ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 21/2011/CT-UBND
Vũng Tàu, ngày 02 tháng 12 năm 2011
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊNĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò quantrọng trong việc ổn định đời sống của người lao động và nhân dân khi gặprủi ro, đau ốm và khi hết tuổi lao động. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xãhội sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và an toàn xã hội.
Sau gần 05 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, kết quả cho thấynhận thức về bảo hiểm xã hội của các cấp các ngành, các đơn vị sử dụng lao độngvà người lao động ngày càng được nâng cao, công tác quản lý nhà nước được tăng cường,số lao động tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, việc thực hiện chi trả,giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động kịp thời hơn và từng bước đổi mới phương thức thực hiện. Tuy nhiên cũng còn một số vấn đề cần được tiếptục quan tâm thực hiện như việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội kể cả bắt buộc và tự nguyện, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên,tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội còn tồn tại dẫn đến việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa kịpthời.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ thị như sau:
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tăng cường kiểmtra việc ký kết hợp đồng lao động, xây dựng quy chế trả lương, tham gia bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; Tăngcường công tác thanh tra, kiên quyết xử lý đối với người sử dụng lao động cốtình vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đối với các doanh nghiệp sau khi tiến hành biện pháp xử phạt vi phạm hành chínhmà các đơn vị không truy nộp tiền nợ bảo hiểm xã hội, đề xuất với cấp có thẩm quyềnthực hiện biện pháp thu hồi nợ qua tài khoản ngân hàng theo quy định tại Thôngtư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18 tháng 02 năm 2008 của BộLao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về việc hướngdẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động đểnộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh.
b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng chương trình phối hợp, quy trìnhxử lý các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật nhanh chóng, dứt điểm vàhiệu quả.
c) Chỉ đạo đôn đốc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã,thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn.
2. Bảo hiểm Xã hội tỉnh:
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng,Đài Phát thanh – Truyền hình, Báo Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm mục đích làm cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động hiểubiết và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp rà soát, xác định số lượng đơn vị và người lao động thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.
c) Định kỳ hàng quý, trước ngày 20 của tháng đầu quý sau cung cấp danh sáchcác đơn vị nợ quỹ Bảo hiểm xã hội cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các khu công nghiệp để tiến hành thanh, kiểm tra xử phạt vi phạm hànhchính về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnhvực Bảo hiểm xã hội. Khởi kiện ra toà các đơn vị đã thực hiện các biện pháphành chính mà chưa thực hiện hoặc các đơn vị cố tình chây ỳ nợ đóng Bảo hiểm xã hội, không để tình trạng nợ kéo dài.
d) Phối hợp với các hội đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Hội Liênhiệp Phụ nữ, Liên minh hợp tác xã, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh…xâydựng kế hoạch triển khai Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
e) Phối hợp Sở Nội vụ xây dựng đề án triển khai tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng dân quân, tự vệ, trưởng, phó ban dân khóm,ấp…
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp:
Phối hợp với các ngành chức năng và thường xuyên kiểm tra việc ký kết hợp đồnglao động, xây dựng quy chế trả lương và tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thấtnghiệp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, xử lýnghiêm các vi phạm theo quy định. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về laođộng và Bảo hiểm xã hội; phối hợp thanh, kiểm tra và kiến nghị xử lý vi phạmtheo quy định.
4. Sở Kế hoạch – Đầu tư:
Tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Hàng quýcung cấp danh sách các doanh nghiệp đăng ký mới, giải thể, phá sản trên địa bàncho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh để rà soát, yêucầu các doanh nghiệp đăng ký sử dụng lao động và tham gia Bảo hiểm xã hội chongười lao động. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những doanh nghiệpvi phạm khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.
5. Cục Thuế tỉnh:
Phối hợp, hỗ trợ tích cực cho Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc xác minh thông tin người nộp thuế phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành phápluật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
6. Sở Tư pháp:
Chủ trì phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh,Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp cókế hoạch tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảohiểm y tế đến các đơn vị có sử dụng lao động và người lao động trên địa bàntỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bà Rịa -Vũng Tàu, Đài Phát thanh – Truyềnhình tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh tuyêntruyền rộng rãi, kịp thời những chính sách mới có liên quan đến quyền lợi,nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động, người lao động thông qua các phương tiệntruyền thông đại chúng.
b) Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệmvới người lao động, thực hiện tốt các chính sách lao động việc làm và chínhsách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Tăng cường quản lý nhà nước lĩnh vực Bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Chỉ đạocác cơ quan có liên quan (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Kinhtế, Phòng Tài chính, Chi Cục thuế…) phối hợp với Bảo hiểm xã hội các huyện,thị xã, thành phố để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sáchBảo hiểm xã hội đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động.Đặc biệt chú ý doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh.
b) Thường xuyên tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về thực hiện pháp luật laođộng. Kiên quyết xử phạt các đơn vị không trích nộp Bảo hiểm xã hội, trích nộpkhông đầy đủ hoặc doanh nghiệp nợ, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểmxã hội cho người lao động.
c) Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, biện pháp thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyệntự nguyện theo lộ trình. Tăng cường công tác chỉ đạo các phòng, ban chuyên mônphối hợp với bảo hiểm xã hội các huyện, tuyên truyền chế độ chính sách Bảo hiểmxã hội, Bảo hiểm thất nghiệp. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường – xã, thịtrấn lồng ghép nội dung tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện trong các kỳsinh hoạt khu phố, tổ dân phố.
9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dâncác huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật lao động;tham gia, kiểm tra giám sát việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội; chỉ đạo, kiểmtra, đôn đốc việc thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở trong các đơn vị, doanhnghiệp… nhằm góp phần bảo vệ các quyền lợi đối với người lao động theo quy địnhcủa pháp luật.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liênhiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh tỉnh, Liên minh Hợp tác xã: có kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ,đoàn viên, hội viên, người lao động theo giới, ngành nghề, đoàn thể mình phụtrách hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội, vận động hội viên, xã viên thamgia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
11. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động:
a) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải xác định rõtrách nhiệm chấp hành Luật Bảo hiểm xã hội, nghiêm túc thực hiện đầy đủ việctrích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người laođộng theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo hiểmxã hội để thanh toán kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảohiểm thất nghiệp cho người thụ hưởng.
b) Tuyên truyền đến người lao động hiểu biết về chế độ bảo hiểm tự nguyệnđể mở rộng đối tượng đến thân nhân hoặc bản thân họ khi nghỉ việc nếu có nhucầu có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
c) Hướng dẫn người lao động về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đóng đủbảo hiểm thất nghiệp. Khi người lao động mất việc làm, thôi việc, kịp thời chốtsổ, trả sổ bảo hiểm xã hội để người lao động được hưởng các quyền lợi về bảohiểm thất nghiệp theo quy định.
12. Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: theo dõi,đôn đốc việc thực hiện. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thựchiện Luật Bảo hiểm xã hội và tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân để chỉ đạokịp thời nhằm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ổn định tình hình anninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành chứcnăng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Dũng