Cháu nội có được hưởng thừa kế không? – Tư vấn luật thừa kế 24/7

Cháu nội có được hưởng thừa kế không là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi khi tiến hành việc phân chia di sản thừa kế trên thực tế. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định pháp luật về thừa kế cũng như vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế không. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được chúng tôi  tư vấn và giải đáp nhanh chóng!

tu-van-chau-noi-co-duoc-huong-thua-ke-khong

Quy định của pháp luật về thừa kế

 

Anh Toàn (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ như sau:
Ông bà nội tôi có với nhau 5 người con, bà tôi mất cách đây 10 năm còn ông tôi mới mất được hơn một tháng. Di sản ông nội tôi để lại bao gồm 1 mảnh đất, một căn nhà cấp 4, 3 cây vàng và 200 triệu đồng tiền mặt, tổng trị giá là 3 tỷ đồng và không có di chúc. Hiện nay khi tiến hành việc chia tài sản thì bác cả của tôi có nói do bác là trưởng nên bác sẽ được hưởng toàn bộ di sản mà ông nội tôi để lại.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của gia đình tôi thì phải làm như thế nào? Liệu bác tôi có được hưởng toàn bộ phần di sản ông tôi để lại hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp thắc mắc này giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn quy định hiện hành về thừa kế , gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Toàn, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi! Đối với thắc mắc trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Thừa kế là một hiện tượng xã hội hình thành từ việc một người chết có để lại tài sản và quá trình dịch chuyển tài sản đó cho những người khác, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền thừa kế như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Như vậy thừa kế là quá trình dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của người đã chết cho người còn sống. Nếu việc dịch chuyển này được thực hiện dựa trên ý chí tự nguyện của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại thì việc dịch chuyển tài sản này là theo phương thức thừa kế theo di chúc.

Mặt khác nếu việc dịch chuyển trên được thực hiện theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo pháp luật quy định thì phương thức dịch chuyển tài sản này là thừa kế theo pháp luật, cụ thể:

– Thừa kế theo di chúc:

Thừa kế theo di chúc là sự quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục dịch chuyển di sản của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của người lập di chúc.

Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về người lập di chúc, theo đó, người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự bởi di chúc là giao dịch một bên nghĩa là hành vi pháp lý đơn phương, cho nên năng lực chủ thể của người lập di chúc phải phù hợp với năng lực của người tham gia vào giao dịch.

Trường hợp người lập di chúc có năng lực hành vi một phần (người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi) khi lập di chúc sẽ phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Do những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức được đầy đủ hậu quả của hành vi lập di chúc, vì vậy pháp luật quy định cần phải có sự kiểm soát của người đại diện hoặc người giám hộ.

Ngoài ra người lập di chúc phải tự nguyện minh mẫn, sáng suốt. Trong khi lập di chúc thì không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc cũng không trái quy định của luật.

– Thừa kế theo pháp luật:

Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”

Từ đây có thể hiểu thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế do pháp luật đã quy định dựa trên mối quan hệ về hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống giữa người để lại di sản với những người được thừa kế. Nhà nước đã thể hiện ý chí thông qua pháp luật, quy định trực tiếp những người có quyền hưởng thừa kế, phân chia di sản cho những người được hưởng thừa kế và các trình tự khác trong quá trình dịch chuyển di sản.

Căn cứ vào những phân tích ở trên, có thể thấy ông nội anh mất, có để lại số di sản trị giá 3 tỷ đồng và không có di chúc, cho nên lúc này, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp này sẽ thực hiện việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Do đó việc bác của anh nói bác là trưởng nên được hưởng toàn bộ di sản là không chính xác.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất những người thừa kế theo pháp luật sẽ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trong trường hợp này, hàng thừa kế thứ nhất của ông nội anh sẽ bao gồm toàn bộ 5 người con của ông.

Theo đó, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Do đó phần di sản 3 tỷ ông anh để lại sẽ được chia đều cho 5 người con, mỗi người sẽ được 3 tỷ/5 = 600 triệu.

Nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến quy định pháp luật về thừa kế hoặc vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế không, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất 2022

Cháu nội có được hưởng thừa kế không?

 

Bạn Tuấn (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, em năm nay 19 tuổi mới học đại học năm nhất. Một tháng trước khi đi đang đi học thì em nghe tin bà nội em mất. Di sản bà nội em để lại có 2 mảnh đất, 1 căn nhà chung cư tổng trị giá 6 tỷ đồng. Hiện ông nội em 80 tuổi vẫn còn sống và ông bà em thì có với nhau 3 người con.
Trong di chúc bà em lập ở phòng công chứng có nội dung để lại toàn bộ phần di sản trên cho em là cháu nội và cũng là cháu đích tôn của bà. Tuy nhiên khi công bố di chúc thì 2 chú của em không đồng ý và đòi kiện em, trong đó một chú thì gia đình khá giả còn một chú của em thì do bị tai nạn nên hiện tại không có khả năng lao động.
Vậy Luật sư cho em là cháu nội có được hưởng thừa kế không? Em xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp chính xác cháu nội có được hưởng thừa kế không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Tuấn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của bạn về vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế không, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Di chúc là sự bày tỏ ý chí, nguyện vọng của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình để có thể chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi chết. Về khái niệm di chúc được quy định cụ thể tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015.

Do đó nếu trường hợp người để lại di sản có để lại di chúc thể hiện nội dung cháu nội sẽ được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế thì lúc đó, cháu nội sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc và được pháp luật công nhận. Trừ trường hợp người cháu nội này từ chối nhận di sản quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 hoặc rơi vào một trong các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

Do đó trong trường hợp của bạn, bà bạn là người để lại di sản có viết di chúc có nội dung để lại toàn bộ di sản trị giá 6 tỷ đồng cho bạn là cháu nội. Khi đó bạn sẽ có quyền được hưởng thừa kế theo di chúc và được pháp luật công nhận.

Tuy nhiên như bạn cung cấp thông tin ở bên trên thì ông nội bạn đã 80 tuổi và hiện vẫn còn sống. Đồng thời có một chú là con của bà anh là người thành niên nhưng hiện tại không có khả năng lao động. Căn cứ theo quy định tài Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì ông nội bạn và một chú của bạn thuộc đối tượng là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Do đó theo quy định thì hai người này vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba một suất thừa kế theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quy định trên thì bạn sẽ không được hưởng toàn bộ số di sản bà nội bạn để lại trị giá 6 tỷ đồng mà bạn phải chia phần di sản đó cho hai người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là ông nội bạn và một chú của bạn bằng 2/3 suất thừa kế, và được tính cụ thể như sau:

Di sản được hưởng = 2/3 x (Tổng giá trị di sản thừa kế / số người hưởng di sản thừa kế hợp pháp)

Do đó ông nội bạn và chú bạn mỗi người sẽ được hưởng bằng 2/3 x (6 tỷ/4) = 1 tỷ đồng

Tóm lại ông bạn và chú bạn mỗi người sẽ được hưởng 1 tỷ đồng và bạn sẽ được hưởng 4 tỷ đồng từ số di sản trên.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế không, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Cháu đích tôn là như thế nào và quyền thừa kế của cháu đích tôn

 

giai-dap-chau-noi-co-duoc-huong-thua-ke-khong

Cháu nội không được hưởng thừa kế trong trường hợp nào?

 

Anh Quang (Thái Bình) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần giải quyết như sau:
Bố mẹ tôi có 2 người con là tôi và anh Hải, bố tôi đã mất cách đây hơn 12 năm còn mẹ tôi và anh Hải thì mới mất cùng thời điểm gần đây do một vụ lũ lụt. Khi mẹ tôi mất thì cháu Công 30 tuổi là con trai và con duy nhất của anh Hải có công bố một bản di chúc của mẹ tôi với nội dung là để lại toàn bộ di sản của mẹ tôi để lại bao gồm 1 căn biệt thự và 4 cây vàng lại cho cháu Công.
Tôi cảm thấy khá vô lý vì trước đây còn sống, do tuổi cao sức yếu nên mẹ tôi cũng có trình bày nguyện vọng là chia đều phần di sản chia cho 2 anh em tôi sau khi mất. Do nghi ngờ nên tôi có thử tìm hiểu và biết được bản di chúc mà cháu Công công bố là bản di chúc giả mạo, cháu Công đã giả mạo chữ ký của mẹ tôi để lập ra bản di chúc này nhằm hưởng toàn bộ di sản mẹ tôi để lại, nội dung di chúc hoàn toàn trái ngược với mong muốn trước khi mất của mẹ tôi.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của gia đình tôi thì cháu Công là cháu nội liệu có được hưởng toàn bộ di sản hay không? Làm thế nào để tôi có thể bảo vệ quyền lợi của mình? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn các trường hợp cháu nội không được hưởng di sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Quang, cảm ơn anh đã gửi thắc mắc của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa vào những thông tin anh cung cấp, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì những người sau đây sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế:

– Người đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Những người bị pháp luật tước quyền thừa kế như trên sẽ không được hưởng di sản theo pháp luật hoặc là theo di chúc kể cả những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chỉ trừ trường hợp nếu người để lại di sản đã biết về hành vi vi phạm của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thừa kế theo di chúc thì những người thừa kế trên vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

Quay lại với thắc mắc của anh Quang ở trên, có thể thấy anh Công là cháu nội của mẹ bạn có công bố một bản di chúc với nội dung là mẹ bạn để lại toàn bộ phần di sản của mẹ cho anh. Tuy nhiên như anh nói thì bản di chúc được công bố trên thực tế thì hoàn toàn trái ngược với ý chí và nguyện vọng của người để lại di chúc là mẹ của anh do trước khi mẹ anh mất có nguyện vọng là chia đều số di sản trên cho 2 anh em anh là 2 người con của bà.

Do đó trong trường hợp này xét thấy có dấu hiệu của hành vi giả mạo di chúc nhằm mục đích là hưởng toàn bộ số di sản để lại của anh Công.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản trong đó tại điểm d khoản 1 Điều 621 có trường hợp “Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

Vì vậy, trong trường hợp này nếu anh chứng minh được bản di chúc mà cháu Công công bố là hoàn toàn với ý chí nguyện vọng của mẹ anh là người để lại di sản, đồng thời anh Công có hành vi giả mạo di chúc nhằm chiếm toàn bộ di sản mẹ anh để lại. Thì lúc này cháu Công sẽ bị Tòa án tước quyền hưởng di sản thừa kế, nghĩa là cháu Công sẽ không có quyền được hưởng số di sản mẹ anh để lại theo quy định của pháp luật nữa.

Do đó số di sản mẹ anh để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Như anh cung cấp thông tin ở trên thì bố mẹ anh có hai người con là anh và anh Hải. Bố anh đã mất cách đây nhiều năm do đó lúc này nếu ông bà ngoại anh đã mất thì hàng thừa kế thứ nhất của mẹ anh chỉ còn anh và anh Hải (còn nếu ông bà ngoại anh còn sống thì bao gồm cả ông bà).

Đồng thời, anh Hải lại mất cùng thời điểm với mẹ của anh nên theo quy định tại Điều 652 sẽ áp dụng quy định về thừa kế thế vị. Theo quy định của thừa kế thế vị thì con anh Hải sẽ được hưởng phần di sản mà đáng ra anh Hải sẽ được hưởng nếu còn sống. Tuy nhiên con anh Hải lúc này chỉ có duy nhất là anh Công, mà anh này như phân tích bên trên thì có thể sẽ bị tòa án tước quyền thừa kế do có hành vi giả mạo di chúc nhằm chiếm đoạt toàn bộ di sản của mẹ anh để lại.

Vì vậy trong trường hợp này nếu ông bà ngoại anh đã mất thì lúc này hàng thừa kế thứ nhất của mẹ anh chỉ còn duy nhất một mình anh do đó anh sẽ được hưởng phần di sản trên, còn trường hợp ông bà ngoại anh vẫn còn sống thì phần di sản trên sẽ chia đều cho 3 người.

Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế không hoặc không được hưởng thừa kế trong những trường hợp nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>> Xem thêm: Chia thừa kế theo di chúc được pháp luật quy định như thế nào?

Một số câu hỏi liên quan đến cháu nội có được hưởng thừa kế không?

 

Bố mẹ có quyền quản lý thay phần di sản thừa kế từ ông bà cho cháu không?

 

Anh Mạnh (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, bố tôi mới mất cách đây không lâu. Di sản bố tôi để lại thì có bao gồm một mảnh đất, một căn nhà 3 tầng và 500 triệu đồng tiền mặt. Khi mất thì bố có viết di chúc và được công chứng tại phòng công chứng X với nội dung là để lại cho tôi căn nhà 3 tầng, cho em gái tôi 500 triệu đồng tiền mặt và cho cháu nội là con trai của tôi mảnh đất.
Tuy nhiên con trai tôi, người mà được bố tôi viết trong di chúc là cho mảnh đất thì hiện tại mới học lớp 7 nghĩa là hiện tại mới 13 tuổi, chưa đủ 18 tuổi.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi con tôi chưa đủ 18 tuổi có được nhận mảnh đất này không? Tôi và mẹ cháu có được quản lý thay phần di sản thừa kế mà bố tôi để lại cho cháu hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn các trường hợp bố mẹ có quyền quản lý thay di sản thừa kế của con, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Mạnh, cảm ơn anh tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi! Đối với thắc mắc trên của anh, qua quá trình tìm hiểu cũng như xem xét, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân là người có tài sản trong việc định đoạt tài sản này cho những chủ thể khác khi người đó qua đời. Do đó bất cứ ai có tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình thì đều có quyền lập di chúc để lại di sản cho người thừa kế.

Vì vậy việc mẹ anh lập di chúc với nguyện vọng để lại mảnh đất cho con trai anh trong trường hợp này là không trái với quy định của pháp luật. Do đó việc con trai anh mới 13 tuổi thì cũng không ảnh hưởng gì đến nội dung di chúc và quyền được hưởng di sản thừa kế của con trai anh. Lúc này phần đất mà mẹ anh để lại cho cháu nội là con trai anh sẽ thuộc vào tài sản riêng của cháu.

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 76 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

“Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.”

Vì vậy, con anh lúc này mới chỉ 13 tuổi là người chưa thành niên nên chưa thể tự mình quản lý tài sản riêng. Do đó phần đất mà con anh được nhận thừa kế sẽ do bố mẹ của cháu là anh và vợ anh quản lý thay.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi bố mẹ có quyền quản lý thay phần di sản thừa kế từ ông bà cho cháu không. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế không vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc theo quy định mới nhất năm 2022

Ông nội mất cháu nội có được hưởng thừa kế không?

 

Anh Hà (Vĩnh Phúc) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, ông bà nội tôi có 5 người con, bố mẹ tôi thì có hai người con là tôi và anh trai tôi. Tháng 2 vừa qua bố tôi và ông nội tôi có cùng qua đời do tai nạn, bà nội tôi thì cũng đã mất cách đây mấy chục năm. Ông tôi khi mất thì có để lại một mảnh đất rộng hơn 2000m2 và không có di chúc. Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
Phần đất mà ông nội tôi để lại kia sẽ được phân chia như thế nào?
Nếu di sản của ông tôi được chia theo pháp luật thì phần di sản đáng nhẽ ra bố tôi được hưởng nếu còn sống thì phải chia thế nào?
Tôi và anh trai tôi là cháu nội của ông tôi thì liệu có được hưởng thừa kế khi ông nội tôi mất hay không?
Mong Luật sư có thể giải đáp những thắc mắc trên giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp thắc mắc ông nội mất cháu nội có được hưởng thừa kế không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hà, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Với thắc mắc của anh về vấn đề ông nội mất cháu nội có được hưởng thừa kế không, Luật sư giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì những trường hợp sẽ được chia thừa kế theo pháp luật bao gồm:

– Người chết nhưng không có di chúc

– Người chết để lại di chúc nhưng di chúc đó lại không hợp pháp

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng từ chối nhận di sản hoặc không có quyền nhận di sản

– Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

– Chia theo pháp luật phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Do đó, trong trường hợp của anh ông nội anh mất không để lại di chúc nên phần di sản là mảnh đất hơn 200m2 mà ông nội anh để lại sẽ được chia theo pháp luật theo thứ tự các hàng thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015. Theo đó hàng thừa kế thứ nhất của ông anh trong trường hợp này sẽ là 5 người con của ông.

Theo quy định của pháp luật thì những người cùng một hàng thừa kế sẽ được chia phần di sản bằng nhau. Những người ở nhà thừa kế sau thì chỉ được hưởng phần di sản thừa kế nếu người ở hàng thừa kế trước không thể hưởng thừa kế do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do đó lúc này mảnh đất 2000m2 mà ông nội anh để lại sẽ được chia đều cho 5 người con của ông. Tuy nhiên bố anh là một trong 5 người con trong trường hợp này lại chết cùng thời điểm với ông nội anh do đó theo quy định tại Điều 652 về thừa kế thế vị thì anh và anh trai của anh sẽ được hưởng phần di sản mà đáng ra bố anh sẽ được hưởng nếu còn sống.

Trên đây là những lý giải của chúng tôi liên quan đến vấn đề ông nội mất cháu nội có được hưởng thừa kế không. Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>> Xem thêm: Quyền thừa kế tài sản khi cha mất và những quy định bạn nên biết

ong noi mat chau noi co duoc huong thua ke khong

Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế tại Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Hiện nay những tranh chấp về phân chia di sản thừa kế ngày càng đa dạng và phức tạp. Ngoài quy định tại bộ luật dân sự kế thì việc giải quyết phân chia tài sản thừa kế còn có sự điều chỉnh bởi những quy định pháp luật liên quan khác khi di sản thừa kế là đối tượng điều chỉnh bởi những quy định pháp luật đó.

Do vậy để khách hàng có thể hiểu rõ hơn các quy định pháp luật hiện hành về quyền thừa kế cũng như cách chia di sản thừa kế đối với những tài sản đặc thù để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình thì Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi có cung cấp những dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thừa kế như sau:

– Tư vấn quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật

– Tư vấn cách thức soạn thảo, lập di chúc để bản di chúc hợp pháp

– Tư vấn thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

– Tư vấn về khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế

– Tư vấn về phân chia di sản thừa kế

– Tư vấn về thừa kế và tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

– Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế

– Tư vấn về thừa kế thế vị

– Tư vấn về thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

– Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

– Tư vấn cách thức sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc

– Tư vấn phân chia di sản cho thờ cúng hoặc cho tặng

– Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản

– Đại diện theo ủy quyền thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu về đến vấn đề cháu nội có được hưởng thừa kế không? Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này, có thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình và những người cung quanh trong trường hợp thực tế. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được chúng tôi hỗ trợ, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!