Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất năm 2024

Có thể nói biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là mẫu đơn được sử dụng nhiều nhất khi xảy ra va chạm giao thông. Vậy cách viết biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông như thế nào? Khi tai nạn giao thông xảy ra, trong trường hợp nào các bên liên quan có thể thỏa thuận với nhau? Ngay trong bài viết dưới đây, luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn luật giao thông đường bộ trực tuyến, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ sớm nhất.

>Tìm hiểu mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất năm 2022, gọi ngay 1900.6174

bien-ban-thoa-thuan-tai-nan-giao-thong

Quy định về biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông

Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là gì?

 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng:

Người nào có những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do bất khả kháng hay hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trừ trường hợp trên thì người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau về phương án bồi thường. 

Như vậy, biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là một văn bản ghi lại việc thỏa thuận, đàm phán của các bên liên quan đến việc bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông xảy ra.

Nội dung biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông

 

Anh Phú Cường (Yên Bái) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 30 tuổi và đang sinh sống tại tỉnh Yên Bái. 2 ngày trước, tôi có cuộc họp đột xuất với khách hàng. Đây là khách hàng trọng điểm trong năm nay của công ty cho dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Do đó, tôi đã ngay lập tức lái xe máy đến công ty.

Trên đường đi, do không chú ý quan sát nên tôi đã lỡ đi ngược chiều trên đường một chiều và va chạm với một xe máy khác. Vì không muốn làm to mọi chuyện nên cả 2 bên đã đồng ý làm biên bản thỏa thuận. Nhưng cả tôi và chủ xe kia đều không rõ về mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông cần những thông tin gì. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

>Luật sư hướng dẫn nội dung biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về vấn đề bạn gặp phải, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, 2 ngày trước, bạn đã đi ngược chiều và xảy ra va chạm với một xe máy khác. Tuy nhiên, cả 2 bạn đã thống nhất sẽ lập biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông. Vì vậy để biên bản có tính pháp lý thì toàn bộ quá trình thỏa thuận, đàm phán giữa các bên cần được ghi lại thành biên bản và bao gồm đầy đủ các nội dung sau:

– Thời gian lập biên bản

– Địa điểm lập biên bản

– Thông tin của các bên bao gồm: bên bồi thường, bên nhận bồi thường, người làm chứng. Theo đó, các bên ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số CMND/CCCD,…

– Diễn biến vụ va chạm đã xảy ra và thiệt hại thực tế

– Nội dung thỏa thuận: phần này cần ghi rõ nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau như: bồi thường bằng hình thức nào (bằng tiền hay hiện vật), phương thức bồi thường (từng giai đoạn hay một lần), thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường.

– Cam kết của các bên về việc thực hiện bồi thường thiệt hại

Trên đây là nội dung biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông. Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ về bất kỳ nội dung nào trong mẫu đơn này, gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn miễn phí.

noi-dung-bien-ban-thoa-thuan-tai-nan-giao-thong

>> Xem thêm: Lỗi đi ngược chiều sẽ bị xử phạt dưới những hình thức nào?

Biên bản thỏa thuận đền bù tai nạn giao thông

 

Anh Quang Huy (Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi về biên bản thỏa thuận cần được giải đáp ạ. Hôm trước, khi đang lái xe trên quốc lộ 1A, tôi có xảy ra va chạm với một chiếc xe máy di chuyển cùng chiều. Sự va chạm này đã khiến cho chủ xe máy bị chấn thương nhẹ ở phần đầu và bị gãy chân phải ở nhà tĩnh dưỡng. Cả 2 bên đều không muốn làm quá mọi chuyện nên đã thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại. Vì tin tưởng tôi, gia đình kia đã nhờ tôi viết biên bản thỏa thuận. Nhưng tôi lại không rõ về mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông như thế nào. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

>Tìm hiểu mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông cập nhật 2022, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Với vấn đề biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mà bạn đang vướng mắc, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo thông tin bạn chia sẻ, khi đang tham gia giao thông, bạn đã xảy ra va chạm với một xe máy đi cùng chiều và gây thiệt hại cho họ. Tuy nhiên cả 2 đã tự thỏa thuận với nhau về việc bồi thường. Dưới đây là mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mà bạn có thể tham khảo:

Tải mẫu đơn biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông tại đây: 

Download (DOCX, 13KB)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỎA THUẬN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

(Bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông)

Hôm nay, ngày …. tháng … năm …

Tại:……………., đường phố … xã phường …. Quận, huyện … thành phố …..

