Quy định về luật ly hôn gia đình mới nhất ở Việt Nam. Hỏi đáp [A-Z]

Luật ly hôn luôn là vấn đề rất được quan tâm trong các vụ án ly hôn. Vậy trong luật ly hôn bao gồm những gì? Với những vấn đề như nào thì được xem là đúng theo pháp luật? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến các vấn đề khi ly hôn, hãy gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6174 để có thể được các luật sư có kinh nghiệm lâu năm tư vấn giải quyết tận tình và nhanh chóng nhất.

Quy định của pháp luật về ly hôn và các vấn đề pháp lý liên quan?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp: Tôi và chồng tôi đã cưới nhau được hơn 5 năm, nhưng vì khi cưới nhau xong xảy ra rất nhiều xung đột, mâu thuẫn. Tôi không có công việc ổn định chỉ ở nhà chăm con, còn chồng tôi thì suốt ngày cờ bạc, không đỡ đần, giúp đỡ tôi. Giờ tôi muốn ly hôn, nhưng kinh tế không ổn định thì có quyền nuôi con không, được nhận chia tài sản khi ly hôn không? Chồng tôi sẽ phải trợ cấp cho tôi bao nhiêu tiền 1 tháng để nuôi con? Cả tôi và và chồng tôi đều đã đồng ý ly hôn nhau. Vậy khi làm thủ tục thì cần những gì và mất bao lâu?
Người gửi: C.L

luat ly hon

> Luật sư tư vấn luật ly hôn trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trong luật ly hôn, các quy định được nêu như sau:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quyền nuôi con sau khi ly hôn, trước hết do cha mẹ thỏa thuận, nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Bạn không có thu nhập nhưng nếu chứng minh được mình có khả năng chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì vẫn có khả năng giành được quyền nuôi con.

Tài sản của bạn nhưng người khác đứng tên, nếu là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng, ai đứng tên thì cũng vẫn là tài sản chung, khi ly hôn đều được đem ra chia. Để có căn cứ chính xác cho rằng đó là tài sản của bạn, bạn cần chứng minh được công sức đóng góp của mình trong quá trình hình thành khối tài sản đó.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận ly hôn thuận tình; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thời hạn giải quyết:

– Trong vòng 3 ngày kể từ lúc nhận đơn, Tòa án sẽ thông báo bằng văn bản đến người có quyền lợi, nghĩa vụ đến giải quyết việc dân sự.

– Trong vòng 7 ngày kể từ khi lập biên bản hòa giải thành công mà không có sự thay đổi thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

– Trong vòng 5 ngày kể từ khi công nhận sự thỏa thuận thì Tòa án sẽ gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Về quyền trợ cấp:

Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Trên đây là những thông tin về vấn đề tư vấn ly hôn mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn. Nếu bạn có vấn đề gì cần giải đáp, có thể liên hệ tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình qua số điện thoại: 1900.6174 Trân trọng.

>>> Xem thêm bài viết: Điều kiện ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình? Hỏi đáp [A-Z]

Giải quyết vấn đề ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp: Tôi và chồng tôi hiện tại đã quyết định ly hôn nhau sau 3 năm chung sống, chúng tôi có 1 đứa con và tài sản thì chỉ có ngôi nhà hiện đang ở thôi. Vây cho tôi hỏi để ly hôn thì các trình tự, thủ tục ly hôn và các vấn đề khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình bao gồm những gì?
Người gửi: K.T

> Luật sư tư vấn luật ly hôn theo quy định trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Bạn có thể tải văn bản về Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội tại đây
[gget id=”1″ url=”http://tongdaiphapluat.vn/wp-content/uploads/2022/01/luat-hon-nhan-gia-dinh-nam-2014.doc”]

Nội dung tư vấn

Nếu khi ly hôn, hai người đều thuận tình thì hai bên có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con, chia tài sản, chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con, thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn giữa 2 bên theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình:

– Trường hợp ly hôn thuận tình

Điều 55. Thuận tình ly hôn

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Nếu cả hai vợ chồng bạn đều đồng ý ly hôn, thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con và chia tài sản sau khi ly hôn thì hai vợ chồng bạn có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình như sau:

Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:

+ Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn

+ Bản sao giấy khai sinh của con

+ Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

Thẩm quyền giải quyết: Bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng.

Thời gian giải quyết:

– Từ ngày nhận đơn hợp lệ thì tòa sẽ tiến hành giải quyết và thông báo mức phí bạn phải nộp. Tất cả diễn ra trong 5 ngày.

– Trong vòng 15 ngày khi được thông báo nộp tiền thì hai bạn phải hoàn thành việc đóng phí.

– 4 tháng là thời gian chuẩn bị xét xử và trong thời gian này thì hai bạn sẽ được tòa mời lên hòa giải, nếu hòa giải không thành thì tòa sẽ quyết định hòa giải không thành.

– Kể từ khi hòa giải không thành thì tòa án sẽ quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn cho hai bạn trong vòng 7 ngày.

Lệ phí: 300.000 đồng.

Còn trong trường hợp ly hôn đơn phương. Thì bạn có thể nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Trường hợp ly hôn đơn phương

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương thì Tòa án lại xem xét chủ yếu dựa vào căn cứ mà bên nguyên đơn đưa ra. Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

– Giữa vợ hoặc chồng có xảy ra bạo lực gia đình. Đối phương luôn có những hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nhau. Những hành vi này đã được họ hàng, bà con cô bác, tổ chức, cơ quan nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

– Một trong hai người, vợ hoặc chồng đã vi phạm trầm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Khiến cho cuộc hôn nhân trở nên nghiêm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài, không đạt được mục đích của hôn nhân.

– Vợ hoặc chồng không quan tâm đến nhau, không chăm sóc, yêu thương, giúp đỡ nhau. Chỉ biết cho bản thân và bỏ mặc người còn lại muốn sống sao thì sống.

– Vợ chồng sống không chung thủy với nhau, đã xảy ra những việc như ngoại tình, có con riêng…

>>> Xem thêm: Chưa ly hôn nhưng có con với người khác có vi phạm pháp luật không?

Thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn;

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

+ Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

+ Bản sao giấy khai sinh của con.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng.

Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn: từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày tiếp nhận vụ án.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn của luật ly hôn ở Việt Nam

Vấn đề nuôi con sau khi ly hôn (Điều 81)

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp: Tôi và chồng tôi hiện nay đã quyết định ly hôn nhau. Nhưng nếu điều kiện kinh tế của tôi không đủ vững thì tôi có thể giành quyền nuôi con không?
Người gửi: P.A

luat ly hon

> Luật sư tư vấn luật ly hôn, quyền nuôi con trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo như luật ly hôn Việt Nam thì về vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. .Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Như vậy, theo quy định việc nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Việc Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các nguyên tắc sau:

– Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Trường hợp khác Tòa án sẽ ấn định cho một người dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.”

Vậy theo theo như thông tin bạn bạn cung cấp thi hai bạn có thể thỏa thuận quyền nuôi con với nhau trước, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ can thiệp và giải quyết.

Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con (ĐIều 84)

Câu hỏi:

Hiện tại vợ chồng tôi đã ly hôn, con gái tôi đang ở với chồng tôi vì kinh tế của tôi chưa đủ vững, chồng tôi sẽ chăm lo cho bé về cả cuộc sống lẫn học tập. Nhưng giờ thì tôi đã lo được về kinh tế thì tôi có được đón bé về không? Để đón bé về thì có cần thủ thủ tục hay ra tòa không?
Người gửi: T.P

> Luật sư tư vấn thay đổi người nuôi con trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con theo luật ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Trong trường hợp của bạn, thì bạn có thể thỏa thuận lại với chồng bạn để xem xét ai có thể đáp ứng được những lợi ích của con hơn thì người đó có thể giành quyền nuôi con.

Tư vấn về trình tự, thủ tục ly hôn theo luật ly hôn

Câu hỏi:

Hiện tại tôi với với chồng tôi đã quyết định ly hôn hôn nhau sau 5 năm chung sống. Chúng tôi có với nhau 1 bé 3 tuổi. Vậy cho tôi hỏi trình tự, thủ tục ly hôn sẽ gồm những gì? Sau khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con không? Và thời hạn giải quyết các thủ tục ly hôn sẽ mất bao nhiêu lâu?
Người gửi: T.H

luat ly hon

> Luật sư tư vấn thủ tục, luật ly hôn trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo luật ly hôn, vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. .Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Như vậy, theo quy định việc nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Việc Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các nguyên tắc sau:

– Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Trường hợp khác Tòa án sẽ ấn định cho một người dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.”

Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thuận tình ly hôn:

– Từ ngày nhận đơn hợp lệ thì tòa sẽ tiến hành giải quyết và thông báo mức phí bạn phải nộp. Tất cả diễn ra trong 5 ngày.

– Trong vòng 15 ngày khi được thông báo nộp tiền thì hai bạn phải hoàn thành việc đóng phí.

– 4 tháng là thời gian chuẩn bị xét xử và trong thời gian này thì hai bạn sẽ được tòa mời lên hòa giải, nếu hòa giải không thành thì tòa sẽ quyết định hòa giải không thành.

– Kể từ khi hòa giải không thành thì tòa án sẽ quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn cho hai bạn trong vòng 7 ngày.

Thời hạn giải quyết ly hôn đối với trường hợp đơn phương ly hôn:

Tòa án tiếp nhận vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra quyết định giải quyết vụ án, thời hạn xét xử: từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày tiếp nhận vụ án.

Nếu như Tòa án không thụ lý đơn kiện thì bạn có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu Tòa án trả lời bằng văn bản lý do tại sao không thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của bạn.

Câu hỏi:

Thưa luật sư ly hôn, chồng tôi vì chơi cờ bạc mà gây ra nợ nần cho gia đình, bây giờ tôi không thể gánh nổi các khoản nợ nữa, tôi muốn ly hôn đơn phương. Vậy để ly hôn đơn phương thì cần những thủ tục gì và quy trình như nào ạ?
Người gửi: N.A

> Luật sư tư vấn luật ly hôn trực tiếp gọi: 19006174

Câu trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trường hợp bạn muốn ly hôn đơn phương thì theo luật ly hôn, bạn có thể nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu đơn phương ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu dựa vào căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

– Giữa vợ hoặc chồng có xảy ra bạo lực gia đình. Đối phương luôn có những hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nhau. Những hành vi này đã được họ hàng, bà con cô bác, tổ chức, cơ quan nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

– Một trong hai người, vợ hoặc chồng đã vi phạm trầm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Khiến cho cuộc hôn nhân trở nên nghiêm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài, không đạt được mục đích của hôn nhân.

– Vợ hoặc chồng không quan tâm đến nhau, không chăm sóc, yêu thương, giúp đỡ nhau. Chỉ biết cho bản thân và bỏ mặc người còn lại muốn sống sao thì sống.

– Vợ chồng sống không chung thủy với nhau, đã xảy ra những việc như ngoại tình, có con riêng…

Như vậy, khi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.

Thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn;

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

+ Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

+ Bản sao giấy khai sinh của con.

Giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi ly hôn

Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Câu hỏi:

Tôi với chồng tôi đã kết hôn với nhau được gần 10 năm. Hiện tại cuộc hôn nhân của chúng tôi không còn được như trước nữa, chúng tôi không có chung tiếng nói với nhau. Bây giờ chúng tôi quyết định ly hôn, tôi với chồng tôi có tài sản là một căn biệt thự và 2 chiếc xe ô tô, trong đó có 1 chiếc là do tôi mua. Vậy bây giờ khi ly hôn thì tài sản của chúng tôi được chia như nào ạ?
Người gửi: M.V

luat ly hon

> Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn trực tiếp gọi: 19006174

Câu trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo luật ly hôn, vấn đề giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Như vậy đối với trường hợp của bạn thì căn biệt thự sẽ là là tài sản chung, sẽ được chia đôi. Còn chiếc xe ô tô do bạn mua thì sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn nếu bạn chưa nhập chiếc xe ô tô đó là tài sản chung.

Cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Câu hỏi:

Thưa luật sư, hiện tại tôi với vợ tôi đã quyết định ly hôn. Chúng tôi có với nhau 1 đứa con 5 tuổi. Chúng tôi đã thỏa thuận là sau khi ly hôn thì bé sẽ ở với mẹ. Vậy mỗi tháng tôi phải trợ cấp cho 2 mẹ con là bao nhiêu, hiện tại thì thu nhập của tôi không được dư dả cho lắm.
Người gửi: H.L

> Luật sư tư vấn vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo luật ly hôn,Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, theo quy định thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Vậy với trường hợp của bạn thì hai người có thể thỏa thuận với nhau sao cho mức cấp dưỡng phù hợp với kinh tế của bạn. Nếu hai người không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ can thiệp và giải quyết.

Các thắc mắc liên quan đến luật ly hôn

Quên lấy quyết định ly hôn thì việc ly hôn có hiệu lực hay chưa?

Câu hỏi:

Thưa tòa, trong tháng này tôi với chồng tôi đã tiến hành ly hôn nhưng tôi lại quên không lấy quyết định ly hôn vậy thì bản án hoặc việc ly hôn của tôi có giá trị pháp lý không ?
Người gửi: T.P

luat ly hon

> Luật sư tư vấn vấn đề quên lấy quyết định ly hôn trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Với trường hợp của bạn, căn cứ vào luật ly hôn, Khoản 2 Điều 29 của luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2.Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3.Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4.Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6.Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

7.Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

8.Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

9.Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

10.Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

11.Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy về cơ bản thì hai bạn đã hoàn thành việc ly hôn. Nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định này mà các bên không thay đổi ý kiến thì quyết định có hiệu lực ngay. Các bên không được quyền kháng cáo. Việc hai bạn quên lấy quyết định ly hôn thì có thể lên cơ quan Tòa án để xin lấy lại bản quyết định có cập nhật đó.

Có cách nào để tòa án không giải quyết đơn ly hôn không?

Câu hỏi:

Hiện tại tôi với vợ tôi vẫn còn yêu nhau, nhưng do xung đột giữa mẹ tôi với vợ tôi ngày càng gay gắt nên vợ tôi muốn ly hôn. Nhưng tôi lại không muốn một chút nào, trong khi vợ tôi cương quyết nếu tôi không đồng ý ly hôn thì cô ấy cũng sẽ đơn phương ly hôn. Vậy cho tôi hỏi có cách nào để tòa án không giải quyết đơn ly hôn không ạ? Người gửi: V.A

> Luật sư tư vấn luật ly hôn trực tiếp gọi: 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp Luật xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào luật ly hôn, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về  giải quyết ly hôn như sau:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, chồng hoặc vợ hoặc cả hai vợ chồng hoặc thậm chí cha, mẹ, người thân thích của vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho hai vợ chồng. Tuy nhiên, vợ bạn không có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương khi vợ bạn đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Còn nếu vợ bạn không thuộc trường hợp Tòa án hạn chế quyền ly hôn đơn phương theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chồng bạn vẫn có thể ly hôn khi đáp ứng quy định theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo như thông tin bạn cung cấp, do mẹ bạn và vợ bạn có mâu thuẫn với nhau nên giờ vợ bạn muốn ly hôn với bạn. Nhưng bạn vẫn rất yêu cô ấy, bạn không muốn ly hôn. Về căn cứ với lý do mâu thuẫn trong nội bộ gia đình giữa mẹ vợ và vợ bạn cũng có thể được xem như là lý do để cuộc sống hôn nhân giữa hai vợ chồng bạn lâm vào tình trạng trầm trọng khi và chỉ khi vợ chồng bạn sống chung với mẹ bạn. Còn trên thực tế, nếu không sống chung với nhau thì lý do mâu thuẫn trên sẽ không thể xem là lý do ly hôn chính đáng để vợ bạn ly hôn đơn phương vì bạn vẫn còn rất yêu thương vợ và bạn không muốn ly hôn với vợ.
Do vậy, nếu bạn không muốn ly hôn với vợ thì bạn phải làm cách nào đó để giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa vợ bạn và mẹ bạn. Nếu các bên hòa giải được với nhau thì bạn và vợ bạn có thể sẽ tiếp tục chung sống với nhau bình thường như trước đây.

Ngược lại, nếu rủi ro mà bạn không có cách nào để hòa giải mâu thuẫn giữa các bên thì bạn buộc phải đưa ra được lý do về việc mình không muốn ly hôn như: bạn vẫn còn yêu thương vợ, không muốn ly hôn vợ, bạn muốn cuộc sống của con bạn có đầy đủ tình thương từ cả cha và mẹ. Đồng thời, bạn cũng có thể chứng minh về việc trong cuộc sống hôn nhân, bạn luôn yêu thương vợ, con luôn thực hiện đúng nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của một người chồng đối với gia đình, hoặc bạn chưa bao giờ có hành vi bạo lực gia đình hay có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình, cũng như không ngoại tình,… Lúc này, Tòa án sẽ không chấp nhận giải quyết đơn yêu cầu ly hôn đơn phương của vợ bạn khi cô ấy không chứng minh được lý do chính đáng để ly hôn theo quy định của pháp luật.

Trên đây, là một số thông tin cũng như là giải đáp thắc mắc mà chúng tôi có thể cung cấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi không thể đến trực tiếp, các bạn có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật qua điện thoại. Khi trực tiếp liên hệ đến hotline 19006174 các luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng dịch vụ ly hôn chi tiết.

Tư vấn trực tiếp tại văn phòng của Tổng đài pháp luật:
– Hà Nội: Tầng 6 An Phát Building B14/D21 Khu Đô Thị Mới Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
– Tp. HCM: Lầu 3, Nhà C17 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 19006174. Trân trọng.

  19006174