Bố mẹ ly hôn con phải làm sao, giành quyền nuôi con như thế nào?

Trong hôn nhân, khi xảy ra quá nhiều mâu thuẫn, không thể hàn gắn lại được thì ly hôn là lựa chọn cuối cùng của các cặp vợ chồng để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của mình. Đó là giải pháp để cả hai vợ chồng được giải phóng khỏi mối quan hệ không còn êm ấm, hạnh phúc, thế nhưng, bố mẹ ly hôn con phải làm sao?

Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề con cái nên làm gì khi bố mẹ ly hôn sẽ được tổng hợp trong bài viết này. Hoặc gọi tới tổng đài 1900.6174 để được chuyên gia tư vấn tâm lý tư vấn rõ ràng nhé!

Bố mẹ ly hôn con phải làm sao?

Bố mẹ ly hôn con phải làm sao? Con ở với ai? 

Câu hỏi của chị Hồng Hạ (Hà Nội): “Thưa luật sư, tôi với chồng tôi sắp ly hôn và chúng tôi có chung một con gái 5 tuổi. Sau khi ly hôn, chồng tôi sẽ kết hôn với người phụ nữ khác. Chồng tôi muốn giành quyền nuôi con, nhưng tôi khá lo lắng vì chồng tôi là một người nghiện rượu, ham cờ bạc, tôi sợ con tôi không có môi trường giáo dục tốt và bên cạnh đó là chuyện mẹ kế con chồng. Luật sư cho tôi hỏi làm cách nào để tôi có thể nhận quyền nuôi con được ạ?”

>>> Giành quyền nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 19006174

Tổng Đài Pháp Luật xin trả lời câu hỏi của chị Hồng Hạ:

Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vì con gái của chị là 5 tuổi, con thuộc khoảng từ 36 tháng đến 7 tuổi thì quyền nuôi con sẽ do tòa án quyết định dựa trên quyết định của tòa án dựa vào lợi ích mọi mặt của con.

Nếu chị muốn giành quyền nuôi con theo Luật ly hôn, thì chị phải chứng minh được khả năng mang lại cho con cuộc sống tốt hơn về mọi mặt gồm kinh tế, tinh thần, giáo dục so với chồng chị.

Khi xác định quyền nuôi con khi ly hôn của chị, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau:

– Thu nhập hàng tháng của chị có ổn định và đảm bảo được nhu cầu ăn ở và học tập cho con hay không? Nếu chị không chứng minh được tình trạng tài chính thì chị sẽ gặp khá nhiều bất lợi trong việc giành quyền nuôi con.

– Chỗ ở ổn định.

– Môi trường sống: Chị có thể mang lại cho con môi trường sống tốt như thế nào, đảm bảo ra sao.

– Yếu tố tinh thần: Chị cần đảm bảo con cái được phát triển toàn diện về tinh thần. 

– Sức khỏe của người trực tiếp nuôi dưỡng.

– Đạo đức nhân phẩm của người trực tiếp nuôi dưỡng. Đây là yếu tố quyết định quyền nuôi con.

Như trường hợp của chị đã trình bày, vì con gái chị còn nhỏ, chồng chị lại lập gia đình mới nên yếu tố này chị sẽ có lợi hơn. Chị cần chứng minh được chồng chị là người hay rượu chè, cờ bạc không quan tâm tới gia đình để Tòa án xem xét về đạo đức nhân phẩm của chồng chị. Đặc biệt đến độ tuổi dậy thì, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, con gái của chị sẽ không biết làm gì khi bố mẹ ly hôn, lúc này cháu sẽ cần một người phụ nữ trưởng thành đồng hành cùng, nên chị là mẹ lại càng có lợi để giành quyền nuôi.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề:  Bố mẹ ly hôn con phải làm sao? Con ở với ai? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình bạn vui lòng liên hệ Tổng Đài Pháp Luật: 19006174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Bố mẹ ly hôn con phải làm sao?

