Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những loại chi phí quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần phải lưu ý khi xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Việc tối ưu hiệu quả chi phí này gần như là bắt buộc với nhà quản trị trong bối cảnh thị trường kinh doanh thay đổi nhưng đây cũng là điều gây không ít khó khăn để quản lý hiệu quả. Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu cách xây dựng và tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp qua bài viết dưới đây! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ đến 1900.6174 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và miễn phí.
>> Tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.6174
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?
>> Tư vấn tối ưu chi phí doanh nghiệp hiệu quả, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị, Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:
Để giải thích thắc mắc của bạn, hiểu một cách đơn fgiản về khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp theo thông tư 200 là tổng hợp các loại chi phí và bao gồm rất nhiều khoản như là: chi phí mặt bằng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lương cho nhân viên,…
Để vận hành được doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru, trong quá trình tổ chức, sản xuất và quản lý sẽ tạo ra nhiều chi phí phát sinh. Những chi phí này sẽ được tổng hợp lại và gọi chung với cái tên là “Chi phí quản lý doanh nghiệp.”
Đây là loại chi phí mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm, vì nó có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp (nhân sự, sản xuất, hành chính,…) chứ không được tách riêng cho từng hoạt động riêng biệt.
Vì chi phí quản lý doanh nghiệp là một phần trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp, chính do đó hầu hết các nhà quản trị sẽ gặp không ít khó khăn trong việc quản lý tốt nguồn chi phí này sao cho hợp lý nhất với doanh nghiệp.
Để giải đáp rõ hơn thắc mắc của bạn, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm một số khoản chi phí theo Thông tư 200 sau:
Chi phí quản lý vật liệu: Đây là các khoản chi phí cho vật liệu dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp như: văn phòng phẩm, thiết bị máy móc, vật liệu sửa chữa tài sản cố định…. Tất cả được hạch toán trong tài khoản 6422;
Chi phí quản lý nhân viên: Toàn bộ chi phí doanh nghiệp phải trả cho nhân sự của mình, bao gồm tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp, …của toàn bộ nhân viên ở các bộ phận và Ban giám đốc của doanh nghiệp.
Chi phí đồ dùng văn phòng phẩm: Phản ánh chi phí cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng như sổ, sách, bút, máy in, máy tính,…
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Đây là chi phí phản ánh khoản khấu hao của tất cả tài sản cố định của doanh nghiệp như: văn phòng, máy móc thiết bị, vật liệu kiến trúc,…. Khoản này được hạch toán trong tài khoản 6424.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Đây là các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ tiền ra mua ngoài để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và được hạch toán thông qua tài khoản 6427
Chi phí dự phòng: Đây là các khoản mà doanh nghiệp phải dự phòng như là: Các khoản phải thu khó đòi, khoản dự phòng phải trả. Chi phí dự phòng cũng được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được hạch toán thông qua tài khoản 6426.
Thuế, phí và lệ phí: Các khoản thuế và phí được nêu rõ trong tài khoản 6425 bao gồm: thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí và lệ phí khác,…
Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi phí khác liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp và bán hàng như: chi phí hội nghị, tiếp khác, chi phí giói thiệu sản phẩm, hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo, chào hàng,…
Chúng tôi hy vọng với tư vấn của Luật sư, chị Hồng cũng như mọi người sẽ hiểu hơn về loại tài khoản này bởi tài khoản chi phí doanh nghiệp là một loại tài khoản dễ gây nhầm lẫn trong hoạch toán kế toán. Nếu chị còn gặp bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 hoặc địa chỉ email để nhận được sự tư vấn thuế doanh nghiệp từ các luật sư.
>> Xem thêm: Quy định về thuê tư vấn quản lý dự án theo quy định mới 2022
Nguyên tắc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
>> Giải đáp nguyên tắc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của chị về nguyên tắc kế toán tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, Luật sư đưa ra thông tin sau:
Chi phí quản lý doanh nghiệp (tài khoản 642) là 1 trong 10 loại tài khoản áp dụng nguyên tắc kế toán chi phí. Danh sách các tài khoản cũng áp dụng nguyên tắc kế toán chí phí là:
TK 611 – Mua hàng;
TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trưc tiếp;
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp;
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công;
TK 627 – Chi phí sản xuất chung;
TK 631 – Giá thành sản xuất;
TK 632 – Giá vốn hàng bán;
TK 635 – Chi phí tài chính;
TK 641 – Chi phí bán hàng;
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp;
Với Chi phí quản lý doanh nghiệp (tài khoản 642) sẽ có những nguyên tắc hạch toán sau:
Tài khoản này phản ánh các chi phí quản lý chung của một doanh nghiệp gồm các chi phí về quản lý vật liệu; chi phí quản lý nhân viên; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động; tiền thuế đất, thuế môn bài (thuế, phí và lệ phí); chi phí mua ngoài; chi phí dự phòng; các chi phí bằng tiền khác.
Theo quy định của Luật thuế, không tính thuế TNDN đối với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và hạch toán theo đúng chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp (Thuế TNDN = Thuế thu nhập doanh nghiệp).
Theo quy định tại Thông tư 200, tài khoản 642 được mở thêm các tài khoản cấp 2 để bổ sung thêm các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp (8 loại chi phí). Phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của từng ngành nghề và từng doanh nghiệp mà quyết định có mở thêm các tài khoản cấp 2 của tài khoản 642 hay không. Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán sẽ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ của tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Kế toán gần như đã, đang, và sẽ vẫn là một công việc quan trọng trong hoạt động tổng thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả những người làm việc lâu năm, gắn bó với nghề cũng đã có những sai sót nhất định với chi tiết như trên.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về nguyên tắc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại ngần liên hệ với tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn và giải đáp.
Kết cấu và nội dung tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
>> Luật sư tư vấn các tài khoản chi phí doanh nghiệp nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Điều tiếp theo mà các kế toán viên cần chú ý đó kết cấu và cách phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp (thuộc tài khoản 642) trong sổ sách kế toán.
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Tài khoản 642) bao gồm 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421 – Chi phí quản lý nhân viên;
TK 6422 – Chi phí quản lý nguyên, vật liệu:
TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng phẩm;
TK 6424 – Chi phí khấu hao tài sản cố định;
TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí;
TK 6426 – Chi phí dự phòng;
TK 6427 – Chi phí dịch vụ thuê, mua ngoài;
TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác;
Kết cấu của tài khoản 642 và cách phản ánh của tài khoản 642 lên sổ kế toán:
TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Bên Nợ:
Phản ánh các chi phí quản lý thực tế phát sinh trong kỳ;
Phản ánh số dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệc giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hêt).
Bên Có:
Phản ánh các khoản làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;
Phản ánh dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng nợ phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 642 không có số dư cuối kỳ
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Sau khi đã ghi nhận xong các tài khoản, kế toán và doanh nghiệp cần thực hiện kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm kiểm tra, rà soát và giảm thiểu các sai phạm có thể xảy ra. Những lỗi mà doanh nghiệp hay gặp có thể như là:
– Hạch toán sai tài khoản
– Hạch toán các khoản chậm nộp thuế vào chi phí
– Chứng từ không hợp lệ
– Ghi nhận thừa hoặc thiếu chi phí
– Ghi nhận những khoản chi phí không liên quan đến hoạt động quản lý
Để quá trình kiểm toán đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần thu thập các tài liệu liên quan như sổ cái, chứng từ. Từ đó xây dựng các mô hình ước tính, đối chiếu, phân tích số liệ trong sổ sách và chứng từ.
Đây được coi là công việc không dễ dàng vì vậy nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay những khó khăn trong công việc cần được giải đáp, hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn luật lao động qua số điện thoại 1900.6174, bạn sẽ được kết nối với các Luật sư giàu kinh nghiệm trong nghề hỗ trợ và tư vấn triệt để vấn đề của bạn.
Phương pháp hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
>> Luật sư hỗ trợ về kê khai tài chính nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận thông tin câu hỏi và đưa ra tư vấn như sau:
Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong các nội dung được quy định tại Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC. Theo đó:
Tiền lượng, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho cán bộ, nhân viên của đơn vị, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện…) của cán bộ, người quản lý cùng nhân viên và người lao động, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
– Có TK 3341 – Phải trả công, nhân viên
– Có TK 3348 – Phải trả người lao động
– Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua đưa ngay vào sử dụng nhu: văn phòng phẩm, ấn chỉ chuyên dùng, xăng, dầu, mỡ để chạt xa, vật liệu dùng cho sửa chữa TDSD, công cụ, dụng cụ chung của đơn vị, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
– Có TK 152 – Nguyên, vật liệu
– Có các TK 111 (tiền mặt), 112 (tiền gửi ngân hàng), 141 (tạm ứng), 331 (phải trả người bán),…
Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng hoặc đưa ngay vào sử dụng sau khi mua mà không thông qua kho được tính trực tiếp vào chi phí quản lý, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6423)
– Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
– Có các TK 111, 112, 331,…
Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý BHTG (bảo hiểm tiền gửi), quản lý của đơn vị, như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, máy móc, thiết bị truyền dẫn,…, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6424)
– Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
– Tiền thuê đất phải nộp Nhà nước, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6425)
– Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Án phí, lệ phí thi hành án, lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6425)
– Có các TK 111, 112,…
Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập BCTC:
Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ kế toán này lớn hơn số đã trích lập kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6426)
– Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (hoặc 2293)
Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ kế toán này nhỏ hơn số đã trích lập kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi sổ:
– Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (hoặc 2293)
– Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6426)
Tiền điện, nước, điện thoại, xăng dầu, khám chữa bệnh cho nhân viên và người lao động, chi phí y tế theo chế độ quy dịnh, thuê chuyên gia trong và người nước, sửa chữa TSCĐ, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6427)
– Có các TK 111, 112, 331, 335 (chi phí phải trả),…
Với chi phí sửa chữa TSCĐ
Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí quản lý, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6427)
– Có TK 335 – Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn chứng tù)
– Có TK 352 – Dự phòng phải trả (nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy trì định kỳ).
Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi sổ:
– Nợ các TK 335, 352
– Có các TK 331, 241 (xây dựng cơ bản dở dang), 111, 112, 152,…
Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến đơn vị trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ để tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc 6427)
– Có TK 242 – Chi phí trả trước
Chi phí dịch vụ thuê, mua ngoài và chi phí bằng tiền khác khi phát sinh như chi hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi sổ:
– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc sử dụn TK 6427, 6428)
– Có các TK 111, 112, 331, …
Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý đơn vị, ghi sổ:
– Nợ các TK 111, 112, …
– Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý đơn vị vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động trong kỳ, ghi sổ:
– Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
– Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Việc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp không hề dễ dàng đối với những kế toán viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Rèn luyện và hiểu rõ từng loại tài khoản là phương pháp hiệu quả giúp nhân viên kế toán chính xác hơn trong việc hạch toán tài chính cho doanh nghiệp.
Mọi thắc mắc về phương pháp hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, vui lòng đặt câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Quản lý doanh nghiệp hiệu quả với định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
>> Tư vấn quản lý doanh nghiệp hiệu quả, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của anh Hoàng, chắc chắn không chỉ anh Hoàng mà còn rất nhiều nhà quản trị của các doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng như trên.
Với khó khăn này, Luật sư xin đưa ra góp ý cho các nhà quản trị:
Các nhà quản trị chắc hẳn cũng đã biết, để có thể tối ưu hóa lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp phải giảm tối đa chi phí và tăng tối đa doanh thu. Nhưng với nhiều doanh nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng không hề nhỏ. Chính do đó mà các nhà quản trị gặp khó khăn tỏng việc điều chỉnh và quản lý chi phí này.
Vậy hướng đi nào cho các nhà quản trị? Chìa khóa mở ra cánh cửa cho các nhà quản trị đó là xác định được định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây chính là điều mà các nhà quản trị còn thiếu để giúp doanh nghiệp quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là việc quy định mức chi phí cần có và bắt buộc phải có cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc, quy mô doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp hoạt động sẽ đưa ra các định mức chi phí quản lý doanh nghiệp khác nhau. Và các định mức này cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn hoạt động, thay đổi linh hoạt với nhu cầu thị trường.
Tại sao lại phải định mức chi phí quản lý doanh nghiệp? Xác định định mức chi phí quản lý doanh nghiệp có lợi ích gì?
Việc có thể định mức ra đầy đủ các khoản chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp là một phương pháp đúng đắn và hợp lý. Đây chính là yếu tố mang lại cho công ty và doanh nghiệp những ưu thế trong hoạt động kinh doanh:
Thứ nhất, đây là cơ sở giúp doanh nghiệp lập dự toán hoạt động kinh doanh vì muốn lập dự toán chi phí nhân công thì phải định mức số giờ công, chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu. Từ đó doanh nghiệp có thể tính toán các chi phí hàng tháng, hàng quý cần chi trả, từ đó, họ có thể sắp xếp, định lượng hợp lý các khoản chi trả.
Thứ hai, giúp nhà quản trị nhanh chóng kiểm tra và đánh giá hiệu quả vận hành của doanh nghiệp một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra những góp ý, ý kiến và giải pháp kịp thời để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp.
Thứ ba, các nhà quản lý có thể dựa vào định mức này để định giá bán sản phẩm, phân tích khả năng sinh lời, chấp nhận hoặc từ chối một đơn đặt hàng
Thứ tư, gắn liền trách nhiệm của mỗi nhân viên với việc sử dụng tài nguyên sao cho tiết kiệm. Việc định mức ra các tiêu chuẩn tài nguyên cần sử dụng, nhân viên sẽ biết cần sử dụng cho cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, không phung phí hoặc tiêu quá hạn mức chi phí mà doanh nghiệp đã đưa ra.
>> Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo quy định Việt Nam năm 2022
Trên đây là nội dung về chi phí quản lý doanh nghiệp mà Luật sư muốn mang đến cho bạn đọc. Qua bài viết trên, chùng tôi rất hi vọng các bạn độc giả (đặc biệt là các bạn chị trách nhiệm quản lý tài chính cho doanh nghiệp) có được thêm góc nhìn và phương pháp hỗ trợ mọi người trong công việc hàng ngày. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào cần giải đáp hãy goi điện tới Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 hoặc gửi câu hỏi của bạn qua email để nhận được sự tư vấn và giải đáp kịp thời và hoàn toàn miễn phí.
Liên hệ với chúng tôi:
✅ Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |