Biên bản thanh lý hợp đồng là gì? Mục đích khi lập biên bản là gì? Lưu ý khi viết biên bản thanh ký là gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời!
>> Tư vấn quy định về biên bản thanh lý hợp đồng, Gọi ngay 1900.6174
Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?
>> Biên bản thanh lý hợp đồng là gì? Gọi ngay 1900.6174
Về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng là một văn bản nhằm chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của các bên đã được thể hiện trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 422 Bộ Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
– Hợp đồng đã được hoàn thành;
– Theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng;
– Pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại, cá nhân giao kết hợp đồng chết mà hợp đồng phải do chính pháp nhân, cá nhân đó thực hiện;
– Hợp đồng đã bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại;
– Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên trong hợp đồng không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong 01 thời hạn hợp lý;
Khi đó, hai bên trong hợp đồng phải xác định các quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và nghĩa vụ còn tồn tại.
Tổng Đài Pháp Luật được nhiều biết đến là đơn vị chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn pháp luật hành chính, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật doanh nghiệp,… Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực pháp lý, tổng đài đã tư vấn và hỗ trợ cho hàng nghìn khách hàng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!
Lập biên bản thanh lý hợp đồng để làm gì?
>> Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng? Gọi ngay 1900.6174
Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong điều 28 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, cụ thể quy định như sau:
Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong các trường hợp:
1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế này đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
3- Hợp đồng kinh tế đã bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;
4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo các quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.
Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực. Tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 đang có hiệu lực chỉ có các quy định về việc chấm dứt hợp đồng.
Cụ thể Điều 422 Luật này quy định 07 trường hợp chấm dứt hợp đồng, bao gồm:
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được các bên hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng đã chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính pháp nhân, cá nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng này không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Dù vậy trong các văn bản của Luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 không ghi nhận nhưng trên thực tế hiện nay, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vẫn hay thường xuyên sử dụng chế định “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự này và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng đã được giao kết.
Thanh lý hợp đồng là sự xác nhận lại lần nữa việc hai bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung mà hợp đồng đã giao kết hay chưa? Khi đó hai bên trong hợp đồng có còn ràng buộc với nhau nữa hay không? Biên bản thanh lý nhằm giúp ngăn những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.
Theo như thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng này có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù, chỉ được thanh lý hợp đồng khi hoàn thành hợp đồng hoặc khi hủy bỏ.
Chẳng hạn, Luật Xây dựng đã quy định, hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp như sau:
– Các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng;
– Hợp đồng xây dựng hủy bỏ hoặc bị chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó có ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng này thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với phần nghĩa vụ đã hoàn thành.
Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên trong hợp đồng đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp cụ thể để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện được thì hai bên vẫn có thể tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện được để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ này.
Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?
>> Biên bản thanh lý hợp đồng có phải bắt buộc phải lập hay không? Gọi ngay 1900.6174
Hiện nay, không có quy định pháp luật nào bắt buộc 02 bên phải lập biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này do 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký vào biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý. Ví dụ:
– Khi hai bên hoàn thành xong nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng này tự thanh lý;
– Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng sẽ tự đồng thanh lý;…
Nhìn chung, pháp luật hiện hành không có quy định điều chỉnh vì thế 02 bên trong hợp đồng có thể “tùy cơ ứng biến” nội dung thanh lý hợp đồng.
Các mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng chính xác nhất
>> Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng, gọi ngay 1900.6174
Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai bên với nhau về một vấn đề nào đó bất kỳ, nội dung của hợp đồng sẽ khác nhau tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
Chính vì thế, việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng này cũng sẽ có sự khác nhau tùy theo từng đối tượng của hợp đồng đó. Và ở nội dung này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số mẫu biên bản thanh lý phổ biến.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất
>> Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất năm 2022? Gọi ngay 1900.6174
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
(Thanh lý Hợp đồng ……… số…….)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2015.