Bố mẹ ly hôn con dưới 1 tuổi phải làm sao? 

Câu hỏi của anh Tiến Đạt (Ninh Bình): “Xin chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong được luật sư tư vấn như sau: Vợ tôi là một người không quan tâm tới gia đình, từ khi lấy nhau vợ tôi không đi làm, thường xuyên đi chơi với bạn bè về muộn, ở nhà cũng không làm công việc nội trợ giúp tôi, thậm chí còn nhiều lần cãi nhau xích mích với mẹ tôi. Sau khi sinh con được 4 tháng, vợ tôi để lại con rồi bỏ nhà đi. Khi liên lạc được với vợ thì tôi phát hiện cô ấy có người mới và cô ấy nói rằng nhường con cho tôi nuôi. Luật sư cho tôi hỏi nếu bố mẹ ly hôn con phải làm sao,Tòa án có đồng ý cho tôi nuôi cháu bé không ạ? Hiện giờ cháu bé mới được 9 tháng tuổi.”

>>> Tư vấn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, gọi ngay 19006174

Tổng Đài Pháp Luật xin trả lời câu hỏi của anh Tiến Đạt:

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Xét trường hợp của bạn thì cháu bé mới được 9 tháng tuổi, theo nguyên tắc thì khi bố mẹ ly hôn, cháu bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, do vợ bạn không muốn nhận quyền nuôi con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn theo như thỏa thuận.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề:  Bố mẹ ly hôn con dưới 1 tuổi phải làm sao? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ về vấn đề nếu bố mẹ ly hôn con phải làm sao hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 19006174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là hội tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý , lắng nghe và chia sẻ lời khuyên dành cho con cái khi cha mẹ ly hôn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Điều kiện ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình? Hỏi đáp [A-Z]

Bố mẹ ly hôn con dưới 6 tuổi phải làm sao? Ai có quyền nuôi con?

Câu hỏi của chị Ngọc Lan (Nam Định): “Xin chào luật sư, tôi và chồng tôi kết hôn được 6 năm rồi. Trong thời gian chung sống, vợ chồng tôi có nhiều mâu thuẫn, tranh cãi. Chúng tôi đã quyết định ly hôn. Chúng tôi có chung 1 bé trai 4 tuổi và 1 bé gái 2 tuổi. Chồng tôi đang tìm mọi cách để được nhận nuôi cả 2 con. Vậy luật sư cho tôi hỏi bố mẹ ly hôn con phải làm sao, cụ thể khi bố mẹ ly hôn thì con cái sẽ ra sao, ai sẽ có quyền nuôi con ạ?”

>>> Tư vấn quy định về chia tài sản khi ly hôn, gọi ngay 19006174

Tổng Đài Pháp Luật xin trả lời câu hỏi của chị Ngọc Lan:

Việc bố mẹ ly hôn con cái sẽ ra sao được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, khi bố mẹ ly hôn con phải làm sao khi ở độ tuổi dưới 6 thì sẽ được chia làm hai trường hợp:

Trường hợp 1: Con bạn dưới 36 tháng tuổi. 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Nếu mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác thì quyền này mới thuộc về cha. 

Trường hợp 2: con trên 36 tháng tuổi và dưới 7 tuổi. Lúc này, quyền nuôi con của cả cha và mẹ là ngang nhau, hai bên cần thỏa thuận về quyền nuôi con. Nếu như không thể tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và giao con cho bên nào có điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.

Từ hai trường hợp trên, thì khi cha mẹ ly hôn con cái sẽ ra sao hay ở với ai phụ thuộc vào độ tuổi nhất định của con cũng như điều kiện của cha mẹ đối với sự phát triển của con. 

