Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý phải làm thế nào? Ai có quyền được hưởng di sản thừa kế? Bị người khác phản đối chia hưởng di sản thừa kế có khởi kiện được không? Mời bạn đọc hết bài viết dưới đây để cùng nghe câu trả từ luật sư để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.
Ai có quyền hưởng di sản thừa kế?
Anh Xuân Phú (Phú Thọ) có câu hỏi:
Năm vừa rồi, vì covid mà ông nội tôi qua đời mà không để lại di chúc. Cũng chính vì việc ông không để lại di chúc là cho những ai nên khi gia đình mở chia thừa kế thì xảy ra một vài tranh chấp giữa những người con của ông. Khi chia sản thừa kế có người không đồng ý vì họ cho rằng có những người không có quyền được hưởng thừa kế. Ông có 4 người con chung với bà nội, hai bác trai và hai bác gái, ngoài ra, trước khi ông lấy bà còn có 2 người con riêng với tình nhân cũ (một trai một gái). Vậy xin hỏi Luật sư rằng: Ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế?
>>> Ngững người được hưởng di sản thừa kế gồm những ai? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Phú! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật dân sự 2015, người có quyền được hưởng thừa kế, hay người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, người có quyền được hưởng thừa kế sẽ được xác định theo hai trường hợp, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thứ nhất, về thừa kế theo di chúc:
Theo điều 624 Bộ Luật dân sự 2015, di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong di chúc hợp pháp của người có di sản để lại ghi nhận rõ ràng những chủ thể có quyền hưởng thừa kế theo di chúc. Di chúc hợp pháp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:
– Di chúc được coi là hợp pháp phải có đầy đủ những điều kiện sau đây: Người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị người khác lừa dối, cưỡng ép, đe doạ; Nội dung của di chúc không được vi phạm vào điều cấm của pháp luật, không được trái với đạo đức xã hội; hình thức di chúc phải đúng với quy định của luật.
– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành dạng văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý về việc lập di chúc.
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc bằng văn bản mà không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện đầu tiên đã nêu ở trên.
– Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu như người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt của ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, những người làm chứng ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Bên cạnh những người có quyền nhận di sản đã được ghi rõ ràng trong di chúc, vẫn có những trường hợp được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Những đối tượng này được quy định tại khoản 1 điều 644 Bộ Luật dân sự như sau:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Trường hợp này không được áp dụng đối với những người từ chối nhận di sản theo pháp luật hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.
Thứ hai, về thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật được hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người có quyền thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết;
– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người đã chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội;
– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết; cháu ruột của người chết mà người chết có vai vế là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế ở cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Nếu hàng thừa kế phía trước không còn ai, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế sau có quyền được nhận di sản thừa kế.
Ngoài ra, có thể hưởng thừa kế theo trường hợp thừa kế thế vị (điều 652 Bộ Luật dân sự 2015): trường hợp con của người để lại di sản thừa kế chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu của người để lại di sản được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt của người để lại di sản được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Con nuôi và cha, mẹ nuôi được hưởng thừa kế di sản của nhau. Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản của nhau.
Ngoài ra, Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:
– Người bị Tòa án kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người đó;
– Người vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tới tính mạng của người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có những hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Trong trường hợp của anh, vì ông không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và không chia thừa kế theo di chúc. Theo đó, nếu các con của ông không thuộc trường hợp được nêu tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì cả 4 người con chung với bà và 2 người con riêng đều có quyền được hưởng di sản thừa kế vì họ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất (đều là con đẻ của ông).
Mọi thắc mắc về quyền thừa kế theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Xem thêm: Tư vấn luật thừa kế
Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý như thế nào?
Anh Quang Lợi (Đồng Tháp) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau: năm tôi 5 tuổi thì tôi được một gia đình hiếm muộn nhận nuôi. Sau đó ít năm thì họ sinh thêm được 2 người con (một trai và một gái). Chúng tôi vẫn sống hòa thuận như một gia đình cho đến khi bố tôi mất. Trước khi qua đời, ông có để lại di chúc và chia đều tài sản cho tất cả các con, bao gồm cả tôi. Theo như di chúc mà bố tôi để lại, tôi được nhận miếng đất mà trước đó bố tôi ở, còn các em thì nhận được tiền và một mảnh đất khác nhỏ hơn.
Sau khi tổ chức tang lễ xong xuôi, gia đình mở chia tài sản thừa kế có người không đồng ý, cụ thể là em trai tôi (tức con trai đẻ của bố) không đồng ý để cho tôi nhận phần thừa kế của tôi vì cho rằng tôi là con nuôi nên không xứng đáng được nhận mặc dù mọi người trong nhà đều đồng ý. Vậy, theo Luật sư, bây giờ tôi cần phải làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình?
>>>Tư vấn cách giải quyết khi được hưởng di sản thừa kế nhưng có người không đồng ý. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Lợi! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Khi chia tài sản thừa kế có người không đồng ý, để bảo vệ quyền lợi của mình, anh có thể tham khảo những cách sau đây:
Cách thứ nhất: Cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ)
Nếu như em trai anh không đồng ý để anh nhận phần di sản của mình mà tất cả thành viên trong gia đình đều đồng ý thì anh có thể cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cùng với em trai mình.
Nếu như anh chọn cách này, các bên thực hiện các công việc như sau:
– Hai bên lập văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất hoặc tại Văn phòng công chứng.
– Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập, gia đình thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển quyền sử dụng đất từ tên bố của mình thành tên của nhà anh và người không đồng ý em trai của anh. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục sang tên là văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Cách thứ 2 là: thỏa thuận về việc trả tiền cho người không đồng ý tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng
Việc thỏa thuận này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các bên và được ghi nhận vào văn bản thỏa thuận phân chia được lập tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất/Văn phòng công chứng…
Nếu như anh chọn cách này, anh thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển quyền sử dụng, sở hữu tài sản từ tên bố của anh sang tên anh tại văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất (thực hiện sang tên sau khi đã có văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế).
Cách thứ ba, khởi kiện lên Tòa án để chia di sản thừa kế:
Trong trường hợp, gia đình bạn không thể thực hiện tự thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế thì có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết vụ việc này của gia đình bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất (Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Lúc này, căn cứ quy định pháp luật về chia thừa kế (Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015), yêu cầu khởi kiện, hồ sơ kèm theo yêu cầu khởi kiện…Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ án yêu cầu chia thừa kế của gia đình anh.
Mọi thắc mắc về vấn đề chia tài sản thừa kế có người không đồng ý theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế có người không đồng ý
Anh Phùng Hưng (Thái Bình) có câu hỏi:
Sau khi bố tôi mất có để lại di chúc chia di sản thừa kế cho tất cả các con. Tuy nhiên, đến ngày chia thừa kế thì các anh tôi lại không đồng ý giao cho tôi mảnh đất là phần di sản thừa kế mà bố để lại cho tôi. Vì khi chia tài sản thừa kế có người không đồng ý như vậy nên nay tôi muốn khởi kiện lên tòa án yêu cầu chia tài sản thừa kế thì cần chuẩn bị hồ sơ gì?
>>>Hướng dẫn soạn hồ sơ khởi kiện về vấn đề thừa kế? Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hưng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Trường hợp chia tài sản thừa kế có người không đồng ý và các bên không thể tự thỏa thuận để phân chia di sản thừa kế thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết. Và để được Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì người yêu cầu chia thừa kế (người khởi kiện) cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện, bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện được ban hành theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Mẫu đơn này có thể mua tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
– Những giấy tờ liên quan về tài sản (ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất,…)
– Giấy tờ về nhân thân của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
– Sổ hộ khẩu hoặc Giấy tờ xác nhận nơi cư trú của người khởi kiện;
– Ngoài ra, hồ sơ khởi kiện có thể còn có thêm các loại tài liệu, giấy tờ sau:
+ Giấy tờ tùy thân của những người bị kiện (người không đồng ý giao đất cho anh; những người cùng hàng thừa kế khác);
+ Sổ hộ khẩu hoặc Giấy tờ xác nhận nơi cư trú của người bị kiện;
+ Các giấy tờ khác chứng minh quyền được hưởng tài sản thừa kế mà anh có: di chúc, …;
Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, anh tiến hành gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất để được tiếp nhận, thụ lý.
Để được Tòa án chỉ giải quyết vụ án, anh cần phải đóng tạm ứng án phí theo thông báo nộp tạm ứng án phí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mức tạm ứng án phí được thu theo quy định pháp luật và dựa trên giá trị thửa đất đang yêu cầu chia thừa kế.
Mọi thắc mắc về vấn đề khởi kiện chia thừa kế theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Thủ tục tiếp nhận nhận và xử lý đơn kiện của tòa án
Chị Thanh Hường (Lâm Đồng) có câu hỏi:
Hiện tại, gia đình tôi đang có tranh chấp về việc chia di sản thừa kế do mẹ để lại. Vì lúc trước khi mất mẹ tôi không để lại di chúc nên sau này chúng tôi mở chia thừa kế thì phát sinh nhiều vấn đề. Chính vì vậy nên chúng tôi bàn nhau khởi kiện lên Tòa án để chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Vậy xin hỏi luật sư rằng: Thủ tục tiếp nhận nhận và xử lý đơn kiện của tòa án là như thế nào?
>>>Tư vấn thủ tục nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế nhanh nhất? Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hường! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục xử tiếp nhận và xử lý đơn của Toà án được tiến hành như sau:
1. Tòa án phải nhận đơn khởi kiện thông qua bộ phận tiếp nhận đơn do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn khởi kiện; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn khởi kiện.
Khi Tòa án nhận đơn khởi kiện được nộp trực tiếp, Tòa án phải có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Đối với trường hợp Tòa án nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn là 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn là 5 ngày làm việc, kể từ ngày được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong những quyết định sau đây:
– Yêu cầu người gửi đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo như thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn trong trường hợp vụ án đó có đầy đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn được quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu như vụ án đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
– Tiến hành trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu như vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn khởi kiện của Thẩm phán quy định tại mục 3 trên đây phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và phải thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Mọi thắc mắc về trình tự, thủ tục xử lý đơn kiện về vấn đề chia tài sản thừa kế có người không đồng ý của Tòa án theo quy định của pháp luật hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Một số câu hỏi liên quan đến chia tài sản thừa kế có người đồng ý
Con gái đi lấy chồng có mất quyền thừa kế
Chị Hoàng Quỳnh (Sơn La) có câu hỏi:
Tôi có một thắc mắc về vấn đề thừa kế muốn hỏi Luật sư như sau: bà ngoại tôi có 5 người con, bao gồm 4 người con trai và 1 người con gái (người con gái là mẹ của tôi). Bà ngoại tôi mất mà không để lại di chúc nên khi tiến hành phân chia di sản của bà thì gia đình xảy ra tranh chấp, cụ thể là chia thừa tài sản kế có người không đồng ý. Vợ của bác trai cho rằng mẹ tôi đã đi lấy chồng thì không có quyền được hưởng thừa kế nên không cho mẹ tôi được hưởng thừa kế từ bà. Vậy xin hỏi rằng, con gái khi đi lấy chồng có mất quyền hưởng thừa kế không?
>>>Con gái đi lấy chồng có được hưởng thừa kế? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Quỳnh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Nếu không có di chúc thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Theo đó tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ những người thừa kế theo pháp luật như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất;
– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người mất; cháu ruột của người chết mà người mất là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người mất; cháu ruột của người mất mà người mất là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người mất mà người mất là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, nếu như người để lại di sản không để lại di chúc thì di sản đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo đó, những người ở cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng một suất thừa kế như nhau. Hàng thừa kế sau chỉ được nhận thừa kế khi hàng thừa kế trước không còn ai hoặc không có ai có đủ điều kiện nhận thừa kế. Theo đó, mẹ của chị là con ruột của bà ngoại, thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên mẹ chị có quyền được hưởng thừa kế và việc mẹ chị đi lấy chồng cũng không làm mẹ chị mất đi quyền nhận thừa kế của mình. Trong trường hợp chia tài sản thừa kế có người không đồng ý thì chị có thể khởi kiện lên Tòa án để được chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc về vấn đề chia thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Anh không đồng ý chia tài sản cho em theo quy định về hàng thừa kế thì làm như thế nào?
Anh Trần Huy (Vũng Tàu) có câu hỏi:
Mẹ tôi mất mà không để lại di chúc, chúng tôi tiến hành phân chia di sản của mẹ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên khi chia tài sản thừa kế có người không đồng ý, anh trai tôi lại không công nhận và đồng ý chia tài sản cho tôi vì lý do tôi là con riêng của mẹ, cho rằng tôi và anh không cùng một hàng thừa kế. Vậy, tôi phải làm như thế nào để bảo vệ được quyền lợi của mình?
>>>Quy định chia di sản theo hàng thừa kế? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Huy! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, anh cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với anh trai của mình. Trong trường này, để đảm bảo quyền lợi của mình, anh có thể tiến hành khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia thừa kế.
Việc chia tài sản thừa kế có người không đồng ý là một trong những tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
– Tranh chấp về vấn đề quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
– Tranh chấp về quyền sở hữu và những quyền khác đối với tài sản.
– Tranh chấp về vấn đề giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự.
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Tranh chấp về các vấn đề thừa kế tài sản.
– Tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
– Tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại do áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
– Tranh chấp về các vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
– Tranh chấp về những vấn đề đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
– Những tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
– Những tranh chấp liên quan đến vấn đề yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
– Các tranh chấp liên quan đến vấn đề tài sản bị cưỡng chế nhằm mục đích thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
– Tranh chấp về những vấn đề liên quan đến kết quả bán đấu giá tài sản và thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
– Những tranh chấp khác về vấn đề dân sự, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tranh chấp về vấn đề thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu như anh có giải thích, thỏa thuận với anh trai anh mà khi chia di sản thừa kế có người không đồng ý thì anh có thể viết đơn khởi kiện gửi lên Tòa án để chia thừa kế nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình.
Mọi thắc mắc về giải quyết tranh chấp di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.633.705 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Xem thếm: Quy định về hàng thừa kế theo pháp luật
Giải quyết như thế nào khi một người đồng thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế?
Chị Hoàng Lan (Biên Hòa) có câu hỏi:
Bà nội tôi có 8 người con (7 người con đẻ và 1 người con nuôi). Khi bà mất thì không để lại di chúc nên gia đình tiến hành chia theo quy định của pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: ông nội, 7 người con của bà và 1 người con nuôi. Đến khi chia di sản xong thì con trai cả của bà không đồng ý ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế. Vậy, xin hỏi Luật sư rằng gia đình chúng tôi phải giải quyết vấn đề này như thế nào?
>>>.Đồng thừa kế không ký vào văn bản chia di sản phải làm gì? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Lan! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Theo như những gì mà chị cung cấp, nếu như có tranh chấp về thừa kế, gia đình chị có thể khởi kiện lên Tòa án để được chia di sản thừa kế. Vì chị không nói rõ về thời điểm mở thừa kế nên chúng tôi chia làm hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
Trường hợp thứ nhất, còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế:
Tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định tại Điều 26 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, kể từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm hiện tại mà vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm mà trong văn bản phân chia di sản có một người không đồng ý ký thì các đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không ký cư trú để chia di sản thừa kế.
Trường hợp thứ 2, đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Theo mục 2.4 khoản 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với những trường hợp như sau:
Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà không xảy ra tranh chấp giữa các đồng thừa kế về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các đồng thừa kế và yêu cầu Toà án giải quyết thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà thay vào đó sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết vụ việc và cần phân biệt như sau:
– Trường hợp người mất có để lại di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và đã thoả thuận về việc chia tài sản thì sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc mà người mất để lại.
– Trường hợp người để lại di sản không viết di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận với nhau về phần mà mỗi người được hưởng khi có nhu cầu phân chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ.
– Trường hợp người để lại di sản không có di chúc và các đồng thừa kế cũng không có thoả thuận về phần mà mỗi người sẽ được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Trường hợp người mất để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế lại không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo hình thức uỷ quyền… thì các thừa kế còn lại có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
Theo đó, thì khi hết thời hạn 10 năm và giữa các đồng thừa kế có tranh chấp thì các đồng thừa kế còn lại vẫn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các quy định của Pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết chứ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.
Tóm lại, gia đình chị hoàn toàn có quyền khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu chia thừa kế, tùy vào những trường hợp cụ thể, phần di sản thừa kế đó sẽ được tiến hành chia theo đúng quy định của pháp luật
Trên đây là những tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.