Chúng tôi gồm:

1. Bên bồi thường (Bên A)

Ông/ bà: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………

CMND/CCCD:……………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………..…………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………

2. Bên nhận bồi thường (Bên B)

Ông/ bà: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD:………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………..…………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………

Tư cách là bố mẹ/ anh chị em …………………….của người bị hại ……………….

3. Người làm chứng 1:

Ông/ bà: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………..…………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………

4. Người làm chứng 2:

Ông/ bà: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………..…………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………

Vào ngày (trình bày tóm tắt nội dung vụ việc, gồm nội dung chính như: ngày tháng năm xảy ra tai nạn, tại đoạn đường, biển số đăng ký hai bên xe)

Sau khi vụ việc xảy ra thì gia đình bên A đã thăm hỏi, bồi thường, khắc phục hậu quả

Đến nay, vụ việc trên đã giải quyết ổn thỏa, đã khắc phục thiệt hại xảy ra. Chúng tôi (bên A và bên B) thống nhất nội dung như sau:

Bên A đồng ý bồi thường cho bên B số tiền là (bằng số)………………… (bằng chữ) ………………theo yêu cầu của bên B.

Sau khi các bên thống nhất ký tên dưới đây, bên B không có quyền yêu cầu bồi thường thêm chi phí nào khác từ bên A.
Nếu các bên vi phạm thỏa thuận này, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bên B                                                Bên A                                           Người làm chứng

             (Ký và ghi rõ họ tên)                          (Ký và ghi rõ họ tên)                          (Ký và ghi rõ họ tên)                 

 

Để được luật sư hướng dẫn kỹ càng và chi tiết hơn về mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông, bạn hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 

Cách viết mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông

 

Chị Thu Hương (Hải Phòng) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 20 tuổi và đang sinh sống tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Hôm trước, anh tôi có đi xe máy lên Hà Nội để ký hợp đồng với khách hàng. Anh đã không may va phải một chiếc ô tô khác đi cùng chiều. Nguyên nhân là do chủ xe kia đã lấn sang làn đường xe máy. Vụ va chạm này đã khiến anh tôi bị gãy tay và bong gân. Tiền viện phí hết 10 triệu đồng. Do thương tích không lớn và bên chủ xe kia đã nhận hết lỗi sai về mình nên chúng tôi bằng lòng viết biên bản tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên cả 2 bên đều không biết cách viết biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông như thế nào. Mong luật sư hướng dẫn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

>Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông nhanh chóng trong 5 phút. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Trong trường hợp bạn đang vướng mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo như bạn chia sẻ, anh bạn đi xe máy lên Hà Nội và đã xảy ra va chạm với một ô tô khác đi cùng chiều. Nguyên nhân là do chủ xe ô tô lấn sang làn đường xe máy. Vụ tai nạn đã khiến anh bị gãy tay và bong gân. Cả 2 bên đã thống nhất viết biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông. Để biên bản có hiệu lực, hình thức biên bản cần đảm bảo yêu cầu và bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản sau:

Phần đầu

– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Đây là phần không thể thiếu trong các văn bản có tính pháp lý.

– Tên biên bản: ghi rõ “Biên bản thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông”

– Ghi rõ ngày tháng năm, địa điểm: các thông tin này cung cấp thời gian, địa điểm nơi làm biên bản

Phần nội dung

– Cần ghi đầy đủ thông tin về bên bồi thường và bên nhận bồi thường. Đây là những bên có liên quan trực tiếp tới vụ việc thỏa thuận. Biên bản sẽ xác định quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên và xác nhận sự thỏa thuận, giải quyết vụ việc một cách ổn thỏa. Các thông tin này bao gồm: Họ tên, hộ khẩu thường trú, CMND/CCCD, Chỗ ở hiện tại và có thể cụ thể hơn.

– Nội dung sự việc dẫn đến bồi thường: cần trình bày đầy đủ sự việc, nêu tình hình, diễn biến, thiệt hại. Qua đó tính toán được giá trị tổn thất thực tế các bên cần thỏa thuận bù đắp.

– Nội dung thỏa thuận: ghi rõ nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau bao gồm: số tiền bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường, thời gian chịu trách nhiệm là bao lâu. Qua đó đặt ra các ràng buộc cho các bên trong biên bản.

Phần cuối biên bản

– Cam kết của các bên về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tai nạn

– Cuối văn bản cần ký và ghi rõ họ và tên. Các thành phần bao gồm cả các bên liên quan và người làm chứng

Trên đây là cách viết mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mong rằng đã giải quyết được vấn đề của bạn. Trong quá trình thực hiện thủ tục hòa giải tai nạn giao thông, nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào về cách viết mẫu biên bản này, hãy gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng.

 

cach-viet-mau-bien-ban-thoa-thuan-tai-nan-giao-thong

>> Xem thêm: Lỗi lấn làn xe máy phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật 2022

Một số câu hỏi liên quan đến biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông

mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-bien-ban-thoa-thuan-tai-nan-giao-thong

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?

 

Anh Huy Hoàng (Gia Lai) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 26 tuổi và đang sinh sống tại Gia Lai. Hôm qua, khi điều khiển xe máy tham gia giao thông, do thiếu quan sát nên tôi đã đâm phải một đoàn xe đang đi đón dâu. Vụ va chạm đã khiến cho một người phải nhập viện. Quá hốt hoảng và lo sợ, tôi đã bỏ trốn khỏi hiện trường và cũng không đến cơ quan công an trình báo. Đồng nghiệp nói rằng tôi có thể sẽ bị phạt tiền lên tới 8.000.000 đồng. Vậy luật sư cho tôi hỏi: hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tôi xin cảm ơn.

 

>Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi câu hỏi đến cho luật sư của Tổng đài pháp luật. Về mức phạt hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo điểm đ, khoản 8, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với người điều khiển xe mô tô, gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy như sau:

“ 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã điều khiển xe máy và đâm phải đoàn xe đón dâu. Vụ va chạm đã gây thương tích cho một người trong đoàn. Sau đó, bạn đã bỏ trốn khỏi hiện trường và không tự giác trình báo công an. Căn cứ theo điểm đ, khoản 8, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi của bạn thuộc trường hợp gây tai nạn giao thông không dừng lại, bỏ trốn và không đến trình báo với cơ quan công an có thẩm quyền. Do đó, bạn sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về mức xử phạt với trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn, gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.

>> Xem thêm: Không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông xử lý như thế nào?

Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông thế nào?

 

Anh Minh Đức (Nam Định) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp. Hôm qua, khi đang đi từ Nam Định lên Hà Nội bằng xe máy, tôi có xảy ra va chạm với một phụ nữ đi xe Lead cùng chiều. Nguyên nhân là do tôi quá chủ quan, nghĩ rằng phía sau không có ai nên đã đột ngột chuyển hướng mà không xi nhan. Vụ va chạm đã khiến cho người phụ nữ phải đi nhập viện, còn tôi chỉ bị xây xát nhẹ. Bác sĩ nói chị ấy bị rách da đầu nhưng chỉ là phần ngoài da, không quá nguy hiểm. Tôi đã thanh toán tiền viện phí và bồi dưỡng cho chị nhưng chị không chịu mà kiên quyết đòi bồi thường nhiều hơn. Vậy luật sư cho tôi hỏi: trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

>Luật sư giải đáp nhanh chóng trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về vấn đề trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ:

“Người nào có những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”

Khi va chạm giao thông và có thiệt hại xảy ra, bên có lỗi phải bồi thường cho bên thiệt hại. Hình thức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Cụ thể trách nhiệm bồi thường bao gồm:

– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (căn cứ theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015) bao gồm: tài sản bị hủy hoại hay hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản hư hỏng, thiệt hại khác do luật định,…

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015) bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

+ Thu nhập thực tế bị mất hay bị giảm sút của người bị thiệt hại; trong trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người chăm sóc thường xuyên thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (căn cứ theo Điều 591 Bộ luật dân sự 2015) bao gồm: thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn tham gia giao thông và đã xảy ra va chạm với một người phụ nữ, khiến người này bị thương phải nhập viện. Do đó, căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015, ngoài các khoản bồi thường liên quan đến chi phí khám, chữa bệnh, bạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường về thu nhập thực tế bị giảm sút. Nếu bạn đã bồi thường mà người này đòi bồi thường thêm với những lý do không hợp lý, bạn có thể đưa vấn đề này ra cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Để hiểu tường tận về vấn đề ai là người có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông, gọi ngay 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí.

Trên đây là những giải đáp liên quan đến biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông của Tổng đài pháp luật. Tai nạn giao thông vốn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng với sự tư vấn nhiệt tình từ luật sư sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng xử lý khi có va chạm không lường trước xảy ra. Nếu bạn cần được tư vấn trực tiếp các vấn đề về giao thông đường bộ, hãy gọi ngay qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.

Liên hệ với chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn luật giao thông ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp