Cách viết đơn kiến nghị về đất đai theo quy định năm 2024

Cách viết đơn kiến nghị về đất đai theo mẫu mới nhất cần chú ý những điểm gì? Quá trình sử dụng đất phát sinh tranh chấp khó giải quyết là vấn đề khiến nhiều chủ sở hữu đau đầu. Bởi việc giải quyết tranh chấp không đúng quy định có thể gây thất thoát tài sản không đáng có. Trong trường hợp không thể tự giải quyết tranh chấp đất đai, nhiều chủ sở hữu nhà đất lựa chọn kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền nhờ giải quyết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết đơn kiến nghị sao cho đúng. Bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về chủ đề này, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đơn kiến nghị đất đai là gì?

Câu hỏi của chị Mỹ Hà (Hải Dương): Cách viết đơn kiến nghị về đất đai
Gia đình tôi có một mảnh đất ruộng đang nằm trong vùng chuẩn bị được quy hoạch. Tuy cơ quan địa phương đã có thông báo thu mua nhưng do giá đất chưa hợp lý mà mãi vẫn chưa giải quyết xong trường hợp của gia đình tôi. Diện tích đất đền bù cũng chưa được trả cho tôi. Tôi có hỏi tại sao vẫn chưa được giải quyết thì họ nói tôi phải đợi để cơ quan xem xét. Xin hỏi luật sư trong trường hợp quá lâu mà tôi không nhận được phản hồi, tôi có thể viết đơn kiến nghị giải quyết đất đai không? Tôi cảm ơn nhiều.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn kiến nghị, tranh tụng đất đai, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Đơn kiến nghị giải quyết đất đai là mẫu đơn do cá nhân lập ra, được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền như UBND cấp xã, huyện, tỉnh với mục đích kiến nghị việc giải quyết đất đai. Mẫu đơn kiến nghị này được coi là cơ sở khi các cơ quan tiến hành xem xét, giải quyết hay phân xử các vấn đề đất đai mà chủ sở hữu gặp phải. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người do không rõ cách viết đơn kiến nghị về đất đai thế nào cho đúng mà khiến cho quá trình xem xét của các cơ quan mất thời gian hơn.

Đơn kiến nghị giải quyết các vấn đề đất đai thông thường gồm đầy đủ thông tin về người làm đơn, nội dung sự việc và yêu cầu, kiến nghị giải quyết cụ thể. Cơ quan tiếp nhận sẽ có nghĩa vụ xem xét và giải đáp các vấn đề được yêu cầu. Nếu chị đang gặp phải khó khăn trong quá trình xử lý đất quy hoạch, nhận bồi thường đất, chị có thể làm đơn kiến nghị để được giải quyết.

Trong quá trình chuẩn bị gặp bất cứ khó khăn nào, hoặc nếu chị chưa rõ cách viết đơn kiến nghị về đất đai chuẩn hiện nay ra sao, chị đừng ngại liên hệ Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng, kịp thời chị nhé.

cách viết đơn kiến nghị về đất đai

>>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ hồng như thế nào – Hỗ trợ giải đáp các câu hỏi từ A-Z

Mẫu đơn kiến nghị về đất đai

Câu hỏi của anh Nghĩa (Bắc Ninh):
Xin chào luật sư. Gia đình tôi có mảnh đất thổ cư do ông cha để lại. Do tôi đi làm ăn xa, tới nay mới về quê sinh sống nên dự định sắp tới đây sẽ tiến hành xây nhà trên mảnh đất này. Tôi có mời địa chính tới đo đạc thì thấy diện tích thực tế ít hơn so với diện tích trên sổ đỏ, do hàng xóm mượn đất trồng trọt lâu năm nhưng không trả lại đủ và có dấu hiệu chiếm dụng. Hiện tôi muốn nhờ cơ quan có thẩm quyền xử lý giúp, nhưng không biết cách viết đơn kiến nghị về đất đai làm sao cho đúng. Mong luật sư tư vấn giúp tôi mẫu đơn đang được sử dụng hiện nay ạ. Tôi xin cảm ơn.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn luật đất đai mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Tranh chấp đất đai là vấn đề xảy ra khá phổ biến, thường được tiến hành xử lý nhanh nếu chủ sở hữu có yêu cầu kịp thời. Vì đất đai là tài sản giá trị cao nên không mấy ai muốn xảy ra tranh chấp diện tích, tranh chấp quyền sở hữu hay bị thất thoát giá trị tài sản của mình.

Xét thấy trường hợp của anh, hàng xóm có dấu hiệu chiếm dụng là hành vi vi phạm quyền sở hữu và sử dụng đất, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Để giải quyết tranh chấp, anh có thể nộp đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở nơi cư trú. Anh có thể tham khảo cách viết đơn kiến nghị về đất đai theo mẫu đơn Tổng đài pháp luật soạn thảo sẵn như dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

……., ngày….., tháng….., năm 202…..

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường/ thị trấn):……

Họ & tên tôi là:………………………..

Năm sinh: ………………..

CMND/CCCD: ……………………..

Ngày cấp:…/ …../20..… Nơi cấp:………………..…

Hộ khẩu thường trú tại:……………………..………………..…

Tôi viết đơn này mong muốn đề nghị quý cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi và gia đình của ông (bà):………………………

Trú tại:………………..

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:……………………………………………

Cho tới nay, các bên không thể hòa giải, thương lượng với nhau để tự giải quyết vụ việc tranh chấp về đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này xin đề nghị ……………….. tổ chức hòa giải tranh chấp giữa gia đình tôi với gia đình ông: ……………………….để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Nội dung đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết:………………………………

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị này và giải quyết sớm cho hai gia đình chúng tôi.

Tôi chân thành cảm ơn!

Tài liệu gửi kèm theo:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

-………

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(ký và ghi rõ họ tên)

>>> Download tại đây: Đơn kiến nghị về đất đai – Tổng đài pháp luật

Sau khi nộp đơn tại UBND cấp phường, xã nơi cư trú, cơ quan thẩm quyền sẽ có nghĩa vụ tiếp nhận và giải quyết, phân xử cho anh. Nếu anh vẫn còn thắc mắc nào khác liên quan tới giải quyết tranh chấp, tố tụng đất đai anh có thể liên hệ Tổng đài pháp luật để được các luật sư hỗ trợ cụ thể.

Cách viết đơn kiến nghị về đất đai

Câu hỏi của anh Bảo (Bình Định):
Bố tôi sau khi mất có để lại cho tôi 2 mảnh đất thổ cư, một mảnh đất hiện tôi đang sinh sống, mảnh đất còn lại tôi dùng để xây nhà trọ cho thuê. Trong quá trình cải tạo nhà trọ tôi có vô tình lấn 1 phần diện tích đất của hộ gia đình bên cạnh. Tới nay khi đo đạc lại mới phát hiện ra, tôi đề nghị bồi thường vì có lỗi trước nhưng gia đình họ muốn giá đất cao gấp 2 lần bình thường. Nếu không, bên họ không chấp nhận và đòi khởi kiện ra Tòa. Hiện tôi muốn nhờ chính quyền can thiệp giải quyết nhưng chưa biết cách viết đơn kiến nghị về đất đai ra sao và nộp ở đâu. Mong luật sư tư vấn thêm.

>>> Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Việc xử lý, giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay dựa trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp và bình đẳng lợi ích giữa hai bên. Trong trường hợp anh là người có lỗi, quả thực anh phải có nghĩa vụ bồi thường số diện tích chiếm dụng. Tuy nhiên với điều kiện giá đất quá cao như trên có thể không hợp lý, gây ảnh hưởng đến lợi ích của anh và khiến quan hệ hai gia đình xấu thêm.

Khi chuẩn bị đơn khiếu nại, anh cần lưu ý trình bày đầy đủ, rõ ràng tình hình, cũng như nêu rõ nội dung kiến nghị để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Anh nên tham khảo cách viết đơn kiến nghị về đất đai chuẩn theo các bước dưới đây:

cách viết đơn kiến nghị về đất đai

Bước 1: Khi chuẩn bị viết đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai, anh nêu rõ cơ quan có thẩm quyền xử lý. Ở đây có thể là UBND cấp phường, xã, thị trấn nơi cư trú hoặc UBND cấp huyện. Đây là nội dung đầu tiên để cơ quan xác nhận địa chỉ xử lý đơn kiến nghị.

Bước 2: Anh ghi rõ thông tin cá nhân bao gồm họ tên, năm sinh, địa chỉ cư trú, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp của người làm đơn kiến nghị

Bước 3: Trình bày rõ ràng và đầy đủ các nội dung kiến nghị. Trong trường hợp này, anh nêu rõ tình hình tranh chấp, lý do, mục đích giải quyết, yêu cầu giải quyết cụ thể để cơ quan nắm được thông tin và xem xét giúp anh.

Bước 4: Cuối đơn anh ký và ghi rõ họ tên người làm đơn, xin dấu xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương. Kèm theo đó có thể gồm các chứng cứ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… nhằm đảm bảo quá trình điều tra trung thực và hiệu quả.

Phần nội dung kiến nghị là phần vô cùng quan trọng, giúp cơ quan nắm rõ tình hình và bước đầu xem xét hướng giải quyết. Anh nên ghi rõ và chính xác các yêu cầu, tình trạng tranh chấp đất đai cụ thể. Sau khi hoàn thành đơn kiến nghị, anh nộp tại UBND cấp xã/ phường hoặc cấp huyện để được giải quyết sớm nhất.

Lưu ý cách viết đơn kiến nghị về đất đai

Câu hỏi của chị Nhung (Khánh Hòa):
Tôi có mua một mảnh đất dịch vụ vào tháng 03/2022 nhằm mục đích kinh doanh buôn bán. Các giấy tờ mua bán, hợp đồng đã chuẩn bị xong, chỉ còn tiến hành sang tên là hoàn thành. Tuy nhiên, tới nay bên bán lại muốn tôi trả thêm tiền để hoàn thành thủ tục này trong khi không có giao kèo từ trước. Tôi lo lắng mình bị lừa nên muốn viết đơn kiến nghị nhờ cơ quan có thẩm quyền phân xử. Xin hỏi luật sư cách viết đơn kiến nghị về đất đai cần chú ý những gì ạ?

>>> Hướng dẫn thủ tục mua bán, sang tên đúng quy định pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Quá trình mua bán và đổi chủ sở hữu quyền sử dụng đất từ trước đến nay luôn chú ý sự minh bạch nhằm tránh tổn thất cho các bên. Bên mua trong giao dịch bất động sản trong trường hợp phát hiện thất thoát cần nhờ tới sự can thiệp kịp thời. Hiện nay, đa số các giao dịch nhà đất đều có quá trình đặt cọc nêu rõ trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của cả đôi bên.

Trong trường hợp của chị, bên bán đang có mong muốn thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng, là vi phạm thỏa thuận mua bán nhà đất của đôi bên từ trước. Trong trường hợp muốn nhờ cơ quan địa phương giải quyết mà chưa nắm rõ cách viết đơn kiến nghị về đất đai ra sao, chủ sở hữu nhà đất cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, chủ thể có quyền kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai là người sử dụng đất bị xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp gắn với đất. Đây là mâu thuẫn xảy ra thông thường, gây ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên trong quan hệ tranh chấp. Do đó, nếu hai bên không thể tự giải quyết, hoặc bên bị vi phạm nhận thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo, bên bị xâm phạm có quyền kiến nghị cơ quan xử lý.

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết kiến nghị tranh chấp đất đai thuộc về UBND cấp xã, phường, huyện. Trong đó, phổ biến nhất là UBND cấp xã, phường. Pháp luật luôn khuyến khích các bên tự hòa giải, tự thỏa thuận với nhau để đạt được mục đích hai bên mong muốn. Trong trường hợp không thể tự giải quyết phải nhờ tới cơ quan cấp xã, cơ quan sẽ giải quyết trong vòng không quá 45 ngày.

