Bị cáo là gì? Bị can, bị cáo khác nhau như thế nào? BLHS 2015

Bị cáo là gì? Đây là thuật ngữ thường gặp trong trong các vụ án hình sự. Bị can và bị cáo khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giáp đáp những vấn đề liên quan đến bị cáo. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp. 

>> Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến bị cáo là gì? Gọi ngay 1900.6174

giai-dap-mien-phi-ve-bi-cao-la-gi
Giải đáp miễn phí về Bị cáo là gì? Gọi ngay 1900.6174

Bị cáo là gì?

 

Theo quy định tại khoản 1 điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bị cáo được định nghĩa như sau:

“Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”

Theo đó, khi có quyết định của Tòa án đưa bị can ra xét xử thì cá nhân hoặc pháp nhân mới bị gọi là bị cáo. Trường hợp chưa có quyết định của tòa án đưa vụ án ra xét xử thì không được gọi là bị cáo.

Bị cáo có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

 

Quyền của bị cáo

 

Anh Vũ (Hà Nội) có câu hỏi:

“Chào luật sư tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:

Vào tháng 7/2021, tôi đã ẩu đả với một người bạn và tôi lỡ đánh người này bị thương nặng phải nhập viện điều trị với kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể ở mức 30%. Sau đó, phía công an đã bắt giữ và khởi tố vụ án của tôi ra tòa án với tội cố ý gây thương tich. Tháng 8/2021, tòa án có quyết định đưa vụ án của tôi ra xét xử để định tội. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư nếu tôi bị khởi tố thì tôi có quyền gì để bảo vệ mình không ạ?

Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Bị cáo có quyền như thế nào khi ra Tòa? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Vũ! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tư vấn luật hình sự. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi đã xem xét và xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo có các quyền cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, bị cáo có quyền được nhận quyết định của tòa án đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án, bản án và các quyết định tố tụng khác theo quy định.

+ Thứ hai, bị cáo có quyền tham gia phiên tòa giải quyết vụ án để bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

+ Thứ ba, bị cáo có quyền được tòa án thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình.

+ Thứ tư, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bị cáo còn có quyền đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; có quyền đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

+ Thứ năm, bị cáo có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật để chứng minh mình vô tội hoặc để được giảm nhẹ tội.

+ Thứ sáu, tại phiên tòa xét xử thì bị cáo có quyền trình bày ý kiến, lời khai và không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình; được quyền tranh luận trước tòa; đồng thời có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc có thể tự hỏi nếu được cho phép.

+ Thứ bảy, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa cho mình.

Bên cạnh đó, bị cáo còn có các quyền khác như: nói lời sau cùng trước khi nghị án; kháng cáo bản án, quyết định của tòa án; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyền khác theo quy định.

Trên đây là quy định của pháp luật tố tụng về quyền của bị cáo, anh có thể tham khảo để bảo vệ quyền lợi của mình trước phiên tòa xét xử. Mọi thắc mắc liên quan đến khởi kiện ra tòa, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để luật sư tư vấn pháp luật chi tiết.

>> Xem thêm: Tội tiêu thụ tài sản – Theo quy định của pháp luật hiện hành

bi-cao-la-gi-quyen-cua-bi-cao
Bị cáo là gì? – Quyền của bị cáo – Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Nghĩa vụ của bị cáo

 

Anh Hà (Quảng Ninh) có câu hỏi:

“Chào luật sư tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:

Vào tháng 5/2021, tôi có tham gia đánh bạc với tổng giá trị tài sản là 1 tỷ đồng tại một sòng bài. Sau đó, tôi đã bị công an bắt giữ và khởi tố vụ án này ra tòa án vì tội đánh bạc. Tháng 6/2021, tòa án có quyết định đưa vụ án của tôi ra xét xử để định tội nhưng vì không muốn có mặt tại phiên tòa nên tôi đã trốn khỏi địa phương. Ngay sau đó, tôi đã bị lực lượng công an cưỡng chế đưa ra tòa xét xử. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, trong trường hợp này, lực lượng công an cưỡng chế tôi và đưa ra tòa có đúng với quy định của pháp luật không?

Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Nghĩa vụ bắt buộc của bị cáo như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hà! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của anh thì chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 61 bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị cáo có các nghĩa vụ sau:

+ Thứ nhất, bị cáo có nghĩa vụ phải có mặt trong phiên tòa xét xử theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt nhưng không phải vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan có thể bị áp giải. Trường hợp bỏ trốn có thể sẽ bị truy nã theo quy định về tội phạm.

+ Thứ hai, bị cáo còn có nghĩa vụ bắt buộc phải chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Từ những thông tin anh cung cấp, tòa án đã quyết định đưa anh ra xét xử với tội danh đánh bài. Trong trường hợp này, anh được coi là bị cáo khi xét xử. Vì vậy theo quy định tại khoản 3 điều 61 bộ luật Tố tụng hình sự 2015, anh phải thực hiện nghĩa vụ có mặt trong phiên toàn xét xử theo giấy triệu tập của Tòa án. Tuy nhiên anh lại có hành vi bỏ trốn nên sẽ bị truy nã theo quy định về tội phạm. Việc lực lượng cưỡng chế bắt anh đến có mặt trong phiên toàn xét xử hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc liên quan đến nghĩa vụ của bị cáo, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư!

>> Xem thêm: Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị khởi tố theo Bộ luật Hình sự?

bi-cao-la-gi-bi-can-va-bi-cao-trong-vu-an-hinh-su-co-gi-khac-nhau
Bị cáo là gì? Bị can và bị cáo trong vụ án hình sự khác gì nhau? Luật sư giải đáp 1900.6174

Bị can và bị cáo trong vụ án hình sự có gì khác nhau?

 

Bạn Hằng (Phú Yên) có câu hỏi như sau:

“Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:

Vào tháng 6/2021, tôi có bị khởi tố vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong quá trình điều tra, phía bên cơ quan điều tra nhiều lần triệu tập tôi với tư cách là bị can liên quan đến vụ án. Tuy nhiên vào tháng 9/2021, Tòa án có quyết định đưa vụ án của tôi ra xét xử để định tội và triệu tập tôi với tư cách là bị cáo của vụ án này.

Vì vậy, tôi muốn biết, bị can và bị cáo có gì khác nhau? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Nghĩa vụ bắt buộc của bị cáo như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Xin chào bạn Hằng! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Trong tố tụng dân sự, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm bị can và bị cáo. Do vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn và có thể phân biệt được hai khái niệm bị can và bị cáo, Tổng đài pháp luật sẽ phân tích hai khái niệm này dựa trên một số tiêu chí sau:

* Thứ nhất, về cơ sở pháp lý:

– Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định cụ thể tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

– Khái niệm về bị cáo, quyền và nghĩa vụ của bị cáo thì được quy định cụ thể tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

* Thứ hai, về khái niệm:

– Theo như quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự 2015, bị can được hiểu là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

– Còn bị cáo là gì? Theo quy định tại khoản 1 điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị cáo được hiểu là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

* Thứ ba về giai đoạn tham gia tố tụng:

– Cá nhân hoặc pháp nhân được coi là bị can khi vụ án đang trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố.

– Cá nhân hoặc pháp nhân được coi là bị cáo khi có quyết định của tòa án đưa vụ án vào giai đoạn xét xử.

* Thứ tư, về quyền của bị can và bị cáo theo quy định pháp luật tố tụng hình sự.

– Bị can có các quyền như sau:

+ Bị can có quyền biết mình bị khởi tố vì lý do gì

+ Bị can có quyền được Tòa án gửi quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác;

+ Đồng thời, bị can còn có quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

+ Bị can cũng cũng có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Bị cáo có những quyền như sau:

+ Bị cáo có quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác;

+ Có quyền tham gia phiên tòa xét xử;

+ Quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được người có thẩm quyền đồng ý và tranh luận tại phiên tòa;

+ Ngoài ra, bị cáo còn có các quyền như: nói lời sau cùng trước khi nghị án; xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu thấy bản án không hợp pháp hoặc quyết định của bản án xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

* Thứ 5, về nghĩa vụ của bị can và bị cáo:

– Bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tố tụng và chấp hành quyết định và yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định.

– Bị cáo có nghĩa vụ phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo giấy triệu tập của Tòa án và buộc chấp hành các quyết định và yêu cầu của Tòa án theo đúng quy định pháp luật.

Nhìn chung, để phân biệt bị can và bị cáo dễ nhất thì bạn có thể dựa vào thời điểm tham gia giai đoạn tố tụng. Còn các tiêu chí như đặc điểm về quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự thì được quy định tương đối giống nhau.

Trong trường hợp của bạn, do giai đoạn từ tháng 6/2021, vụ án này chỉ mới trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố nên bạn sẽ đóng vai trò là bị can của vụ án. Còn giai đoạn từ tháng 9/2021 trở đi, do vụ án đã có quyết định của Tòa án để đưa ra xét xử nên bạn sẽ đóng vai trò là bị cáo của vụ án này. Mọi vướng mắc về bị cáo là gì hay trong quá trình khởi kiện ra Tòa, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

>> Xem thêm: Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến câu hỏi “bị cáo là gì?”. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để áp dụng trong những tình huống thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư tư vấn chi tiết. .