– Căn cứ vào Hợp đồng (1) …………………………….
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên;
Hôm nay, ngày …. tháng … năm ………., tại ……………………, chúng tôi gồm:
BÊN ……………………: (Sau đây gọi tắt là Bên A)
Ông: ……………………………. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………… do ……………………… cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………….
Bà: ………………. ………………… Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……….. …………. do ………… …….. cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………..
BÊN ………………………..: (Sau đây gọi tắt là Bên B)
Ông: …………………………… Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………. do ………………… cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………
Bà: …………………… Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……………… do ……………………. cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………….
Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này để thực hiện việc thanh lý Hợp đồng …………… theo các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Ngày ……….., hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng ………………………………
Do ……………… nên các bên quyết định lập Văn bản thanh lý Hợp đồng ..……… nói trên.
2. Bằng việc lập và ký Văn bản thanh lý Hợp đồng này, chúng tôi chính thức tuyên bố: Hợp đồng………………… sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi chúng tôi ký vào Văn bản thanh lý Hợp đồng này.
ĐIỀU 2: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Việc thanh lý Hợp đồng nói trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát, không bị ép buộc và không kèm theo bất cứ điều kiện nào, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.
Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp đồng và cam kết không khiếu nại gì sau khi ký Biên bản thanh lý này;
Chúng tôi đã đọc và đồng ý với nội dung Văn bản thanh lý Hợp đồng này, đồng thời ký tên, điểm chỉ vào Văn bản này làm bằng chứng.
Văn bản này được lập thành …..(….) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản.
Bên A
(ký, ghi rõ họ tên) |
Bên B
(ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
>> Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế mới nhất năm 2022? Gọi ngay 1900.6174
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………o0o……..
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Căn cứ vào Hợp đồng …………. số: ……/……../……/20….ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty ………..
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….., chúng tôi gồm:
BÊN …..: CÔNG TY …….
Địa chỉ trụ sở chính: …
Đại diện bởi ông : …
Chức danh : Giám đốc
Số điện thoại : ……… Fax: ……….
MST : ….
Sau đây gọi tắt là Bên A
BÊN …..: CÔNG TY …….
Địa chỉ trụ sở chính: ………….
Đại diện bởi ông : ……….
Chức danh : Giám đốc
Số điện thoại : ……… Fax: ……….
MST : ………………………….
Sau đây gọi tắt là bên B.
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý ……. số: ……/……../……/20…..ký ngày …./…../…….. với nội dung sau:
ĐIỀU 1: Bên B đã tiến hành …… cho Bên A theo hợp đồng ……….. nghiệp số: ……/……../……/20…. ký ngày …./…../…….
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
– Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:
+ Giá trị hợp đồng trước thuế:
+ Thuế VAT:
+ Giá trị hợp đồng sau thuế:
– Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên …..
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng …………. số: ……/……../……/…….. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty …….
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Giám đốc
|
ĐẠI DIỆN BÊN B
Giám đốc
|
Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa
>> Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất năm 2022? Gọi ngay 1900.6174
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
– Căn cứ Bộ Luật Dân sự
– Căn cứ Luật Thương mại 2005
– Căn cứ vào các văn bản và quy định pháp luật có liên quan
Hôm nay, ngày….. tháng…… năm…….. Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN:
Công ty:
Giấy Chứng nhận ĐKKD số:
Nơi cấp:
Địa chỉ trụ sở chính:
Người đại diện: ……… Chức vụ: Giám đốc
(Trong “Hợp đồng” gọi tắt là Bên A)
BÊN MUA
Ông/Bà:
Số CMND:
Địa chỉ thường trú:
(Trong “Hợp đồng” gọi tắt là Bên B)
Hai bên thống nhất và đồng ý ký kết biên bản thanh lý này với các điều khoản quy định dưới đây:
ĐIỀU 1: THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Căn cứ theo hợp đồng số …… giữa Bên A và Bên B ký ngày….., sau khi nhận thấy những mục đích và lợi ích khi ký kết hợp đồng đã đầy đủ, các bên đồng ý thỏa thuận chấm dứt hợp đồng kể từ ngày các bên đồng ký kết vào văn bản này.
Các bên được giải phóng khỏi những quy định theo hợp đồng số……. mà không phải gặp bất kỳ trở ngại nào, trừ trường hợp một trong các bên vẫn còn nghĩa vụ phải hoàn thành theo Điều 3 của Biên bản này.
ĐIỀU 2: NGHĨA VỤ ĐÃ HOÀN THÀNH
2.1. Bên A đã hoàn tất việc giao hàng đúng với đơn hàng của Hợp đồng số…… như sau:
– Hàng hóa:
– Mã hàng:
– Số lượng:
2.2. Bên B đã hoàn tất việc thanh toán cho Bên A theo giá trị Hợp đồng số….. với số tiền là: ………. Theo thông tin chuyển khoản:
– Chủ tài khoản:
– Số tài khoản:
– Ngân hàng:
ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ CÒN LẠI CỦA CÁC BÊN
3.1. Bên A có nghĩa vụ bảo hành số hàng hóa này dựa trên phiếu bảo hành kèm theo từng đơn vị hàng hóa. Việc bảo hành sẽ được thực hiện liên tục trong vòng 1 năm kể từ ngày Bên B ký vào phiếu bảo hành theo kèm theo từng đơn vị hàng hóa do Bên A cung cấp.
3.2. Bên B có nghĩa vụ báo ngay cho Bên A chậm nhất trong vòng 05 ngày kể từ ngày phát hiện ra lỗi của hàng hóa để Bên A kịp thời thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Lỗi hoặc hư hỏng đó xuất phát từ lỗi kỹ thuật hoặc kết cấu hàng hóa của Bên A.
Nếu Bên B không kịp thời thông báo như quy định của Biên Bản này thì mọi thiệt hại về hàng hóa do Bên B chịu trách nhiệm
ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
– Các bên đã đọc và thống nhất về những thỏa thuận trong Biên bản này.
– Các bên cam kết tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ còn lại theo Hợp đồng số ….. cho đến hết thời hạn theo thỏa thuận.
– Biên bản được ký dựa trên sự tự nguyện của các bên
– Biên bản được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý ngang nhau.
Bên A
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Bên B
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ
>> Mẫu biên bản thanh ký hợp đồng dịch vụ mới nhất năm 2022? Gọi ngay 1900.6174
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Số: …………………../TLHĐ
Căn cứ vào Hợp đồng …………. số: ……. ………../………….. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ……….. ………………….. và Công ty ……………………
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….. tại …………………………………………,
Chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY …………………………… ………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………
Đại diện bởi ông : ……………………………………………………………………
Chức danh: ……………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………… Fax: ……………………………
MST: ………………………………………………………………….
BÊN B: CÔNG TY …………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………
Đại diện bởi ông : . ………………………………….
Chức danh: …………………………………….
Số điện thoại: ………………… Fax: ………………
MST: …………………………………….
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý ……………….. số: ……/……../……/….. ký ngày …./…../…….. với nội dung sau:
ĐIỀU 1:
Bên B đã tiến hành …………… cho Bên A theo hợp đồng ……….. số: ……/……../…… ký ngày …./…../…….
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:
+ Giá trị hợp đồng trước thuế: …….……………………
+ Thuế VAT: ………………………………………
+ Giá trị hợp đồng sau thuế: ………………
Phương thức thanh toán: ……………….
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng …………. số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty ………..
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 (một) bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Giám đốc
|
ĐẠI DIỆN BÊN B
Giám đốc
|
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
>> Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất năm 2022? Gọi ngay 1900.6174
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-***———
THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
(Căn nhà số:. đường………. phường…… quận……)
Chúng tôi ký tên dưới đây gồm :
BÊN CHO THUÊ NHÀ:(Gọi tắt là Bên A)
Ông/Bà:….
Ngày, tháng, năm sinh:…
Chứng minh nhân dân số:……… do:.. cấp ngày…….tháng…….năm….
Địa chỉ thường trú:…
BÊN THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên B)
Công ty:…..
Trụ sở số:….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:…
Do Ông (Bà):….
Ngày, tháng, năm sinh:…
Chứng minh nhân dân số:…… do:……cấp ngày…….tháng…….năm….
Địa chỉ thường trú:…..
Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số:….
Căn cứ vào hợp đồng thuê nhà đã ký giữa chúng tôi tại Phòng Công chứng số ……….ngày ………tháng………năm……….., chúng tôi thỏa thuận việc thanh lý hợp đồng thuê nhà như sau:
Điều 1. Hai bên cùng đồng ý chấm dứt trước thời hạn thuê nhà kể từ ngày…..tháng ……năm…….
Điều 2. Bên A xác nhận đã nhận lại phần nhà cho thuê và Bên B đã thanh toán đủ tiền thuê nhà cho Bên A. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng thuê nhà hai bên đã tự giải quyết xong.
Điều 3. Hai bên cam kết không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau.
Điều 4. Kể từ ngày hợp đồng thanh lý này được hai bên ký kết và Phòng Công chứng số……………thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận, Hợp đồng thuê nhà nêu trên không còn giá trị nữa.
Hợp đồng được lập thành……….bản, mỗi bản…………trang, mỗi bên giữ 01 bản, Phòng công chứng số……….lưu 01 bản.
Lập tại Phòng công chứng số ……………… ngày………..tháng………..năm…….
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
>> Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022? Gọi ngay 1900.6174
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên nhận thầu hoặc bên giao thầu để thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Thanh lý hợp đồng xây dựng được đặt ra khi các bên trong hợp đồng đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu biên bản thanh lý xây dựng dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Căn cứ vào: Bộ luật dân sự 2015
Luật xây dựng 2014
Hợp đồng thi công xây dựng được ký kết vào ngày….tháng….năm….
Và sự thỏa thuận trên nguyên tắc thiện chí giữa các bên.
Hôm nay, ngày………tháng………..năm………….tại…………………………………
Chúng tôi gồm các bên như sau:
Bên nhận thầu: (Gọi tắt là Bên A)
Công ty:………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………
Giấy phép kinh doanh số:…………………………………………………………………
Do Ông/bà:……………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:…………………..cấp ngày…..tháng….năm…….
Nơi cấp:………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………….
Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số:…………………………………………………
Bên giao thầu (Gọi tắt là bên B)
Công ty:………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………
Giấy phép kinh doanh số:…………………………………………………………………
Do Ông/bà:……………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:……………………cấp ngày…..tháng….năm…….
Nơi cấp:………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………….
Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số:………………………………………………..
Hai bên cùng thống nhất ký kết Biên bản thanh lý thi công công trình này với nội dung như sau:
1. Thanh lý Hợp đồng thi công công trình số……… đã ký ngày giữa hai bên;
2. Kể từ thời điểm lập Biên bản này, hai bên xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do vậy không còn trách nhiệm hay quyền lợi gì với nhau và cùng cam kết sẽ không thắc mắc, khiếu nại bất kỳ vấn đề gì liên quan đến Hợp đồng thi công số……….ngày………………….nữa.
3. Biên bản thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 2 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.
Bên A
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Bên B
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng không thực hiện
>> Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng không thực hiện mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Đối với hợp đồng không thực hiện, bạn đọc có thể tham khảo mẫu biên bản thanh lý dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
(Thanh lý Hợp đồng ……… số…….)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2015.
– Căn cứ vào Hợp đồng (1) ……………………………………………………….
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên;
Hôm nay, ngày …. tháng … năm ………., tại …………………………………………….., chúng tôi gồm:
BÊN ……………………: (Sau đây gọi tắt là Bên A)
Ông: …………………………………. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………
Bà: …………………………………. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………….. cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………
BÊN ………………………..: (Sau đây gọi tắt là Bên B)
Ông: …………………………………. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do …………………….. cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………
Bà: …………………………………. Sinh năm: ……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………. cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………
Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này để thực hiện việc thanh lý Hợp đồng …………… theo các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1
NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Ngày ……….., hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng ………………………………
Do ……………… nên các bên quyết định lập Văn bản thanh lý Hợp đồng ..……… nói trên.
2. Bằng việc lập và ký Văn bản thanh lý Hợp đồng này, chúng tôi chính thức tuyên bố: Hợp đồng………………… sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi chúng tôi ký vào Văn bản thanh lý Hợp đồng này.
ĐIỀU 2
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Việc thanh lý Hợp đồng nói trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát, không bị ép buộc và không kèm theo bất cứ điều kiện nào, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.
Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp đồng và cam kết không khiếu nại gì sau khi ký Biên bản thanh lý này;
Chúng tôi đã đọc và đồng ý với nội dung Văn bản thanh lý Hợp đồng này, đồng thời ký tên, điểm chỉ vào Văn bản này làm bằng chứng.
Văn bản này được lập thành …..(….) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản.
Bên A
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Bên B
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng
>> Một số lưu ý khi viết biển bản thanh lý hợp đồng? Gọi ngay 1900.6174
Khi viết biên bản thanh lý hợp đồng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi đã hoàn tất một công việc nào đó được các bên tham gia xác nhận lại chất lượng, khối lượng và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc này và hai bên cùng đồng ý ký tên.
– Thanh lý hợp đồng kinh tế là thuật ngữ pháp lý đã được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trước đây. Kể từ khi Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời thì thuật ngữ “thanh lý hợp đồng kinh tế” không còn được đề cập hay quy định đến nữa. Tuy nhiên, trên thực tế các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, vẫn hay thường xuyên sử dụng cụm từ “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt, giải phóng quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.
– Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp như sau:
+ Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận về kéo dài thời hạn đó;
+ Hợp đồng kinh tế đã bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
– Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể;
– Khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ các điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.
Thông qua việc thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng này. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định được các khoản thuộc trách nhiệm tài sản và hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế này hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã chấm dứt. Riêng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý này vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Về mục đích, bản chất của việc thanh lý hợp đồng chính là giúp cho các bên xác định được rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng và hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, các phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như đã chấm dứt, chỉ riêng đối với phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn có hiệu lực.
Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng này chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp phát sinh về sau có thể xảy ra đối với phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Thanh lý hợp đồng thường được gắn liền và đi kèm với hợp đồng kinh tế.
Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết giúp cho các bên trong hợp đồng nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc và quan trọng là tránh được các khiếu kiện, tranh chấp về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý.
Một số câu hỏi liên quan đến biên bản thanh lý hợp đồng
Thủ tục thanh lý hợp đồng khi có bên đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng bao gồm những gì?
>> Tư vấn thủ tục thanh lý hợp đồng khi có bên đơn phương yêu cầu hủy bỏ nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này mà bên đơn phương cần:
– Trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết thì bên đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng gửi thông báo cho đối tác. Thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
– Trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần phải căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự năm 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Có được tự ý thanh lý hợp đồng khi đã ủy quyền ký hợp đồng cho người khác?
>> Có được tự ý thanh lý hợp đồng khi đã ủy quyền ký hợp đồng cho người khác? Gọi ngay 1900.6174
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận ý chí giữa hai bên trong hợp đồng. Bản chất việc ủy quyền này là việc bên được ủy quyền thay mặt bên ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc nhất định. Bên được ủy quyền sẽ thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền theo nội dung thỏa thuận của hai bên trước đó.
Đối với trường hợp trên, cần phải xem xét trong nội dung thỏa thuận phạm vi ủy quyền giữa bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về biên bản thanh lý hợp đồng. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích trong quá trình thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm!