con, nhưng vẫn sẽ có quyền được thăm nuôi con. Đây cũng là quyền, nghĩa vụ của vợ anh.

Tiếp theo, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ khi trực tiếp nuôi con và khi không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Theo quy định tại Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định như sau:

+ Sau khi đã ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai có quyền được cản trở. Nhưng không được lạm dụng việc thăm nom để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con của người trực tiếp nuôi con.

+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con sẽ có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con để thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, đồng thời cùng với các thành viên trong gia đình không được gây cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Chính vì vậy, vợ anh sẽ có quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn. Về việc vợ anh sau khi ly hôn đã lấy chồng, không quan tâm gì đến con đó là lỗi của vợ anh khi đã không làm tròn trách nhiệm của người mẹ. Nếu như anh không muốn vợ anh đón con về thì anh có quyền yêu cầu mẹ cháu tới nhà anh để thăm con khi muốn.

Về vấn đề này, vợ chồng anh có thể tự thỏa thuận, thương lượng với nhau. Nhưng nếu không thể thỏa thuận được thì người không trực tiếp nuôi con có thể làm đơn để yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết về vấn đề này cho mình.

Quy định của pháp luật về thời gian thăm nuôi con khi ly hôn

 

Chị Thanh Ngân ( Bắc Ninh ) có câu hỏi:

Chào luật sư, Hiện tôi và vợ đã ly hôn được 2 năm tôi đang có một số thắc Về thời gian thăm con như sau: tôi rất muốn đón cháu vào ngày cuối tuần nhưng hiện tại đang bị giới hạn bởi vợ cũ của tôi. Tôi chỉ được đón cháu vào lúc 8h đến 14h30 chiều ngày chủ nhật hàng tuần.

Còn lại thì vợ cũ tôi không cho đón với lý do cháu phải đi học, đi sinh hoạt câu lạc bộ…., v.v… Cháu nhà tôi năm nay 7 tuổi rưỡi. Mong luật sư tư vấn giúp tôi về thời gian đón con của người bố theo quy định của pháp luật về quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn như được quyền đón con bao lâu? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>>Xem thêm: Tư vấn những trường hợp vợ chồng nên ly hôn

 

>> Quy định về thời gian thăm nuôi con khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời câu hỏi của chị Thanh Ngân ( Bắc Ninh):

Cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi, Tổng đài pháp luật sẽ giúp mình trả lời câu hỏi như sau:
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đang hiện hành đã quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi đã ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để có thể tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật có quy định khác có liên quan.

2. Vợ, chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu như con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Sau khi đã ly hôn, cha mẹ vẫn sẽ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Vì vậy, quy định tại

Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi đã ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai có quyền được ai được cản trở.”

Người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn mà không ai được cản trở. Do đó, bạn chỉ bị hạn chế việc thăm nuôi con khi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Nếu bạn muốn đón cháu vào cuối tuần nhưng hiện tại bạn đang bị giới hạn rất khắt khe bởi vợ cũ của bạn không muốn bạn đón con. Bạn chỉ được đón cháu vào lúc 8h đến 14h30 chiều ngày chủ nhật vì các lý do để không muốn bạn đón con hay không muốn bạn thăm nom con. Trong trường hợp này của vợ bạn thì đã vi phạm và không phù hợp với quy định của pháp luật đang hiện hành.

Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn là một trong những vấn đề rất quan trọng mà Tòa án cùng tất cả các bậc làm cha, làm mẹ cần lưu tâm. Bên cạnh việc xác định người trực tiếp nuôi con là ai và xác định các vấn đề liên quan đến việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Bởi vì, sau khi đã ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ của cha, mẹ với con vẫn còn tồn tại. Vì vậy, cha, mẹ vẫn phải có trách nhiệm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con để quyền lợi của con được bảo đảm tốt nhất.

 

quyen-tham-nuoi-con-sau-khi-ly-hon-2

 

Như vậy, những tư vấn trên là một số thông tin cơ bản, để giải đáp những vấn đề có liên quan tới câu hỏi về vấn đề quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn. Nếu như các bạn có thắc mắc và chưa hiểu thì vui lòng liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn cụ thể.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174