Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân năm 2024

Mối quan hệ vợ, chồng được xác nhận khi các cá nhân đáp ứng đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn sẽ được phép tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, trong cuộc sống hôn nhân vẫn có những trường hợp xác lập hôn nhân không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Những trường hợp này được coi là vi phạm luật cấm kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình. Vậy theo quy định của Pháp luật, Luật hôn nhân sẽ cấm kết hôn trong những trường hợp nào?

 

cac-truong-hop-cam-ket-hon

 

>> Liên hệ tổng đài tư vấn những trường hợp cấm kết hôn theo quy định, Gọi ngay: 1900.6174

 

Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật

 

Anh Giang (Quảng Ninh) đưa ra câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi đang thắc mắc về những quy định cấm kết hôn mới nhất của Pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!”

>> Đặt lịch hẹn với Luật sư tư vấn trường hợp tảo hôn: Tại đây!

Trả lời:
Chào bạn, chúc bạn một ngày mới tốt lành. Luật sư đã tiếp nhận và xin phép được đưa phản hồi:

Nam và nữ khi xác lập mối quan hệ vợ, chồng cần pháp đáp ứng đủ điều kiện quy định thuộc Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.Theo điểm d thuộc Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

Những trường hợp cấm kết hôn tại điểm a,b,c và d thuộc Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:

Kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là hình thức nam, nữ kết hôn dựa trên một thỏa thuận hoặc một hợp đồng nào đó để đạt được mục đích như: Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam hay hưởng ưu đãi từ Nhà nước. Hình thức này có thể nhằm mục đích khác mà không phải là xây dựng gia đình.

Dựa trên nguyên tắc, hình thức kết hôn giả tạo vẫn đảm bảo hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nó sẽ không hình thành mục đích xây dựng gia đình một cách tốt đẹp.

Tảo hôn

Tảo hôn được hiểu là việc nam, nữ kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nằm 2014.
Cụ thể, điều kiện không được phép kết hôn theo quy định là khi nam chưa đủ 20 tuổi và nữ dưới 18 tuổi.

Cưỡng ép kết hôn

Cưỡng ép kết hôn là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn nào đó làm cho người bị cưỡng ép hoàn toàn không có sự lựa chọn, buộc phải thực hiện việc kết hôn với người mà họ không mong muốn.

Lừa dối kết hôn

Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên với mục đích làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng, nội dung trong mối quan hệ đó dẫn tới việc đồng ý kết hôn.

Cản trở kết hôn

Cản trở kết hôn là hành vi ngược đãi, yêu sách của của, đe dọa về mặt tinh thần nhằm mục đích ngăn cản việc kết hôn giữa những chủ thể đã đủ điều kiện xác lập kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Kết hôn giữa những người có quan hệ thân thích

Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình, cấm hết hôn hoặc chung sống như vợ chồng:

– Giữa những người cùng dòng máu trực hệ

– Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời

– Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng,…

Trong đó:

Những người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau

Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra bao gồm:

– Cha, mẹ là đời thứ nhất

– Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai

– Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba

Trên đây là những trường hợp cấm kết hôn mới nhất hiện nay theo quy định của Pháp luật
Như vậy, căn cứ vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thực hiện xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định này tương ứng với từng hành vi cụ thể.

Trong trường hợp bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí!

 

Người chuyển đổi giới tính có thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn không?

 

Anh Việt (Hà Tĩnh) đưa ra câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi thấy dạo này các vấn đề liên quan tới người chuyển giới và cộng đồng LGBT nhận được khá nhiều cảm thông. Tôi thắc mắc rằng những trường hợp đã chuyển giới thì có quyền đăng ký kết hôn không. Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn!”

>> Gặp Luật sư tư vấn về việc chuyển đổi giới tính theo quy định pháp luật: Tại đây!

Trả lời:
Xin chào bạn, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi của bạn và xin phép được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định mới của pháp luật hiện nay về việc cho phép chuyển đổi giới tính. Cụ thể, theo Điều 37, Bộ luật dân sự 2017:

“Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng kí thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.

Như vậy, sau khi hoàn thành phẫu thuật chuyển đổi giới tính, cần thực hiện đăng ký thay đổi hộ tịch thì sẽ được pháp luật công nhận có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.

Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, quyền tự do kết hôn thuộc quyền nhân thân cần phải đáp ứng điều kiện kết hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện dưới đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

c) Không bị mất năng lực hành vi nhân sự

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d Khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

Như vậy, trong Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình, sau khi bạn đã hoàn thành phẫu thuật chuyển đổi giới tính và thực hiện thay đổi giới tính trên giấy tờ nhân thân sẽ được quyền kết hôn với người khác giới nếu cả hai đáp ứng đủ điều kiện kết hôn nêu trên.

Bạn có vướng mắc gì với câu trả lời của Luật sư không? Đừng ngần ngại hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng 19006174 để được lắng nghe tư vấn từ Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

>> Xem thêm: 10+ chuyên gia tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình nổi tiếng

nguoi-chuyen-doi-gioi-tinh-co-thuoc-cac-truong-hop-cam-ket-hon-khong

 

Kết hôn trong phạm vi ba đời có thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn không?

 

Anh An (Hà Nội) đưa ra câu hỏi:
“Buổi tối hôm trước em đưa bạn gái về ra mắt gia đình. Sau buổi hôm đó bố mẹ em có nói với em rằng 2 đứa không nên tiếp tục vì bà nội cô ấy là chị em ruột với bà ngoại em. Hiện tại, chúng em đã quen nhau được 2 năm, em đang cảm thấy rất bối rối không biết phải làm sao. Liệu em và cô ấy kết hôn có phải thuộc trường hợp kết hôn cận huyết không? Em và cô ấy có thể kết hôn với nhau được không? Mong luật sư giải đáp giúp em với.”

>> Kết hôn trong phạm vị ba đời có bị cấm không? Thắc mắc gọi ngay 19006174

Trả lời:
Chào bạn, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra lời tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:

“1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng làm cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Căn cứ vào Khoản 18,19 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có trong phạm vi ba đời.”

Theo như câu hỏi bạn trình bày, tôi cho rằng bạn và bạn gái bạn thuộc đời thứ tư, nằm ngoài phạm vi ba đời trong Bộ luật hôn nhân và gia đình. Như vậy, trường hợp của bạn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật, bạn và bạn gái bạn vẫn có thể kết hôn với nhau.

Trên đây là câu trả lời Luật sư dành cho bạn, nếu bạn có thắc mắc nào khác hãy trực tiếp gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng Đài Pháp Luật 19006174 luôn thường trực 24/7, sẵn sàng giải đáp cho công dân mọi lúc, mọi nơi.

 

Bị Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì có bị cấm kết hôn không?

Chị Hiền (Hà Nội) đặt ra câu hỏi như sau: “ Xin chào, tôi muốn Luật sư giải đáp giúp tôi một câu hỏi: Em gái của tôi sinh năm 1991, hiện nay đã 31 tuổi, chưa lập gia đình. Hiện tại, gia đình tôi muốn cho em gái kết hôn. Nhưng em gái tôi đã bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Vậy em gái tôi có bị cấm kết hôn hay không?
Cảm ơn Luật sư!”

>> Tư vấn trường hợp kết hôn trong phạm vi ba đời miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Trả lời:
Chào anh, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật đã tiếp nhận câu hỏi bạn đưa ra và xin phép được đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

c) Không bị mất năng lực hành vi.”

Theo như quy định trên của Bộ Luật hôn nhân và gia đình, việc em gái anh bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đủ điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cho hình thức kết hôn, không phải là một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 của Bộ Luật hôn nhân và gia đình:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Như vậy, theo Điều 5 Bộ Luật này việc bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự không phải thuộc trường hợp cấm kết hôn. Vì vậy, em gái của bạn vẫn có thể lập gia đình.

Trên đây là hỗ trợ của Luật sư cho thắc mắc của bạn. Nếu bạn cảm thấy câu trả lời chưa được rõ ràng, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên hệ ngay qua số điện thoại 19006174 để được nhận tư vấn trong thời gian ngắn nhất.

>> Xem thêm: Độ tuổi kết hôn

Phương thức xử lý những hành vi vi phạm các trường hợp cấm kết hôn

Các trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thể được xử lý theo hai phương thức: Xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự

Xử lý vi phạm hành chính

Theo Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ thể có hành vi kết hôn giả tạo.

Theo Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với chủ thể có hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở kết hôn.

Theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi:

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng;

– Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

– Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng làm cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”

>> Tư vấn trường hợp kết hôn trong phạm vi ba đời miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Xử lý hình sự

Theo quy định thuộc Chương XVII Bộ Luật hình sự năm 2015 về các tội phạm chế độ hôn nhân và gia đình quy định mức xử phạt tùy vào hành vi và mức độ vi phạm như sau:

Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ khi đã bị xử lý vi phạm chính nhưng vẫn vi phạm lần kế tiếp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tùy vào mức độ vi phạm.

Hành vi tổ chức kết hôn cho những chủ thể chưa đủ tuổi kết hôn đã bị xử lý vi phạm nhưng vẫn vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm tùy vào mức độ vi phạm.

Hành vi kết hôn giữa những người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng khiến cho:

– Cuộc hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm tùy vào mức độ vi phạm.

– Vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn thì phạt tù từ 06 đến 03 năm.
Hành vi kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ; có thể là anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, sẽ bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.

Hy vọng tư vấn của Luật sư sẽ giúp bạn áp dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 19006174 khi bạn muốn được lắng nghe Luật sư giải đáp những thắc mắc về lĩnh vực hôn nhân.

>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh có cần giấy kết hôn không

 

xu-ly-vi-pham-cac-truong-hop-cam-ket-hon

Trên đây là những câu hỏi Tổng Đài Pháp Luật nhận được trong quá trình tư vấn những quy định đáng chú ý liên quan tới các trường hợp cấm kết hôn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về việc kết hôn của Luật hôn nhân. Nếu có bất kì câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư, hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn Luật hôn nhân gia đình theo số điện thoại 19006174 để được nhận tư vấn miễn phí 24/7. Đối với những vấn đề mang tính phức tạp khó có thể giải quyết bằng hình thức online, bạn có thể liên hệ đặt lịch trực tiếp với luật sư để được nhận tư vấn dễ dàng hơn. Sự tin tưởng của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi.

Trân trọng!