Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc theo quy định mới nhất 2022

Hợp đồng thiết kế kiến trúc là bước đầu trong quá trình tiến hành xây dựng công trình kiến trúc. Thông qua hợp đồng có thể nắm rõ được yêu cầu của chủ đầu tư và những quy định pháp lý để có thể tránh được những trở ngại không đáng có. Vậy một hợp đồng thiết kế kiến trúc yêu cầu những gì? Sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ đề cập chi tiết hơn về vấn đề này. Để được nhanh chóng giải đáp, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng nhất!

hợp đồng thiết kế kiến trúc

Tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc mới nhất 2022 – Gọi ngay 1900.6174

Hợp đồng thiết kế kiến trúc là gì?

Hợp đồng thiết kế kiến trúc là văn bản được soạn dựa theo sự thỏa thuận của hai bên giao thi công và bên nhận thi công trong lĩnh vực thiết kế theo các yêu cầu của chủ đầu tư công trình.

Lĩnh vực thiết kế kiến trúc có yêu cầu khá khó trong sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật, nghệ thuật và cả mỹ thuật. Do đó, muốn tạo ra một thiết kế kiến trúc đẹp, được nhiều người yêu thích thì cần phải tìm được những đơn vị thiết kế có chuyên môn cao về lĩnh thực này để thực hiện.

> Hỏi đáp nhanh chóng về hợp đồng thiết kế kiến trúc cùng luật sư , Gọi ngay: 1900.6174

Nội dung hợp đồng thiết kế kiến trúc

Câu hỏi của Chị Vân (Nha Trang) gửi về tư vấn:

Thưa luật sư, sắp tới tôi có xây nhà và có thuê kiến trúc sư để thiết kế ngôi nhà. Nhưng tôi nghe nhiều người khuyên nên lập mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc nhà dân. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về các khoản quy định trong hợp đồng này. Tôi xin cảm ơn.

>> Tư vấn những quy định mới về các điều khoản trong mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế, Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài. Hợp đồng thiết kế kiến trúc bao gồm những nội dung như sau:

Căn cứ khi ký kết hợp đồng

Theo quy định của pháp luật hợp đồng thiết kế kiến trúc được ký kết dựa trên căn cứ quy định pháp luật và căn cứ thực tế nhu cầu của các bên thiết kế và chủ đầu tư.

Các bên tham gia hợp đồng

Nội dung trong hợp đồng thường là thông tin của các bên tham gia. Hợp đồng được xác lập khi có từ hai bên tham gia thương lượng, thỏa thuận và xác lập. Vì vậy, nội dung về các chủ thể của hợp đồng là cơ bản và bắt buộc có.

Chủ thể tham gia hợp đồng sẽ có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức.

Chủ thể của hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề phát sinh, việc xác lập hợp đồng sẽ liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng. Ngoài ra, chủ thể còn ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. Do đó, nếu chủ thể là cá nhân thì chính cá nhân đó ký, còn nếu chủ thể là pháp nhân thì phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền.

Đồng thời, việc xác định chủ thể hợp đồng sẽ giúp xác định đối tượng của hợp đồng, qua đó xác định quyền và trách nhiệm của chủ thể.

Đối tượng trong hợp đồng

Mỗi hợp đồng đều có các đối tượng cụ thể. Nếu là hợp đồng tư vấn và thiết kế thì đối tượng trong hợp đồng là công trình kiến trúc cần được tư vấn và thiết kế.

Trong hợp đồng cần phải ghi nhận đúng đối tượng của các bên giao dịch. Bên cạnh đó để các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lượng… đối tượng của hợp đồng.

Nội dung hợp đồng

Trong hợp đồng sẽ ghi rõ các điều khoản khái quát về những thỏa thuận của các bên. Căn cứ vào nội dung của hợp đồng người ta xác định những trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng, đồng thời nêu rõ các đối tượng mà các bên trong hợp đồng hướng đến.

Thông thường, các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại,… nội dung hợp đồng được quy định khá chi tiết.

Giá và phương thức thanh toán

Giá được ghi trong hợp đồng là giá trị của hợp đồng hoặc có thể được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng. Khi hai bên tham gia xác lập hợp đồng tư vấn thiết kế kiến trúc, sau khi thỏa thuận thì giá thiết kế là 70.000.000 đồng, đây được gọi là giá trong hợp đồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp điều khoản giá không do hai bên xác lập “Hợp đồng cơ bản hoặc hợp đồng khung” và giá trị các giao dịch sẽ dựa trên các loại hóa đơn chứng từ. Trong trường hợp này thì hợp đồng vẫn xem xét giá dựa trên giấy tờ các bên đưa ra chứ không chỉ dựa vào hợp đồng. Một số trường hợp khác thì pháp luật quy định phương thức xác định giá. Các điều khoản về giá sẽ thường được kèm các phương thức thanh toán phù hợp do các bên hợp đồng lựa chọn.

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia

Dựa vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để đưa ra quyết định về điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản có thể lặp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các điều khoản trước và đồng thời có nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu cần thiết.

Đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật có quy định với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng.

Thời hạn của hợp đồng

Điều khoản này rất quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên thỏa thuận và đưa ra thời gian bắt đầu hiệu lực của hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng bao gồm thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…và thời hạn kết thúc hợp đồng.

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên, đảm bảo công việc thực hiện đúng theo thỏa thuận thì các bên cần phải thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Đối với trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc phải chịu phạt vi phạm và phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ chịu phạt vi phạm. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng nên làm rõ hai vấn đề trên bằng các điều khoản cụ thể.

Khi vi phạm thì phải chịu phạt vi phạm và vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu trường hợp vi phạm không nằm vào các điều kiện được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Chấm dứt hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng

Điều khoản này khá quan trọng vì nó liên quan đến các vấn đề phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện.

Việc chấm dứt hợp đồng sẽ áp dụng khi một trong các bên trong hợp đồng vi phạm cơ bản những điều quy định trong hợp đồng khiến cho bên còn lại không thể đạt được mục đích ban đầu đề ra. Ngoài ra, khi bên vi phạm vi phạm những cam kết tuy không cơ bản nhưng bất hợp lý và ảnh hưởng đến tiến độ hoặc các quá trình làm việc của bên thứ ba.

Khi việc hai bên chấm dứt hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với từng bên.

Thỏa thuận đơn phương chấm dứt hợp đồng do một bên vi phạm thì cần phải thông báo cho bên còn lại bằng văn bản, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại đối với các bên thì phải chịu bồi thường.

Giải quyết tranh chấp

Các bên thỏa thuận có thể chọn tòa án hoặc trọng tài khi có tranh chấp xảy ra.

Đối với các hợp đồng quốc tế cần lưu ý về việc chọn luật điều chỉnh ngay từ khi ký kết hợp đồng nhằm tránh các rắc rối khi xảy ra tranh chấp sau này.

>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Tổng đài pháp luật – Tư vấn 24/7

hợp đồng thiết kế kiến trúc nội thất

Mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc

Câu hỏi Anh Trường (Tuyên Quang):

Chào luật sư, công ty tôi chuẩn bị xây dựng và mở thêm văn phòng, sếp tôi giao cho tôi công việc tìm kiến trúc sư và thỏa thuận hợp đồng. Tôi tìm kiếm trên mạng nhưng hiện giờ chỉ có mẫu hợp đồng tư vấn thiết kế 2017. Tôi muốn hỏi luật sư, mẫu hồ sơ tôi tìm được có sử dụng được hay không, nếu không thì chọn mẫu hợp đồng như thế nào? Liệu có bản năm 2022 không? Tôi cảm ơn.

>> Những điều khoản cần lưu ý về mặt pháp lý khi soạn thảo hợp đồng, Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời

Tổng đài pháp luật giới thiệu về mẫu hợp đồng tư vấn và thiết kế kiến trúc 2022 sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

HỢP ĐỒNG TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

– Căn cứ theo Bộ luật Dân sự Nước Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

– Căn cứ vào giấy GCNĐKD Công ty………………………………………………………….

– Căn cứ dựa theo các văn bản pháp luật khác có liên quan.

– Căn cứ khả năng và nhu cầu hai bên tham gia.

Hôm nay, ngày…tháng…năm…., chúng tôi các bên gồm có:

BÊN A (BÊN GIAO THI CÔNG): CHỦ ĐẦU TƯ

– Đại diện:…………………………………………………………………………………………………

– Địa chỉ liên lạc:…………………………………………………………………………………………

– Số điện thoại: …………………………………… Fax:…………………………………………….

BÊN B (BÊN NHẬN THI CÔNG) : CÔNG TY ………………………………………………

– Địa chỉ Trụ sở chính:…………………………………………………………………………………

– VPĐD:…………………………………………………………………………………………………….

– Số điện thoại: …………………………………… Fax:……………………………………………

– Số tài khoản ngân hàng:……………………………………………………………………………

– Mã số thuế:……………………………………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………Chức vụ:…………………………………………

Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng Tư Vấn và Thiết Kế Kiến Trúc cho công trình nhà ở với các điều khoản quy định sau:

1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên B sẽ tiến hành công việc tư vấn thiết kế cho bên A lựa chọn theo các giai đoạn bao gồm:

1.1 Tư vấn và thiết kế cơ sở ban đầu: ( Giai đoạn 1: khoảng 1 đến 2 tuần )

– Thiết kế mặt bằng, phối cảnh mặt tiền, các mặt đứng, các mặt cắt của công trình.

– Cách bố trí phòng, phân bố không gian, thông tầng và mái.

1.2 Thiết kế kỹ thuật triển khai chi tiết: ( Giai đoạn 2: khoảng 2 tuần đến 3 tuần ) Việc điều chỉnh sẽ không quá 3 lần và khối lượng điều chỉnh sẽ không quá 30% khối lượng trong suốt quá trình triển khai thiết kế:

– Thiết kế các phối cảnh mặt tiền, phối cảnh phòng khách, các phòng ngủ, bếp và không gian dành cho sinh hoạt chung của gia đình.

– Thiết kế và triển khai kiến trúc chi tiết vách, cổng, cửa, tường, trần, đèn, lát gạch, bệ đỡ, lam lấy sáng, thiết bị vệ sinh, cầu thang, ban công, trang trí.

– Thiết kế kết cấu các chi tiết móng, cột, sàn, seno, cầu thang, đà giằng, đà kiềng, đà sàn và ban công.

– Thiết kế hệ thống cấp điện, hệ thống chiếu sáng trong nhà.

– Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước xung quanh.

– Thiết kế hệ thống thông tin, liên lạc: Điện thoại, Cáp truyền hình và mạng internet.

– Cung cấp bản kế hoạch dự toán: chỉ mang tính tương đối. Đến khi chào thầu thì Công ty tính theo đơn giá thực tế.

1.3.Giám sát quyền tác giả: Trong suốt giai đoạn thi công thì sẽ thực hiện từ 05 – 10 lần tại công trường và mỗi lần thì thời lượng tư vấn sẽ không quá 120 phút

1.3.1 Giám sát kết cấu (Kỹ sư đảm trách)

– Đào móng và xử lý móng

– Đổ bê tông lót móng và sàn

– Lắp đặt hệ thống điện và ống nước

1.3.2 Giám sát kiến trúc (Kiến trúc sư đảm trách)

– Sơn nước và dán giấy tường

– Lát gạch, ốp gạch tường và ốp đá granite

– Xử lý thẩm mỹ cho mặt tiền công trình

1.4. Hồ sơ thiết kế sẽ bao gồm:

– Hồ sơ Bản vẽ phối cảnh nội, ngoại thất (khi có yêu cầu)

– Hồ sơ Bản vẽ thiết kế kiến trúc

– Hồ sơ Bản vẽ kỹ thuật kết cấu

– Hồ sơ Bản vẽ chi tiết hệ thống điện, nước

2. GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:

Diện tích xây dựng:……………………………………………………………………………………..

Đơn giá thiết kế:………………………………………………………………………………………….

Giá Trị Hợp Đồng:……………………………………………………………………………………….

2.1 Phương thức thanh toán: sẽ thanh toán thành 2 đợt

2.1.1 Đợt 1: ~50% tổng giá trị của hợp đồng ngay sau khi tiến hành ký kết hợp đồng. Giá thành tiền: ……………………………………………..VNĐ

2.1.2 Đợt 2: ~50% tổng giá trị của hợp đồng khi bên B bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Giá thành tiền: ……………………………….VNĐ.

Nếu khi bên A giao cho bên B thi công toàn bộ công trình thì phí thiết kế sẽ được khấu trừ 100% ngay khi ký hợp đồng thi công

3. TRÁCH NHIỆM HAI BÊN:

Trách nhiệm của Bên A:

3.1 Giữ trách nhiệm cung cấp mọi thông tin, nội dung về diện tích đất, vị trí đất, các tiêu chuẩn xây dựng theo quy định của địa phương tại địa điểm xây dựng và các yêu cầu của ban quản lý dự án cho bên B để phục vụ công tác tư vấn, thiết kế, giám sát.

3.2 Có trách nhiệm khi đứng tên trên giấy phép xây dựng và hoàn thành thủ tục thành công.

3.3 Có trách nhiệm trong thanh toán đầy đủ cho bên B theo đúng quy định điều 3 của hợp đồng đã thỏa thuận.

3.4 Có trách nhiệm thông báo về thời gian và nội dung giám sát quyền tác giả cho bên A biết trước một hoặc ngày để sếp lịch kịp thời.

3.5 Đảm bảo tính hợp pháp của Chủ đầu tư đối với lô đất hoặc nơi công trình xây dựng,

Trách nhiệm Bên B:

3.6 Có trách nhiệm hoàn thành và bàn giao các loại bản vẽ, hồ sơ thiết kế đúng yêu cầu và thời gian cho bên A.

3.7 Có trách nhiệm trong giám sát quyền tác giả trong suốt quá trình và thời gian thi công.

4. ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ:

Bên B sẽ không chịu trách nhiệm với các nội dung như sau:

4.1 Thẩm định các giá trị xây lắp thực tế.

4.2 Chịu trách nhiệm thiệt hại về tài sản và vật tư không do lỗi thiết kế trong quá trình thi công.

4.3 Những tư vấn ngoài về phạm vi chuyên môn của công ty.

4.4 Những thay đổi của nhà đầu tư so với hồ sơ thiết kế ban đầu.

5. ĐIỀU KHOẢN CHUNG:

5.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau để thực hiện đúng tiến độ của hợp đồng. Nếu có bất kỳ vấn đề bất lợi phát sinh thì các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết để tìm cách tích cực giải quyết. (Nội dung này được ghi lại dưới hình thức biên bản).

5.2. Mọi sự sửa đổi hay bổ sung vào bản Hợp đồng phải được sự đồng ý của cả hai Bên và được lập thành văn bản mới có giá trị hiệu lực.

5.3. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi hoàn tất việc thanh lý Hợp đồng. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 02 bản, và có giá trị pháp lý như nhau.

Sau khi đọc lại lần cuối cùng và thống nhất với những nội dung đã ghi trong Hợp đồng, hai bên cùng ký tên dưới đây.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                                 ĐẠI DIỆN BÊN B

>> Xem thêm: Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí

mẫu hợp đồng thiết kế kiến trúc

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thiết kế kiến trúc

Anh Tâm (Quảng Ninh) gửi câu hỏi:

Chào luật sư, tôi đang có dự định thuê bên kiến trúc sư để thiết kế kiến trúc nội thất cho ngôi nhà mới của tôi. Tôi muốn làm việc hợp tác với bên đó minh bạch, rõ ràng nên đã làm hợp đồng thiết kế kiến trúc. Tôi có tham khảo được mẫu hợp đồng trên mạng nhưng tôi sợ những mẫu đó không đúng, không hợp lệ, sau này khi thành văn bản rồi sẽ xảy ra những phát sinh không đáng có. Vậy Luật sư có thể hướng dẫn tôi cách soạn thảo một hợp đồng thiết kế đúng chuẩn được không? Cảm ơn luật sư!

>> Tư vấn soạn thảo hợp đồng thiết kế kiến trúc có giá trị pháp lý, Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.

Hợp đồng thiết kế kiến trúc bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ, tên Hợp đồng thiết kế kiến trúc

– Căn cứ khi ký kết hợp đồng

– Các bên tham gia hợp đồng

Các đối tượng tham gia hợp đồng có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức và phải tham gia ký vào hợp đồng. Nếu cá nhân tham gia thì chính cá nhân đó ký, còn pháp nhân tham gia thì đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền để ký.

Ngoài ra, còn kèm theo thông tin cá nhân sẽ gồm: tên, địa chỉ thường trú, chứng minh thư nhân dân, số điện thoại liên lạc, email. Hoặc có thể là tên công ty, đại diện pháp luật, chức vụ, số điện thoại, mã số thuế, email, số tài khoản ngân hàng…

– Đối tượng trong hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng tư thiết kế kiến là công trình kiến trúc cần được tư vấn và thiết kế.

– Nội dung hợp đồng

Nội dung hợp đồng sẽ làm căn cứ để xác định trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng. Trong nội dung sẽ thỏa thuận như: các giai đoạn yêu cầu thực hiện công việc, chất lượng và các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định, thời gian và các tiến độ yêu cầu thực hiện hợp đồng thiết kế…

– Giá và phương thức thanh toán

– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia

– Thời hạn của hợp đồng

– Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

– Chấm dứt hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Giải quyết tranh chấp

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên gia mới nhất năm 2022

Lưu ý khi giao kết hợp đồng thiết kế kiến trúc

Câu hỏi của Anh Quang (Đà Lạt):

Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư trả lời câu hỏi thắc mắc của tôi. Ngoài việc phải chú ý và soạn thảo đầy đủ nội dung của hợp đồng thiết kế kiến trúc thì cần phải lưu ý những gì? Việc lưu ý này có cần thiết hay không? Cảm ơn luật sư.

>> Xử lý nhanh các tranh chấp khi ký hợp đồng thiết kế kiến trúc, Gọi ngay: 1900.6174

Trả lời

– Trước khi ký hợp đồng thiết kế thì các bên cần nắm rõ các thông tin và thảo luận ý tưởng với kiến trúc sư. Đây là giai đoạn đầu tiên khi chủ nhà tiếp xúc với công ty bên thiết kế để trao đổi và cung cấp thông tin, ý tưởng, các yêu cầu về thiết kế của chủ nhà cho kiến trúc sư.

– Tổng hợp các thông tin, ý tưởng, yêu cầu mà khách hàng cung cấp sau đó, kiến trúc sư sẽ tư vấn các thông tin về phong cách thiết kế, cách bố trí không gian tối ưu trong nhà, lựa chọn những vật liệu thiết bị phụ kiện phù hợp với mong muốn của chủ nhà và phù hợp với tình hình tài chính.

– Ký hợp đồng thiết kế – khoản phí thiết kế: Sau khi tư vấn sơ bộ qua về phong cách thiết kế, kết hợp yêu cầu của khách hàng thì hai bên sẽ ký kết hợp đồng thiết kế, trong hợp đồng sẽ ghi rõ phong cách thiết kế mong muốn, diện tích thiết kế, phí thiết kế, thời gian thiết kế và các nhu cầu khác.

– Cần thiết phải duyệt các phương án thiết kế: Khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ và chi tiết về phương án thiết kế được xây dựng căn cứ theo số liệu khảo sát và yêu cầu của khách hàng. Qua đó, giúp đỡ khách hàng hình dung tổng thể toàn bộ công trình nội thất, kiến trúc của mình. Bắt đầu từ các bản thiết kế ở giai đoạn này nếu khách hàng chưa thỏa mãn hết yêu cầu thì khách hàng có thể yêu cầu chỉnh sửa để đạt tới phương án tối ưu nhất theo nhu cầu của mình.

– Khi soạn thảo hợp đồng thiết kế thì phải luôn luôn kèm theo các phụ lục cần thiết như: Phụ lục bản vẽ, phụ lục nội thất thi công, phụ lục nhân công, phụ lục phát sinh khác,… để đảm bảo công việc đều được thực hiện rõ ràng và hoàn chỉnh.

Bài viết trên Tổng đài pháp luật đã cung cấp cho bạn đầy đủ tất cả nội dung cần thiết của một hợp đồng thiết kế kiến trúc. Theo giờ gian, thì sẽ có thêm những quy định mới về các điều khoản trong hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, giải quyết tranh chấp,… Khi bạn gặp những trường hợp cần tư vấn cách xử lý thì bạn hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. Với các vấn đề phức tạp, bạn có thể đặt câu hỏi qua email và chờ phản hồi của luật sư hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư. Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng tư vấn giúp bạn xử lý những vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.