Bị quay lén phải làm gì? Quay lén người khác phạm tội gì?

Bị quay lén là vấn đề nhức nhối gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Vậy quy định của pháp luật về việc bị quay lén như thế nào? Quay lén người khác phạm tội gì? Việc tung clip quay người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật không? Ngay trong bài viết dưới dây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi câu hỏi của bạn về vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư tư vấn luật dân sự hỗ trợ giải đáp miễn phí.

bi-quay-len-phai-lam-gi

Quy định của pháp luật về việc quay lén?

 

Chị Tuyết Mai (Nam Định) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi tên là Tuyết Mai, hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Nam Định. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của luật sư.

Xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị công nghệ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tồn tại một số người sử dụng các thiết bị này vào những việc xấu như quay lén người khác, nghe trộm,… sau đó phát tán video, hình ảnh của người khác lên mạng xã hội nhằm mục đích xấu.

Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng pháp luật nước ta quy định như thế nào về việc quay lén? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Các quy định của pháp luật về việc quay lén? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời:

Xin chào Tuyết Mai. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về các quy định của pháp luật về việc quay lén, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Hiện nay, tình trạng quay lén diễn ra khá nhiều và có không ít người là nạn nhân của hành vi này. Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh cụ thể như sau:

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự chấp thuận của người đó. Đối với những trường hợp dùng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao trừ khi có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc sử dụng hình ảnh của người khác không cần tới sự đồng ý của họ như:

– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng

– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác trái phép thì người có hình ảnh được quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, quay lén còn là hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, xâm phạm bí mật của người khác. Đây là những quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật nước ta bảo vệ.

Như vậy, khi người bị quay lén phát hiện ra hành vi quay lén của người khác thì người bị quay lén có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định nhằm khắc phục những hành vi của người quay lén gây ra.

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh vấn đề bị quay lén. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra giải quyết được khó khăn của bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh nhất.

>> Xem thêm: Nghĩa vụ dân sự là gì? Quy định pháp luật về nghĩa vụ dân sự

Quy định của pháp luật về việc bị quay lén

 

Anh Đức Minh (Thái Bình) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi tên là Minh, hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Thái Bình. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của luật sư.

Tôi có một người em họ hiện đang đi học trong thành phố Hồ Chí Minh. Em tôi sống trong một khu trọ tập thể. Trong một lần vô tình, em tôi phát hiện có người đặt camera quay lén trong phòng. Điều này khiến cho em tôi rất hoang mang và sợ hãi.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: những quy định của pháp luật về việc bị quay lén là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Quy định của pháp luật về việc bị quay lén? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí

Trả lời:

Xin chào Đức Minh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi.
Ngày nay, tồn tại không ít nạn nhân của việc bị quay lén. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới chủ thể bị quay lén và gây mất an toàn cho xã hội. Do đó, pháp luật phải có những quy định về việc bị quay lén để bảo vệ lợi ích của người bị quay lén.

Việc bị quay lén được pháp luật Hình sự nước ta quy định như sau:

– Khi người quay lén sử dụng hình ảnh đã quay lén được nhằm mục đích làm nhục người bị quay lén thì hành vi này có thể trở thành hành vi phạm tội.

– Việc xác định hành vi đó có phải là phạm tội hay không cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp cảnh bị quay lén là cảnh sinh hoạt cá nhân của người khác mà cảnh đó là cảnh không thể bị tiết lộ ra bên ngoài, sau đó lấy hình ảnh đó để phát tán ra bên ngoài nhằm mục đích nhục mạ, chửi rủa, trả thù, thỏa mãn nhu cầu thì hành vi này đã được cấu thành tội phạm.

Trên đây là những quy định của pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích cho người bị quay lén. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về các quy định này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ luật sư.

quy-dinh-cua-phap-luat-ve-viec-bi-quay-len

 

>> Xem thêm: Cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?

Quay lén người khác phạm tội gì?

 

Chị Minh Anh (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của luật sư.

Tôi có một người bạn sống một mình trong một căn hộ chung cư. Bạn tôi phải đi làm cả ngày, do đó chỉ có buổi tối và cuối tuần mới ở nhà. Hôm đó tôi sang nhà bạn tôi chơi thì vô tình phát hiện máy quay lén được đặt ở lọ hoa trên bàn. Điều này khiến chúng tôi rất hoang mang, không biết người quay lén đặt thiết bị quay như vậy nhằm mục đích xấu gì?

Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng: việc quay lén người khác phạm tội gì? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Luật sư giải đáp miễn phí vấn đề quay lén người khác phạm tội gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Minh Anh. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho luật sư của chúng tôi.  Quay lén người khác được coi là một hành vi xấu vi phạm pháp luật. Pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể để xử lý và ngăn ngừa tình trạng quay lén này.

Căn cứ theo Điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định mỗi cá nhân đều có đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình. Những quyền này là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Từ đây có thể thấy các hành vi quay lén người khác đã xâm phạm đến quyền cá nhân của người bị quay lén. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả xấu không lường trước được cho người bị quay lén.

