Chế tài hình sự là gì? Các chế tài hình sự cơ bản [cập nhật 2024]

Chế tài hình sự là chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội. Để người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này, ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi xoay quanh chế tài hình sự. Trong trường hợp bạn có câu hỏi cần được giải đáp ngay lập tức, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

che-tai-hinh-su-la-gi

 

Khái niệm về chế tài

 

Anh Phạm Viết Huy (Lâm Đồng) có câu hỏi sau:
Xin chào luật sư. Tên tôi là Phạm Viết Huy và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của các luật sư.
Hiện nay, trên báo đài tôi hay nghe đến cụm từ “chế tài” khi đề cập đến lĩnh vực pháp luật. Cũng để phục vụ cho kiến thức pháp luật và phục vụ cho vấn đề cá nhân của tôi, tôi muốn hỏi rằng khái niệm về chế tài được hiểu như thế nào? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp chi tiết chế tài là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Viết Huy. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Về vấn đề chế tài là gì, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Trước tiên để có thể trả lời cho câu hỏi chế tài là gì, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về quy phạm pháp luật là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt chẽ để mọi người có thể đối chiếu với hành vi của mình mà có sự xử sự phù hợp trong đời sống.

Có thể kết luận rằng, chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Chế tài được xem là một bộ phận xác định hình thức trách nhiệm pháp lý có hành vi vi phạm được ghi rõ trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất nhóm quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh, chế tài phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài vô hiệu hoá.

Để áp dụng được chế tài sẽ còn phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất hành vi phạm pháp cũng như mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan. Từ đó có thể phân loại thành chế tài bao gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực dân sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự) và chế tài vô hiệu hoá.

Tựu chung lại thì khái niệm chế tài chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với từng lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội. Còn với chủ thể không thực hiện và thực hiện không đúng các quy tắc xử sự chung, được nêu ra ở phần giả định của quy phạm và là hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể sẽ phải gánh chịu nếu không có thể thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật nêu ra nhằm trả lời những thắc mắc xoay quanh câu hỏi chế tài là gì. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì? 4 loại trách nhiệm pháp lý

Chế tài hình sự là gì?

 

Bà Đặng Thị Trang (Bình Định) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tên tôi là Đặng Thị Trang, hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Bình Định. Tôi đang là sinh viên năm nhất ngành luật, hiện nay tôi đang học bộ môn Luật hình sự. Khi học đến bài về quy phạm pháp luật thì giảng viên có đề cập đến chế tài hình sự. Vì muốn chuẩn bị thật tốt cho bài thuyết trình nên tôi rất mong được luật sư giải thích chi tiết về chế tài hình sự? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp chế tài hình sự là gì miễn phí. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bà Đặng Thị Trang. Cảm ơn bà đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Về khái niệm chế tài hình sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Chế tài hình sự là một trong các chế tài mà Nhà nước áp dụng với các chủ thể trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Chế tài hình sự là chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội. Chế tài hình sự được xem là loại chế tài mang tính xử phạt cao hơn so với các loại chế tài khác.

Hình sự được coi là thiết chế áp dụng nghiêm minh để răn đe những hành vi, người phạm tội. Chế tài hình sự là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm những quy định tại Bộ Luật hình sự 2015Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.

Chế tài hình sự được hợp thành từ những quy phạm pháp luật hình sự đối với những hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định mức độ phạm tội để có thể lựa chọn mà từ đó áp dụng các hình thức phạt phù hợp với quy định pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài hình sự. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ chế tài hình sự là gì, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

che-tai-hinh-su-la-gi-theo-quy-dinh-phap-luat

 

>> Xem thêm: Cưỡng chế là gì? Quy định về việc cưỡng chế [Cập nhật 2022]

Đặc điểm của chế tài hình sự

 

Bà Vũ Thị Ngân (Nha Trang) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tôi năm nay 50 tuổi và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Nha Trang. Trong quy định pháp luật về các chế tài trong lĩnh vực của các mặt đời sống như hành chính, dân sự, hình sự … một trong số đó có thể thấy rằng chế tài hình sự luôn được quan tâm bởi nó mang tính xã hội đối với các hành vi phạm tội. Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng: đặc điểm của chế tài hình sự được biểu hiện như thế nào? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Đặc điểm của chế tài hình sự là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp miễn phí. 

Trả lời:

Xin chào bà Vũ Thị Ngân. Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bà đã gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Về các đặc điểm của chế tài hình sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:

– Thứ nhất, chế tài hình sự có tính răn đe, trừng phạt và tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm làm ảnh hưởng đến xã hội từ đó sẽ xác định được các mức hình phạt cụ thể mà phù hợp với chủ thể phạm tội.

– Thứ hai, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 thì mức hình phạt cao nhất là tử hình. Bên cạnh hình phạt này Bộ luật này cũng quy định mang tính bồi thường thiệt hại, giáo dục.

Đối với chế tài hình sự ở mỗi quốc gia đều khác nhau nhưng vẫn có chung các hiệp định, hiệp ước và toà án quốc tế để có thể lựa chọn và thống nhất các phương án xử phạt, hình phạt đúng nhất và đảm bảo tính công bằng vốn có của pháp luật.

– Thứ ba, chế tài hình sự được quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thẩm quyền áp dụng vì thế bắt buộc mỗi cá nhân, pháp nhân có những hành vi vi phạm liên quan đến pháp luật hình sự thì đều phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

– Thứ tư, chế tài hình sự chỉ được áp dụng khi có hậu quả pháp lý xảy ta. Hậu quả này có thể được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và được áp dụng khi có các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không có thể thực hiện được nghĩa vụ mà pháp luật hình sự quy định phải thực hiện.

Để các chế tài được áp dụng theo quy định thì phải trải qua các quá trình điều tra, tố tụng và xét xử từ đó để nhận định mức xử phạt chính xác và công minh nhất.

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về đặc điểm của chế tài hình sự. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chi tiết.

>> Xem thêm: Tù chung thân là bao nhiêu năm theo quy định năm 2022

Tính chất của chế tài hình sự

 

Ông Trịnh Xuân Sắc (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi là Trịnh Xuân Sắc và hiện tôi đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có một vài thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ luật sư.

Trong khi nghiên cứu về lĩnh vực hình sự, tôi có vài thắc mắc liên quan đến chế tài hình sự. Tôi muốn hiểu thêm về tính chất của các chế tài hình sự được quy định ở pháp luật nước ta nhưng tôi không tìm được các tài liệu liên quan. Vậy luật sư cho tôi hỏi rằng: tính chất của chế tài hình sự là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Tính chất của chế tài hình sự là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào ông Trịnh Xuân Sắc. Cảm ơn ông đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho vào Tổng Đài Pháp Luật. Về tính chất của chế tài hình sự, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tính chất của chế tài hình sự là tính nghiêm khắc. Tính nghiêm khắc của hình sự thể hiện ở việc chủ thể là cá nhân hay pháp nhân phạm tội dù muốn hay không muốn đều bắt buộc phải chịu trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không ngoại trừ mỗi cá nhân hay pháp nhân có quyền và lợi ích bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến.

Thêm vào đó, tính nghiêm khắc thể hiện rõ hơn cả ở việc áp dụng các hình thức xử phạt và cụ thể hơn nữa là hình phạt tử hình.

Khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân hay tổ chức khác mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội mà áp dụng hình phạt phù hợp. Nhìn chung những mức phạt này đều có tính chất răn đe, trừng phạt. Đối với những hành vi có tính chất nguy hiểm đối với xã hội, ví dụ như tội xâm phạm an ninh quốc gia là một trong số những hành vi mà áp dụng chế tài tử hình.

Chế tài hình sự là một trong những bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện những hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó.

– Xét về tính chất, chế tài hình sự còn được gọi là chế tài trừng trị.

– Xét về mặt hình thức, chế tài hình sự được quy định theo:

+ Một loại hình phạt và có quy định ở mức tối thiểu và mức tối đa

+ Một loại hình phạt nhưng chỉ có quy định theo mức tối đa. Trong trường hợp này chúng ta phải hiểu rằng mức tối thiểu chính là mức tối thiểu của loại hình phạt được quy định

+ Chế tài được quy định bao gồm nhiều loại hình phạt khác nhau cùng với mức tối đa và tối thiểu của từng loại.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tính chất của chế tài hình sự. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kỹ càng và chi tiết hơn từ luật sư.

tinh-chat-cua-che-tai-hinh-su

 

>> Xem thêm: Trách nhiệm hình sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự? [2022]

Các chế tài hình sự cơ bản

 

Hình phạt chính

 

Ông Nguyễn Văn Nam (tỉnh Gia Lai) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư. tôi là Nguyễn Văn Nam và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Gia Lai. Con tôi bị bắt vì tội trộm cắp tài sản và đã bị khởi tố, tạm giam. Vì không hiểu rõ vấn đề pháp luật liên quan nên tôi cũng không nắm bắt rõ về hình phạt quy định trong bộ luật nước ta. Vậy nên luật sư cho tôi hỏi rằng: những hình phạt chính mà con tôi phải chịu là gì? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về các hình phạt chính của chế tài hình sự. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào ông, cảm ơn ông đã tin tưởng và gửi vướng mắc của mình tới cho đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật. Về các hình phạt chính, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ Luật Hình sự 2015, hình phạt chính bao gồm:

– Cảnh cáo: Cảnh cáo là biện pháp được áp dụng đối với người, người mà phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

– Phạt tiền: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

Người đó phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng; người phạm tội mà rất nghiêm trọng làm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Thêm vào đó, hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

– Cải tạo không giam giữ: Cải tạo không giam giữ quy định hình thức phạt từ 06 tháng – 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, nhưng đang có nơi làm việc ổn định hoặc là có nơi cư trú rõ ràng mà xét thấy nếu không cần thiết phải bị cách ly khỏi xã hội.

Đối với những người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian được trừ vào thời gian chấp hành đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, quy định cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc là bị mất việc làm trong khi thời gian chấp hành hình phạt này thì cần phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong khi thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng quy định không quá 04 giờ trong một ngày, không quá 05 ngày trong 01 tuần. Trừ áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng này đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người mà bị kết án cải tạo không giam giữ cần phải thực hiện những nghĩa vụ được quy định tại Luật Thi hành án hình sự 2019.

– Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án cần phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hình phạt này được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung tùy trong từng trường hợp cụ thể.

– Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt ở cơ sở giam giữ trong thời hạn nhất định. Áp dụng đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn với người mà lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.

– Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Trừ áp dụng đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Theo trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Với những giải đáp trên chúng tôi mong rằng bạn đã hiểu thêm về các hình phạt hay gọi là chế tài hình sự mà khi xét xử Tòa án có thể nhận định để áp dụng. Đối với tội trộm cắp tài sản của con ông thì có thể phải chấp hành hình phạt thuộc tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng còn phụ thuộc vào tính chất hành vi phạm tội và định giá tài sản bị trộm cắp.

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về các hình phạt chính của chế tài hình sự. Nếu bạn chưa hiểu rõ về quy định của các hình phạt này, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn tận tình, miễn phí từ luật sư.

cac-che-tai-hinh-su-co-ban

 

>> Xem thêm: Tội phạm rất nghiêm trọng phạt bao nhiêu năm tù? [cập nhật 2022]

Hình phạt bổ sung của chế tài hình sự là gì?

 

Bà Nguyễn Thị Lương (Phú Yên) có câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư. Tên tôi là Nguyễn Thị Lương hiện đang sinh sống tại tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ sự tư vấn của các luật sư.

Con tôi bị khởi tố, tạm giam vì tội tiêu thụ tài sản. Ngoài hình phạt có thể phải chịu là phạt tù ra thì con có phải chịu hình phạt bổ sung nào khác không? Tôi mong nhận được phản hồi sớm từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Hình phạt bổ sung của chế tài hình sự là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bà, cảm ơn bà đã tin tưởng vào đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được câu hỏi mà bà đưa ra về hình phạt bổ sung của chế tài hình sự. Về vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Ngoài các hình phạt chính được quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ Luật Tố tụng hình sự thì còn một số hình phạt bổ sung khác như sau:

– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Cấm cư trú;

– Quản chế;

– Tước một số quyền công dân;

– Tịch thu tài sản;

– Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

– Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Với những giải đáp trên chúng tôi mong rằng bà có thể biết thêm những hình thức phạt khác so với hình phạt chính của tuỳ từng loại tội phạm hay người phạm tội đó.

>> Xem thêm: Án treo là gì? Cách xin hưởng án treo mới nhất năm 2022

Trên đây là những giải pháp của Tổng Đài Pháp Luật về chế tài hình sự. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được chế tài hình sự là gì? Các hình phạt chính, hình phạt bổ sung của chế tài hình sự là gì? Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.