Xét theo vấn đề của bạn, khi bố mẹ ly hôn, cháu bé 2 tuổi sẽ được giao cho bạn nuôi do nhỏ hơn 36 tháng tuổi. Còn cháu bé 4 tuổi sẽ dựa theo điều kiện nuôi dưỡng của hai bên, bố và mẹ ai có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn thì khi ly hôn sẽ được quyền nuôi cháu bé đó. Nếu bạn muốn nhận nuôi cả cháu trai 4 tuổi thì bạn cần phải làm các thủ tục chứng minh khả năng nuôi dưỡng.

Để được hỗ trợ chi tiết hơn về vấn đề giành quyền nuôi con này, hay thắc mắc về vấn đề nếu bố mẹ ly hôn con phải làm sao bạn vui lòng liên hệ Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 19006174 để được luật sư tranh tụng giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Chưa ly hôn có tách khẩu được không? Thủ tục tách khẩu sau ly hôn

 

Bố mẹ ly hôn con phải làm sao?

Con cái có quyền tự chọn người nuôi dưỡng khi bố mẹ ly hôn không?

Câu hỏi của chị Ánh Nguyệt (Hà Nội): “Thưa luật sư ly hôn, tôi và chồng có 1 cháu trai 9 tuổi. Sắp tới, vợ chồng tôi sẽ ly hôn và theo tôi được biết thì tòa án sẽ xem xét quyền nuôi con khi bố mẹ ly hôn. Về mặt kinh tế thì thu nhập của tôi tuy ổn định nhưng vẫn thấp hơn chồng nên tôi khá lo lắng mình sẽ không được nhận quyền nuôi con. Tuy nhiên, con tôi có nói mong muốn là được ở cùng với tôi nếu như bố mẹ ly hôn. Vậy luật sư cho tôi hỏi bố mẹ ly hôn thì phải làm sao, liệu con tôi có được quyết định lựa chọn người nuôi dưỡng khi bố mẹ ly hôn không?”

>>> Hướng dẫn thủ tục ly hôn, gọi ngay 19006174

Tổng Đài Pháp Luật xin trả lời câu hỏi của chị Ánh Nguyệt:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, độ tuổi mà con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng là từ 07 tuổi trở lên.”

Xét theo trường hợp của chị thì cháu bé 9 tuổi, thuộc trường hợp từ 7 tuổi trở lên, nên con chị có quyền được trình bày nguyện vọng muốn sống cùng ai khi bố mẹ ly hôn.

Thông thường, Tòa án sẽ yêu cầu trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên muốn trình bày mong muốn ở cùng ai thì cần thể hiện bằng văn bản. Văn bản này có thể viết tay hoặc đánh máy, nhưng phải kèm theo chữ ký của con. Trong mẫu đơn, lưu ý cần có đầy đủ các nội dung sau: 

  • Tên đơn.
  • Kính gửi người nhận.
  • Họ và tên ngày, tháng năm sinh, địa chỉ của người có nguyện vọng.
  • Ghi rõ họ và tên của bố và mẹ.
  • Nội dung trình bày ngắn gọn nguyện vọng trong trường hợp khi bố mẹ ly hôn thì muốn được sống với ai?
  • Chữ ký của người có nguyện vọng cần trình bày.

Nếu còn phát sinh thắc mắc nào về vấn đề khi bố mẹ ly hôn con phải làm sao, bạn vui lòng liên hệ Tổng Đài Pháp Luật: 19006174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Chưa ly hôn nhưng có con với người khác có vi phạm pháp luật không?

Có thể nuôi cả hai con sau khi ly hôn không? 

 

Câu hỏi của chị Mỹ Linh (Vĩnh Phúc): “Kính chào luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn được luật sư giải đáp như sau: 

Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 8 năm và có 2 cháu bé: 1 cháu trai 2 tuổi và 1 cháu gái 6 tuổi. Chồng tôi là một người nóng tính, thường chửi bới vợ con, đập phá đồ đạc và thậm chí còn có hành động vũ phu với tôi. Chồng tôi đã đi từng đi tù 2 năm với tội danh cố ý gây thương tích khi đánh nhau với người khác. Tôi nghĩ rằng sau thời gian cải tạo, anh sẽ thay đổi và trở thành một con người lương thiện hơn. Thế nhưng, từ khi anh ra tù bây giờ cũng đã được 3 năm rồi nhưng anh vẫn không hề thay đổi, vẫn thường xuyên uống rượu say rồi về đánh đập tôi. Sau từng ấy năm nhẫn nhịn vì thương con, sức chịu đựng của tôi cũng có giới hạn nên tôi có ý định là sẽ ly hôn. Điều khiến tôi băn khoăn là nếu bố mẹ ly hôn con phải làm sao. Tôi thực sự không an tâm khi để con cho chồng tôi nuôi. Vì vậy, rất mong luật sư giải đáp giúp tôi là liệu có cách nào để tôi có thể nuôi cả hai con sau khi ly hôn không?”

>>> Khởi kiện chồng ngoại tình khi chưa ly hôn, gọi ngay 19006174

Tổng Đài Pháp Luật xin trả lời câu hỏi của chị Mỹ Linh:

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Xét trường hợp của chị, thì 1 cháu 2 tuổi thuộc trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nên chị hoàn toàn có quyền trực tiếp nuôi cháu. Còn cháu bé 6 tuổi thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện nuôi dưỡng của hai bên, bố hoặc mẹ ai có khả năng đem lại môi trường nuôi dưỡng tốt hơn cho con, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con tốt hơn thì sẽ được giao quyền nuôi con. Để được nhận quyền nuôi con thì chị cần phải chứng minh khả năng đem lại quyền lợi về mọi mặt cho con bao gồm: khả năng tài chính, môi trường sống, môi trường giáo dục, đạo đức phẩm chất của người nuôi,… Vì chồng chị là người từng có tiền án  tiền sự nên khả năng chị được nhận quyền nuôi con sẽ cao hơn. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề:  Có thể nuôi cả hai con sau khi ly hôn không? Tùy trường hợp cụ thể mà cách giải quyết sẽ có điểm khác nhau, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đình online 19006174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Bố mẹ ly hôn con phải làm sao?

Giành quyền nuôi con thế nào?

Câu hỏi của chị Thu Hương (Phú Thọ): “Thưa luật sư, vợ chồng tôi đã kết hôn được 10 năm. Chúng tôi có 3 cháu: 1 cháu 2 tuổi, 1 cháu 5 tuổi và 1 cháu 9 tuổi. Mấy năm gần đây chồng tôi bắt đầu sa đà vào cờ bạc, vay nợ khắp nơi. Có lần chồng tôi còn đem cả giấy khai sinh của con tôi đi cầm đồ để lấy tiền chơi cờ bạc. Một năm chồng tôi phải bỏ nhà đi mấy lần để trốn nợ, chủ nợ thường xuyên đến nhà tôi gây rối, làm mất trật tự công cộng khiến tôi rất ngại với hàng xóm xung quanh. Rất nhiều lần tôi đã phải nhờ bên ngoại để trả nợ cho anh. Vì vậy, tôi đã quyết định ly hôn. Luật sư tư vấn giúp tôi nên làm gì để có thể giành quyền nuôi các con với ạ.”

>>> Thủ tục ly hôn khi chồng cờ bạc rượu chè, gọi ngay 19006174

Tổng Đài Pháp Luật xin trả lời câu hỏi của chị Thu Hương:

Về vấn đề bố mẹ ly hôn con cái sẽ ra sao được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo như vấn đề của chị, khi bố mẹ ly hôn, 3 cháu thuộc 3 trường hợp khác nhau nên sẽ được giải quyết như sau:

Cháu bé 2 tuổi sẽ được giao cho bạn nuôi do thuộc trường hợp nhỏ hơn 36 tháng tuổi.

Cháu bé 5 tuổi sẽ dựa theo điều kiện nuôi dưỡng của hai bên, bố và mẹ ai có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn thì khi ly hôn sẽ được quyền nuôi cháu bé đó. Nếu chị muốn nhận nuôi cháu 5 tuổi thì bạn cần phải làm các thủ tục chứng minh khả năng nuôi dưỡng. chị cần phải chứng minh khả năng đem lại quyền lợi về mọi mặt cho con bao gồm: khả năng tài chính, môi trường sống, môi trường giáo dục, đạo đức phẩm chất của người nuôi,…

Cháu bé 8 tuổi thuộc trường hợp từ đủ 7 tuổi trở lên, do vậy việc sống cùng ai sẽ dựa theo nguyện vọng của cháu.

Để được hỗ trợ chi tiết hơn về vấn đề giành quyền nuôi con này hay vấn đề bố mẹ ly hôn con phải làm sao, bạn vui lòng liên hệ Tổng Đài Pháp Luật: 19006174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Bố mẹ ly hôn con phải làm sao để vượt qua khó khăn?

Trong hôn nhân, khi cả hai vợ chồng không còn tiếng nói chung, không có cách nào để hàn gắn thì ly hôn là lựa chọn của để giải phóng cho cả hai. Khi bố mẹ ly hôn, người chịu nhiều thiệt thòi nhất chính là những đứa con.

Bố mẹ ly hôn là một trải nghiệm không hề dễ dàng đối với một đứa trẻ, đó có thể là một cú sốc đầu đời của trẻ. Những đứa trẻ vẫn còn nhỏ và nhạy cảm, chưa đủ lớn để hiểu được chuyện gì đang xảy ra với gia đình mình. Vậy bố mẹ ly hôn con phải làm sao? Hay bố mẹ ly hôn thì phải làm sao? Con cái nên làm gì khi bố mẹ ly hôn?

Phản ứng của hầu hết trẻ nhỏ khi nghe được tin bố mẹ ly hôn là tức giận và hoảng sợ vì nghĩ rằng bố mẹ ly dị sẽ bỏ rơi và không quan tâm đến mình nữa. Mức độ phản ứng của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và sự quan tâm, bảo bọc của gia đình đối với trẻ. Bố mẹ nên cùng nhau giải thích với con về lý do ly hôn bằng ngôn ngữ, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Nên giải thích một cách nhẹ nhàng để xoa dịu tổn thương của con. Trước mặt con, bố mẹ cũng không nên đổ lỗi cho nhau, gây xích mích, lớn tiếng với nhau vì điều đó chỉ khiến con trẻ thêm tủi thân và buồn chán. Hãy để trẻ thấy được bố mẹ vẫn cùng nhau bảo vệ, thương yêu mình cho dù bố mẹ không còn sống với nhau nữa.

Con bạn sẽ cần khá nhiều thời gian để có thể bình ổn lại tâm lý. Không ít trẻ bị trầm cảm sau khi bố mẹ ly hôn. Do đó, thời điểm mới đầu ly hôn rất quan trọng, bố mẹ cần dành sự quan tâm đặc biệt đối với con cái trong thời gian này.

Con cái thường sẽ lo lắng về chuyện không còn được sống cùng bố hoặc mẹ nữa, sợ bố hoặc mẹ sẽ không còn thương yêu mình nữa. Điều bạn cần làm là thường xuyên thăm hỏi con, khi rảnh đưa con đi chơi để bù đắp những thiếu thốn tình cảm của con.

Trên đây cách giải quyết bố mẹ ly hôn con phải làm sao để vượt qua khó khăn mang tính chất tham khảo. Vấn đề khi bố mẹ ly hôn con phải làm sao là một trong những vấn đề khó khăn nhất giữa vợ và chồng. Trên thực tế, vấn đề giành quyền nuôi con trong hoàn cảnh bố mẹ ly hôn như là một cuộc chiến căng thẳng hơn cả việc phân chia tài sản. Liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật qua số 19006174 để được hỗ trợ cụ thể nếu bạn đang khó khăn trong vấn đề này. Đội ngũ luật sư uy tín của chúng tôi đảm bảo giải quyết nhanh chóng mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174