Cách viết đơn khởi kiện dân sự – Hướng dẫn chi tiết

Cách viết đơn khởi kiện dân sự nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt là khi xuất hiện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự. Vai trò của việc khởi kiện là để giải quyết các tranh chấp và xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Qua quá trình này, tòa án sẽ dựa trên bằng chứng và lập luận từ cả hai bên và đưa ra một quyết định công bằng dựa trên luật pháp hiện hành. 

Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “hướng dẫn viết đơn khởi kiện dân sự” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư hướng dẫn miễn phí về cách viết đơn khởi kiện dân sự? Gọi ngay: 1900.1674

Đơn khởi kiện dân sự là gì?

Đơn khởi kiện dân sự là văn bản ghi nhận yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đề nghị Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính. 

cach-viet-don-khoi-kien-dan-su-6

>>>Luật sư giải đáp miễn phí đơn khởi kiện dân sự là gì? Gọi ngay: 1900.1674

Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                Kính gửi: Toà án nhân dân……………………………………

Người khởi kiện:……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện:…………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có):…………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)……………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây………………………..

………………………………………………………………………………………………….

Người làm chứng (nếu có)…………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:……………

1………………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) …………………………………………………………………………………………………………

 

           Người khởi kiện

cach-viet-don-khoi-kien-dan-su-5

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về nội dung đơn khởi kiện dân sự. Gọi ngay: 1900.1674

Cách viết đơn khởi kiện dân sự

Theo quy định hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện và những điểm lưu ý khi viết đơn khởi kiện tại Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Cụ thể như sau:

(1) Ghi thời gian, địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ như: Hải Phòng, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi cụ thể tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án và địa chỉ của Tòa án đó. Cụ thể như sau: 

– Đối với TAND cấp huyện, thì cần ghi rõ TAND huyện (quận, thị xã) nào thuộc tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nào. Ví dụ: TAND quận Đống Đa thuộc thành phố Hà Nội;

– Đối với TAND cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nào. Ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

(3) Ghi rõ thông tin chủ thể khởi kiện, như sau: 

– Đối với người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên; 

– Đối với người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì cần ghi rõ họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; 

– Đối với người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức và ghi họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi rõ nơi cư trú của chủ thể khởi kiện tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. 

– Đối với người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú. Ví dụ: Lê Thị M. Địa chỉ cư trú tại thôn A, xã B, huyện C, thành phố D; 

– Đối với người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi rõ địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Ví dụ: Công ty cổ phần HKA. Địa chỉ trụ sở chính: Số 10 đường M, phường H, quận M thành phố Hà Nội.

(5) Ghi rõ thông tin người bị kiện, người có quyền và lợi ích liên quan (tương tự phần trên). 

(6) Trình bày rõ ràng, cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

(7) Ghi rõ tên và đánh số thứ tự các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện.

Ví dụ: Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có: 

  1. Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  2. Biên lai gửi, nhận hàng hóa; 
  3. Biên lai thanh toán; ….

(8) Ghi rõ những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

Ví dụ: Khi tranh chấp xảy ra, bị đơn đã xuất cảnh nước ngoài,…

(9) Ký tên

– Đối với người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; 

– Đối với người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì phải có chữ ký và điểm chỉ của người đại diện hợp pháp đó;

– Nếu người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không nhìn được, không biết chữ, không thể tự mình làm đơn khởi kiện hoặc không thể tự mình ký tên/ điểm chỉ thì người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự làm chứng và ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

– Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Nếu tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì con dấu được sử dụng theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Trường hợp người khởi kiện không biết chữ thì phải có xác nhận và chữ ký của người làm chứng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

>>>Chuyên viên tư vấn hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện dân sự miễn phí. Gọi ngay: 1900.1674

Nộp đơn khởi kiện dân sự ở đâu?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện. Cụ thể như sau: 

(1) Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện trong các trường hợp sau: 

– Trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bị đơn thì có thể yêu cầu TAND nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở cuối cùng hoặc nơi có tài sản của bị đơn giải quyết;

– Trường hợp tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức, nguyên đơn quyền yêu cầu TAND nơi tổ chức có trụ sở/ chi nhánh để giải quyết;

– Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án tranh chấp về vấn đề cấp dưỡng thì nguyên đơn có quyền yêu cầu TAND nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở để giải quyết;

– Trường hợp tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu TAND nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc dẫn đến thiệt hại để giải quyết;

– Trường hợp tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền lợi khác liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động, nếu nguyên đơn là người lao động thì họ có quyền cầu TAND nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

– Trường hợp tranh chấp phát sinh từ vấn đề sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có quyền yêu cầu TAND nơi người sử dụng lao động (chủ chính) cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc để giải quyết;

– Trường hợp tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu TAND nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

– Trường hợp có nhiều bị đơn mà các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu TAND ở nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở để giải quyết;

– Trường hợp tranh chấp mà đối tượng là bất động sản nhưng bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu TAND nơi có một trong các bất động sản để giải quyết.

cach-viet-don-khoi-kien-dan-su-2

(2) Thẩm quyền theo cấp (cấp huyện, tỉnh)

TAND có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu sau đây: 

– Về các vấn đề thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

– Về vấn đề thuộc lĩnh vực  kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

– Về vấn đề thuộc lĩnh vực lao động theo Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

– Về các vấn đề thuộc lĩnh vực gia đình, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

* Thẩm quyền của TAND cấp huyện: TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu, tranh chấp được quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. 

* Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh: TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp/ yêu cầu được quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và những trường hợp cụ thể sau: 

– Tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ;

– Trường hợp TAND cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết nếu xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện.

>>>Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện là gì theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?

(3) Thẩm quyền theo lãnh thổ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của TAND được phân theo lãnh thổ như sau:

– TAND nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm;

– Đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau và yêu cầu bằng văn bản TAND nơi nguyên đơn cư trú, làm việc để giải quyết vụ án;

– Trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ TAND nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết vụ án đó.

Lưu ý: Theo Khoản 3 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có sự thay đổi về nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch thì TAND thụ lý và đang giải quyết vụ án đó (theo đúng quy định về thẩm quyền) thì TAND đó tiếp tục giải quyết vụ án này. 

Nhìn chung, biện pháp khởi kiện yêu cầu TAND giải quyết tranh chấp là biện pháp có nhiều ưu điểm và nổi bật nhất là tính đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Theo quy định pháp luật, đề yêu cầu TAND giải quyết tranh chấp/ vụ việc, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải gửi yêu cầu được thể hiện tại đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền. Ngoài đơn khởi kiện, người có yêu cầu khởi kiện cần phải cung cấp những tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp. 

>>>Xem thêm: Thủ tục rút đơn khởi kiện dân sự theo quy định hiện nay

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đềCách viết đơn khởi kiện dân sự và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp