Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những quyền lợi quan trọng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Theo Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ giúp người lao động có nguồn thu nhập ổn định khi mất việc mà còn tạo cơ hội để họ tìm kiếm công việc mới.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp dựa trên mức đóng của người lao động và thời gian tham gia bảo hiểm, từ đó xác định số tiền trợ cấp hàng tháng. Điều này mang lại sự an tâm cho người lao động trong trường hợp họ gặp khó khăn về việc làm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định và cách thức tính toán chính xác khoản trợ cấp này. Là luật sư tư vấn luật BHXH tại Tổng đài pháp luật, tôi khuyên người lao động nên hiểu rõ về cách tính bảo hiểm thất nghiệp để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.
>>> Hãy liên hệ tới số điện thoại Tổng đài pháp luật 1900.6174 hoặc qua địa chỉ email để được các luật sư hỗ trợ, giải đáp tất cả những thắc mắc, khiếu nại liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc và cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp – Gọi tư vấn 1900.6174
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013 quy định: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 43 Luật việc làm 3013 quy định: Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp có trách nhiệm bù đắp và trang trải cuộc sống của người lao động sau khi kết thúc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà chưa thể tìm được việc làm mới. Ngoài ra, tất cả người lao động và người sử dụng điều bắt buộc phải sử dụng bảo hiểm thất nghiệp để có thể duy trì quyền và lợi ích của mình sau khi không có việc làm. Đặc biệt, hiện nay, sự hoành hành của dịch covid- 19 đã để lại những tổn thất đáng kể cho những doanh nghiệp và người lao động, vì thế, bảo hiểm thất nghiệp được coi là phao cứu tinh giúp người lao động giải quyết không ít khó khăn trong cuộc sống.
>>>Xem thêm: Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến như thế nào?
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
>>> Tư vấn mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiêp. Gọi ngay: 1900.6174
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013 quy định về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
” 1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”
Theo quy định trên, người lao động sẽ phải đóng trợ cấp với số tiền bằng 1% tiền lương tháng đó, người sử dụng lao động sẽ đóng số tiền bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đã tham gia ký kết hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội. Đối với nhà nước thì sẽ hỗ trợ tối đa số tiền bằng 1% quỹ tiền do người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và được ngân sách trung ương đảm bảo.
Ngoài ra, trong đại dịch covid- 19, người lao động và người sử dụng lao động sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động, cụ thể:
Căn cứ theo điều 4 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của nhà nước Việt Nam quy định về đối tượng được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021, không bao gồm các trường hợp sau:
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
3. Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.
Đối tượng được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước sẽ bao gồm những tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước và đơn vị vũ trang nhân dân, là những đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước thường xuyên chi trả trợ cấp. Đối với những trường hợp này sẽ được nhà nước giảm mức đóng và có thời gian thực hiện như sau:
Căn cứ theo điều 5 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của nhà nước Việt Nam quy định về giảm mức đóng và thời gian thực hiện như sau:
1. Giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thời gian thực hiện giảm mức đóng: 12 tháng, hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.
Như vậy, quy định về giảm mức đóng sẽ thực hiện trong thời gian 12 tháng bắt đầu từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, hàng tháng, những đối tượng những tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước và đơn vị vũ trang nhân dân, những đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước thường xuyên chi trả trợ cấp sẽ được giảm mức đóng từ 1% như bình thường xuống 0% quỹ tiền lương của người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, mức lương tháng làm căn cứ cho việc đóng bảo hiểm thất nghiệp phải là mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng. Đặc biệt, nếu trong trường hợp người lao động có mức tiền lương cao hơn 20 tháng lương tối thiểu thì số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ có cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024 là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024 và công thức tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại tổng đài tư vấn luật lao động 1900.6174, chúng tôi sẽ giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp và tư vấn bảo hiểm xã hội trên toàn quốc.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!
>>> Xem thêm: Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng
Điều kiện nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
>>> Tư vấn các điều kiện nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mới nhất và cách tính bảo hiểm thất nghiệp. Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Thứ nhất: Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Thứ hai: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:
– Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;
– Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
Thứ ba: Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập;
– Sau khi hoàn tất thủ tục và cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết, người lao động sẽ được xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả cho người lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.
Thứ tư: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.
Theo quy định này, những người có đủ điều kiện nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp là những người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trường hợp người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng mà không có sự báo trước cho bên sử dụng lao động thì sẽ bị tước quyền nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Tiếp đến, là những người lao động đã đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng và từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi kết thúc hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Ngoài ra, đối với những người lao động đã làm hồ sơ và nộp tại cơ quan bảo hiểm hoặc trung tâm việc làm sau khi kết thúc hợp đồng lao động mà có thông báo chưa tìm được việc làm sau thời gian 15 ngày thì sẽ đủ điều kiện nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp sau 2 ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp là:
– Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
– Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy, trong thời gian 2 ngày kể từ khi có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không thể đến trung tâm việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm thất nghiệp để nhận trợ cấp vì các lý do như ốm đau, tai nạn, bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh hoặc người thân cận của người lao động chết thì vẫn sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp ngay sau đó,
Đối với những trường hợp người lao động bình thường, khỏe mạnh, không bị gắp bất kỳ vấn đề gì thì sẽ phải đến trung tâm việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để thông báo về tình trạng tìm việc làm mới hàng tháng. Trừ các trường hợp như trên thì người lao động sẽ không phải đến trực tiếp trung tâm để thông báo về tình trạng tìm kiếm việc làm mới.
Tuy nhiên, khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thì cần phải ghi rõ mình đang thuộc đối tượng nào, phải có thư đảm bảo hoặc giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ, trong hồ sơ kèm theo giấy chứng nhận của cảnh sát giao động hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền nếu bạn đang gặp phải tai nạn, giấy xác nhận của chủ tịch ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn nếu bạn đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh,…
Mọi thắc mắc xin vui lòng các bạn gửi về Tổng đài pháp luật của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174, các luật sư của chúng tôi luôn thường trực 24/7 để hỗ trợ các bạn về các vấn đề như thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, cách tính bảo hiểm thất nghiệp và các công thức tính bảo hiểm thất nghiệp. Hãy nhanh tay để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm: Nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần thế nào theo quy định?
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay
>>> Tư vấn cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay theo lương cơ sở cũng như theo vùng. Gọi ngay: 1900.6174
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về cách tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
Nếu trong trường hợp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động đã có thời gian nghỉ việc làm ngắt quãng khoảng thời gian 6 tháng liền kề như trên thì tiền trợ cấp sẽ được tính bằng bình quân tiền lương của 6 tháng đóng bảo hiểm trước khi người lao động thôi việc.
Lưu ý: Số tiền hưởng trợ cấp hàng tháng của người lao động sẽ không được vượt quá 5 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và sẽ không được vượt quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Bộ luật lao động.
Ví dụ:
– Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đối với tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng nên mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động nhận được là 5 x 2,34 = 11,7 triệu đồng/tháng.
– Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đối với tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2025 được quy định như sau:
- Vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng => Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4.960.000 = 24.800.000 đồng/tháng
- Vùng 2: 4.410.000 đồng/tháng => Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4.410.000 = 22.050.000 đồng/tháng
- Vùng 3: 3.860.000 đồng/tháng => Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3.860.000 = 19.300.000 đồng/tháng
- Vùng 4: 3.450.000 đồng/tháng => Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3.450.000 = 17.250.000 đồng/tháng
Tuy nhiên, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa còn phụ thuộc vào mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Nếu mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, mức trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo mức lương đóng thực tế. Ngược lại, nếu mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn cao hơn mức lương tối thiểu vùng, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa vẫn không vượt quá mức tính theo công thức trên.
Vì vậy, mức trợ cấp thất nghiệp cụ thể của bạn sẽ phụ thuộc vào mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn trong thời gian tham gia bảo hiểm.
Trên đây là một số thông tin và ví dụ để giúp các bạn hiểu thêm về cách tính bảo hiểm thất nghiệp, hy vọng chúng sẽ giúp ích các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về cách tính bảo hiểm thất nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
>>> Xem thêm: Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mất bao lâu?
Một số câu hỏi về bảo hiểm thất nghiệp
Ví dụ cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Anh Ninh (Bắc Giang) có câu hỏi về cách tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Thưa luật sư, tôi đã làm việc tại công ty tư nhân từ tháng 7/ 2016. Sau đó, tôi và bên sử dụng lao động đã kết thúc hợp đồng lao động vào 1/1/2024.
Công ty đã chốt sổ cho tôi với tổng thời gian đóng bảo hiểm là 66 tháng và tổng số tiền trợ cấp của tôi sẽ bằng bình quân số lương của 6 tháng liền kề trước khi kết thúc hợp đồng lao động là 7 triệu đồng/ tháng. Vậy luật sư cho tôi hỏi công ty tính vậy có đúng không và cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
>>> Tư vấn cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho từng đối tượng cụ thể: Gọi 1900.6174
Trả lời
Theo như thông tin bạn cung cấp thì thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp nếu tính theo cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 sẽ như sau:
– Thời gian thứ nhất là 36 tháng đầu tiên kể từ ngày hợp đồng lao động hợp lệ thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp là 3 tháng tương đương với 3 năm làm việc
– Thời gian tiếp theo là 24 tháng, bạn sẽ được hưởng thêm số tiền trợ cấp của 2 tháng tương đương với 2 năm làm việc tiếp theo
– Thời gian thứ ba là 6 tháng còn lại, bạn sẽ được cộng dồn số tiền trợ cấp này cho lần hưởng tiếp theo.
Như vậy, bạn sẽ được hưởng 5 tháng trợ cấp nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là: 7 triệu đồng/ tháng x 60% = 4,2 triệu đồng/ tháng. Theo số tiền và cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024 thì bạn sẽ được hưởng số tiền là: 4,2 triệu/ tháng x 5 tháng= 21 triệu đồng cho 5 tháng.
Nếu trong câu trả lời tư vấn của chúng tôi vẫn có thông tin khiến bạn thắc mắc về cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024, hãy nhanh tay gọi về cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
>>> Xem thêm: Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM thế nào?
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?
Anh Minh (Hà Nội) có câu hỏi:
Thưa luật sư, sau khi tôi tìm hiểu về cách tính bảo hiểm thất nghiệp thì tôi đã hiểu về cách tính trợ cấp như thế nào nhưng tôi lại chưa hiểu rõ về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa 2024 cho người lao động là bao nhiêu.
Tôi là người lao động của công ty ở vùng I và được nhận lương từ người sử dụng lao động. Luật sư có thể giải đáp giúp tôi được không?
>>> Tư vấn thời gian nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp: Gọi 1900.6174
Trả lời
Theo quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Việt Nam thì:
– Đối với người lao động nhận tiền lương từ người sử dụng lao động
Hiện tại, Hội đồng tiền lương Quốc gia không có bất kỳ thay đổi nào đối với tiền lương tối thiểu vùng. Theo đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, người lao động sẽ hưởng mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tối đa với cách tính bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:
- Vùng 1: 5 x 4.960.000 = 24.800.000 đồng/tháng
- Vùng 2: 5 x 4.410.000 = 22.050.000 đồng/tháng
- Vùng 3: 5 x 3.860.000 = 19.300.000 đồng/tháng
- Vùng 4: 5 x 3.450.000 = 17.250.000 đồng/tháng
Như vậy, với trường hợp của bạn thuộc vùng tối thiểu là vùng I thì bạn sẽ có số tiền trợ cấp bảo hiểm tối đa là 22.100.000 đồng/ tháng.
Mọi thắc mắc liên quan đến cách tính bảo hiểm thất nghiệp và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa dành cho người lao động nhận lương do nhà nước quy định, hãy nhanh tay gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư có nhiều kinh nghiệm chuyên môn tư vấn trực tiếp và đưa ra công thức tính bảo hiểm thất nghiệp cho từng trường hợp cụ thể.
Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp thế nào?
Chị Trang (Hà Nội) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi đã kết thúc hợp đồng làm việc tại công ty truyền thông Hà Nội sau 4 năm 2 tháng làm việc. Tôi đã được thư ký chốt sổ bảo hiểm với thời gian đóng bảo hiểm là 50 tháng và cô ấy nói tôi đã đủ điều kiện để có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì gia đình gặp biến cố bất ngờ nên tôi không còn nhiều tiền để trang trải cuộc sống, tính đến nay là 1 tháng sau khi nghỉ việc, tôi vẫn chưa có việc làm mới.
Nên tôi quyết định làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không biết trong hồ sơ cần có những giấy tờ gì, thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ như thế nào và cách tính bảo hiểm thất nghiệp hiện nay ra sao, xin luật sư giải đáp giúp tôi?
>>> Tư vấn công thức tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất: Gọi 1900.6174
Trả lời
Khi muốn được nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn cần thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để có điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng làm việc, bạn hãy làm hồ sơ và nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu bạn vẫn có sức khỏe bình thường và không thuộc các trường hợp đặc biệt dưới đây thì nên nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm hoặc trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương.
– Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Khi bạn thuộc 1 trong các trường hợp trên thì khi nộp hồ sơ đề nghị thì cần phải có giấy ủy quyền nếu có người khác đến nộp hồ sơ giúp bạn và ngoài ra cần kèm theo giấy xác nhận của cơ quan y tế nếu bạn bị ốm đau, nghỉ thai sản, giấy xác nhận của cảnh sát giao thông nếu bị tai nạn và giấy xác nhận của chủ tịch ủy ban nhân dân nếu bạn gặp thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện và lưu ý có kèm theo giấy tờ xác minh bạn thuộc các trường hợp nêu trên.
Bước 2: Tiếp nhận kết quả hồ sơ
Sau khi gửi hồ sơ về trung tâm việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm thì các viên chức sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ và làm phiếu hẹn trả kết quả cho người yêu cầu 1 cách trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
Trong trường hợp hồ sơ của bạn không hợp lệ thì sẽ được gửi lại và có nêu rõ lý do không hợp lệ. Nếu trong trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ giấy tờ cần thiết, trong thời gian 20 ngày thì giám đốc Sở lao động- Thương binh và xã hội sẽ đưa ra quyết định hưởng trợ cấp cho người lao động.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động sẽ nhận tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện chi trả trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động.
Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày thứ 7 của tháng tiếp theo, tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện chi trả trợ cấp tháng thứ 2 và những tháng tiếp theo nếu không nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía bạn về việc tạm dừng hưởng trợ cấp hoặc chấm dứt trợ cấp thất nghiệp.
Bước 4: Báo cáo cho trung tâm việc làm về tình trạng tìm kiếm việc làm
Theo điều 52, luật việc làm 2013, bạn có thể tiếp tục được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp ở những tháng tiếp theo nếu bạn báo cáo về tình hình tìm kiếm việc làm hiện tại. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sau đây thì bạn không cần báo cáo hàng tháng về tìm kiếm việc làm:
Nếu bạn bị ốm đau, nghỉ thai sản, giấy xác nhận của cảnh sát giao thông nếu bị tai nạn và giấy xác nhận của chủ tịch ủy ban nhân dân nếu bạn gặp thiên tai, dịch bệnh.
Nếu sau thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp mà không đến nhận trợ cấp thì sẽ được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, trên đây là thủ tục cần thiết khi các bạn có nhu cầu làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp như cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024 hay trường hợp nào được nhận trợ cấp, hãy gửi về cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn kịp thời.
Kết luận của luật sư tư vấn luật BHXH vềL Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Trong năm nay, việc tính bảo hiểm thất nghiệp sẽ có những thay đổi quan trọng mà người lao động cần phải nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình. Luật sư tư vấn cho rằng, việc tính mức bảo hiểm thất nghiệp không chỉ phụ thuộc vào mức lương cơ bản mà còn liên quan đến thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Chính vì vậy, nếu bạn chưa rõ về các quy định và cách tính, việc tham khảo ý kiến từ chuyên gia là rất cần thiết. Tổng đài Pháp luật sẽ là nguồn hỗ trợ hữu ích, giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp một cách chính xác và chi tiết.
Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Chúng tôi cam kết cung cấp thông tin đúng đắn và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.