Như vậy, chị cần lưu ý hai điểm như trên để tiến hành kiến nghị giải quyết tranh chấp đúng quy trình. Thẩm quyền giải quyết và thời gian giải quyết tranh chấp đã được pháp luật quy định rõ ràng. Trong trường hợp chị còn thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, chị có thể đặt lịch hẹn để được các luật sư, chuyên gia của Tổng đài pháp luật hỗ trợ nhanh chóng hơn.

Một số câu hỏi về kiến nghị đất đai

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến lối đi chung

Anh Lộc (Quảng Bình) có câu hỏi:
Mảnh đất nhà em sinh sống có 2 mặt tiền, 1 bên là đường ngõ khá hẹp. Năm 2013, gia đình em có xây lại nhà. Cho tới năm nay, xã em có tiến hành quy hoạch, làm đường do có kế hoạch xây dựng đô thị của tỉnh. Khi địa chính xã tới đo đạc làm đường thì có nói muốn mở rộng con ngõ để người dân tiện đi lại, thấy diện tích nhà em thừa ra 5m2 nên muốn cắt 5m2 này làm đường. Thực tế diện tích này là do bố em mua lại từ nhà hàng xóm để mở rộng sân từ lâu. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này em nên xử lý ra sao ạ?

>>> Tư vấn, hướng dẫn cách viết đơn kiến nghị về đất đai, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Giải quyết tranh chấp đất đai lối đi chung cũng là nỗi băn khoăn của nhiều chủ sở hữu. Trường hợp không thể tự giải quyết sẽ dẫn đến thiệt hại diện tích, thất thoát tài sản. Khi đó, chủ sở hữu đất cần tham khảo cách viết đơn kiến nghị về đất đai đúng chuẩn và nhờ cơ quan có thẩm quyền xử lý nhanh chóng. Trong trường hợp của anh, anh cần làm rõ xem 5m2 diện tích đó đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất chưa.

Trường hợp mảnh đất đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, trên danh nghĩa đó là đất của gia đình anh, thuộc quyền sở hữu và định đoạt của gia đình. Cơ quan địa phương không được phép tự ý thu hồi đất không được sự chấp thuận trước. Nếu cơ quan muốn thu hồi đất phải trả khoản tiền bồi thường theo đúng quy định. Chỉ khi gia đình tự nguyện trả lại đất sẽ không được nhận bồi thường. Luật đất đai 2013 có quy định về việc thu hồi đất như sau:

Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.”

Trường hợp mảnh đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, anh cần có chứng cứ xác minh mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó, có thể bao gồm giấy tờ xác nhận mua bán với chủ sở hữu cũ, có thể tiến hành đo đạc lại diện tích 2 mảnh đất nếu cần thiết. Anh xuất trình các minh chứng mua bán đất để cơ quan được rõ. Đồng thời, anh có thể tiến hành đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất luôn cho 5m2 này để tránh tranh chấp không đáng có về sau.

thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Làm thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu?

Câu hỏi của anh Thắng (Hải Phòng):
Tôi và người bạn có mua một mảnh đất dịch vụ vào năm 2021, giá trị khi đó là 8.000.000.000 đồng, số vốn hơn 1 nửa là của tôi. Mảnh đất phục vụ mục đích trao đổi, mua đi bán lại nên tôi đồng ý để người bạn đứng tên. Tới nay, tôi muốn rút vốn đất, nhưng do không thống nhất được ý kiến nên cả hai xảy ra tranh chấp và tôi là bên chịu thiệt. Tôi đã tham khảo cách viết đơn kiến nghị về đất đai nhưng vẫn chưa rõ thủ tục giải quyết tranh chấp ra sao. Xin hỏi luật sư khi giải quyết tranh chấp đất đai như thế này tôi nên tới cơ quan nào ạ?

>>> Liên hệ luật sư giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Thẩm quyền xử lý tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc về các cơ quan đất đai, UBND các cấp nơi cư trú. Trong đó, UBND cấp xã/ phường là cơ quan cấp thấp nhất có thẩm quyền trực tiếp xử lý các vấn đề liên quan. Anh có thể tham khảo các quy trình xử lý như sau:

– Sau khi hoàn thành đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai, anh có thể gửi tới UBND cấp phường/ xã để được hòa giải, xử lý theo Luật đất đai 2013. Trong trường hợp hòa giải kết thúc dù thành công hay không, anh đều có quyền yêu cầu cơ quan chính quyền lập biên bản hòa giải.

– Nộp đơn yêu cầu, kiến nghị hòa giải đất đai lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trường hợp có yếu tố nước ngoài,…

– Nộp đơn khởi kiện, tố tụng lên UBND cấp huyện, thị trấn để yêu cầu giải quyết, thụ lý vụ án, hòa giải theo yêu cầu.

Hiện nay, đối với các trường hợp tranh chấp cơ bản, anh có thể nộp đơn kiến nghị về đất đai lên UBND cấp phường, xã để được tiến hành giải quyết. Trong vòng 45 ngày kể từ khi có quyết định, sự việc sẽ được tiến hành xử lý theo các căn cứ pháp luật. Trong trường hợp anh gặp phải khó khăn nào trong quá trình giải quyết, anh đừng ngần ngại gọi tới hotline của chúng tôi để được kết nối ngay với đội ngũ luật sư.

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Câu hỏi của chị Minh (Điện Biên): cách viết đơn kiến nghị về đất đai
Xã tôi là vùng dân tộc thiểu số, tôi theo mẹ xuống xuôi làm ăn, tới nay mới về 1 lần. Gia đình nhà bác tôi khi tách ra ở riêng có sử dụng mảnh đất hoang trong khu dân cư để xây nhà sinh sống. Do các hộ gia đình xung quanh cũng không có ý kiến gì nên bác chưa làm thủ tục định cư hay thủ tục đất đai nào. Cho tới nay, chính quyền xã muốn quy hoạch lại khu đất, mở một con đường liền muốn thu lại mảnh đất bác tôi đang ở. Xin hỏi luật sư nếu chính quyền làm vậy thì có đúng pháp luật không? Gia đình bác tôi được sự đồng ý của già làng, dân cư xung quanh rồi mới ở thì vẫn không được phép sinh sống trên mảnh đất này hay như thế nào ạ?

>>> Luật sư tư vấn thu hồi/đền bù đất đai, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Luật đất đai 2013 có quy định các điều cấm khi sử dụng đất đai như sau:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, theo đúng quy định của pháp luật, người muốn sử dụng đất hoặc thực hiện các giao dịch về đất cần đăng ký với cơ quan pháp luật để được công nhận. Nói cách khác, hành vi tự ý sử dụng đất của bác chị là không được phép và không được luật pháp công nhận. Nếu muốn được công nhận sở hữu mảnh đất này, bác chị phải tới cơ quan địa phương đăng ký. Hiện nay cơ quan tịch thu lại đất để phục vụ mục đích công là đúng pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ nhà ở riêng cho dân cư. Trong đó, nếu bác chị thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ được hỗ trợ nhà ở theo Luật nhà ở năm 2014:

Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”

Như vậy, nếu gia đình bác chị thuộc 10 trường hợp trên, bác có thể đăng ký trợ cấp nhà ở với cơ quan địa phương để được hỗ trợ. Nếu vẫn muốn sinh sống trên mảnh đất cũ, bác chị cần yêu cầu đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và chi trả phí đất cho cơ quan Nhà nước. Trong trường hợp cần kiến nghị, giải quyết các vấn đề về quyền sử dụng đất mà không rõ cách viết đơn kiến nghị về đất đai ra sao, chị có thể liên hệ để được các luật sư tại Tổng đài hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng và cụ thể hơn.

Trên đây là lời giải đáp một số thắc mắc liên quan đến cách viết đơn kiến nghị về đất đai và các tình huống thường gặp khi giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu bạn đang có thắc mắc nào liên quan đến khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai cần được hỗ trợ, đừng ngại liên hệ tới số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời bởi các luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm của Tổng đài pháp luật.