Căn cứ vào mục đích, tính chất và mức độ của hành vi quay lén, pháp luật sẽ có những chế tài xử phạt khác nhau như xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Trường hợp người quay lén sử dụng hình ảnh đã quay được vào mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, làm giảm đi sự uy tín của người bị quay lén thì người có hành vi quay lén sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định của Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Bên cạnh đó, chủ thể quay lén người khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 02 năm.

Ngoài ra, nếu người quay lén người khác sau đó có hành vi tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển hoặc mua bán nhằm mục đích phổ biến hình ảnh, video quay lén được với nội dung nhạy cảm thì chủ thể đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Căn cứ Điều 326 Luật Hình sự năm 2015). Hình phạt đối với tội này bao gồm phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù, trong đó mức phạt cao nhất là 15 năm.

Trên đây là những giải đáp Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh vấn đề bị quay lén. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra giải quyết được khó khăn của bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Hòa giải trong tố tụng dân sự có đặc điểm, phạm vi thế nào?

Cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác

 

Chị Hà Linh (An Giang) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi tên là Hà Linh và hiện tại tôi đang sinh sống tại tỉnh An Giang. Tháng trước tôi có đi du lịch tại một khu du lịch khá nổi tiếng trong nước nhưng khoảng 02 tuần sau đó tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ về hình ảnh cá nhân của tôi. Họ uy hiếp tôi nếu không chuyển tiền cho họ thì sẽ phát tán hình ảnh của tôi lên mạng xã hội.

Hiện tại tôi đang rất lo lắng và sợ hãi. Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư về các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư tư vấn cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Hà Linh. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Bị quay lén hay chụp trộm là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn xảy ra. Những người thực hiện hành vi xấu xa này cần phải được pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Sau khi tìm hiểu về những quy định của pháp luật thì Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi xin được nêu ra các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác như sau:

– Thứ nhất, mặt khách quan

Được thể hiện thông qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác. Các hành vi này được thể hiện bằng việc có những hành vi như các chủ thể chụp ảnh trộm; quay lén hành động của người khác để nhằm mục đích bêu rếu. Thông qua đó, làm nhục người khác, đe dọa, khống chế, buộc người bị hại sẽ phải làm theo ý muốn của mình.

Những hành vi này chỉ nhằm mục đích làm nhục chứ không nhằm mục đích nào khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập khác thì căn cứ từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể sẽ là những người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục, những tội tương ứng với hành vi mà các chủ thể đó đã thực hiện. Đặc trưng của các hành vi được nêu cụ thể bên trên là sẽ thường diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.

– Thứ hai, khách thể

Hành vi làm nhục người khác là sẽ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.

– Thứ ba, mặt chủ quan

Chủ thể phải thực hiện hành vi này một cách cố ý. Hành vi này được thực hiện với mục đích mong muốn người bị hại bị nhục để trả thù chính người bị hại hoặc trả thù người thân của người bị hại.

– Thứ tư, chủ thể

Chủ thể của tội làm nhục người khác là người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên (Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Như vậy, có thể thấy tội làm nhục người khác được cấu thành bởi 4 yếu tố đó là mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan và chủ thể. Một hành vi tồn tại đầy đủ 4 yếu tố này sẽ bị cấu thành tội làm nhục người khác.

Trên đây là những giải đáp về cấu thành của tội làm nhục người khác theo quy định của pháp luật. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề bị quay lén, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư.

bi-quay-len

 

>> Xem thêm: Khách thể là gì? Các loại khách thể của tội phạm và ví dụ về khách thể

Hành vi quay lén được pháp luật giải quyết như thế nào?

 

Anh Đình Tú (Điện Biên) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của luật sư.

Gần đây, tôi đọc được nhiều bài báo về việc có người bị quay lén dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng về tinh thần, danh dự của họ. Tuy nhiên, báo chỉ đề cập sơ qua việc pháp luật giải quyết sự việc đó như thế nào chứ không đi vào cụ thể.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: hành vi quay lén được pháp luật giải quyết như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Hành vi quay lén được pháp luật giải quyết như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Đình Tú. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân Việt Nam, pháp luật nước ta đã có những quy định nghiêm ngặt về việc xử lý hành vi quay lén.

Đối với những hành vi quay lén vi phạm dân sự, pháp luật nước ta quy định giải quyết như sau:

Trong pháp luật dân sự có 6 cách thức dùng để bảo vệ quyền của mình gồm:

– Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

– Buộc thực hiện nghĩa vụ;

– Buộc bồi thường thiệt hại;

– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Như vậy, đối với trường hợp bị quay lén thì người bị quay lén có quyền yêu cầu Tòa án buộc chủ thể thực hiện hành vi vi phạm thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, video gây hại. Bên cạnh đó cần phải bồi thường thiệt hại cho người bị quay lén và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định.

Đối với những hành vi quay lén vi phạm hình sự:

– Hành vi quay lén nhằm mục đích làm nhục người khác sẽ bị phạt cảnh cáo từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Đối với các hành vi có tính chất tăng nặng thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu:

+ Phạm tội nhiều lần (từ 02 lần trở lên)

+ Phạm tội với 02 người trở lên

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để phạm tội

+ Phạm tội với người đang thi hành công vụ

+ Phạm tội với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc chữa bệnh cho mình

+ Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội

+ Gây ra rối loạn tâm thần và hành vi của người bị quay lén mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%

– Đối với các trường hợp sau thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi cho người bị quay lén mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 61%

+ Hành vi phạm tội khiến cho nạn nhân tự sát

+ Không những vậy, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Ngoài ra, khi phát tán video quay lén lên mạng có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu việc xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị hại tự sát.

Như vậy, Tổng đài pháp luật đã chỉ ra toàn bộ những quy định của pháp luật về việc pháp luật giải quyết như thế nào về hành vi quay lén người khác. Để được luật sư giải đáp rõ ràng và chi tiết hơn về các cách thức xử lý hành vi này, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp.

>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì? 4 loại trách nhiệm pháp lý

Bị quay lén phải làm gì?

 

Chị Thúy Hạnh (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi tên là Hạnh và hiện tại tôi đang sinh sống tại tỉnh Quảng Ninh. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của luật sư.

Bạn tôi trong một lần đi du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, vô tình phát hiện trong phòng ngủ của khách sạn có lắp máy quay lén, bạn tôi đã vô cùng hoảng loạn. Do quá sợ hãi nên bạn tôi đã báo lại với quản lý khách sạn nhưng nhận lại chỉ là một lời xin lỗi và hứa sẽ điều tra. Nhưng cho đến hiện tại thì bạn của tôi vẫn chưa nhận được kết quả.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: khi bị quay lén thì mình cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Bị quay lén phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Thúy Hạnh. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Khi phát hiện bị quay lén, người bị quay lén thường sẽ có tâm lý hoảng loạn, không biết mình nên làm gì cho đúng. Đây là tâm lý chung của nhiều người. Hiểu được điều này, Tổng Đài Pháp Luật xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Hiện nay, pháp luật nước ta quy định, hình ảnh của cá nhân sẽ được pháp luật bảo vệ. Nếu một người sử dụng hình ảnh của người khác mà không được người đó đồng ý thì hành vi này được coi là vi phạm pháp luật.

Tùy thuộc vào mức độ gây hại của hành vi gây ra thì sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên, khi phát hiện hình ảnh của mình bị quay lén thì người bị quay lén hãy nhanh chóng yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc chủ thể có hành vi vi phạm thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp không xác định được chủ thể quay lén là ai. Do đó, theo quy định của khoản 1 Điều 6 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì người bị quay lén phải có trách nhiệm chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và phải chứng minh được chứng cứ đó là hợp pháp và đúng đắn.

Bên cạnh đó, đối với những hình ảnh, video bị quay lén thuộc phạm vi đời sống cá nhân được giấu kín, khi bị phát tán thì người bị quay lén có thể tố cáo về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015 dù không xác định được chủ thể quay lén. Việc xác định chủ thể có hành vi quay lén sẽ do công an xã điều tra, xác minh và xử lý nếu có yêu cầu từ người bị quay lén.

Như vậy, khi phát hiện mình bị quay lén thì người bị quay lén cần lập tức gửi đơn yêu cầu đến Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc.

Trên đây là những giải đáp Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm giúp người bị quay lén bảo vệ quyền lợi của mình. Hy vọng thông tin mà chúng tôi đưa ra đã giúp đỡ được bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết miễn phí.

>> Xem thêm: Thi hành án dân sự là gì? Khi nào bị cưỡng chế thi hành án

Việc tung clip quay người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật không?

 

Chị Hồng Nguyên (Khánh Hòa) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi tên là Hồng Nguyên và hiện tại tôi đang sinh sống tại tỉnh Khánh Hòa. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ đến sự tư vấn của luật sư.

Vào hồi tháng 9 năm nay, tôi và chị K có xảy ra cãi vã, tranh chấp. Trong quá trình tranh chấp tôi có quay video chị K rồi tung clip lên mạng. Tuy nhiên, chị ta cho rằng việc tôi tung clip lên mạng khi chưa được sự đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng: việc tung clip quay người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Việc tung clip quay người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Hồng Nguyên. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi thắc mắc về cho luật sư của chúng tôi. Với vấn đề tung clip người khác lên mạng để tố cáo có vi phạm pháp luật không, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc tố cáo phải được thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Do đó, việc bạn quay clip người khác tung lên mạng để tố cáo là hành vi sai lệch.

Căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 32 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì việc sử dụng hình ảnh của người khác phải được người đó đồng ý. Do vậy, việc bạn quay clip người khác tung lên mạng là hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì hành vi này của bạn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi sẽ bị phạt với mức phạt gấp đôi cá nhân.

Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ những quy định của pháp luật trước khi hành động một việc gì đó ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của mình cũng như của người khác.

bi-quay-len-tung-clip-quay-len-de-to-cao-co-vi-pham-phap-luat-khong

 

>> Xem thêm: Bản án là gì? Khi nào bản án có hiệu lực? [Cập nhập 2022]

Trên đây là những giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề bị quay lén và các tình huống thực tế xoay quanh. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã biết cách bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình khi gặp phải những tình huống này. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào về vấn đề bị quay lén, hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.