Chồng đánh vợ xử phạt như thế nào? Thủ tục khởi kiện

Chồng đánh vợ là hiện tượng không phải hiếm thấy ở trong mỗi gia đình hiện nay. Vấn đề bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chồng đánh vợ là hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.Hành vi đó vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức. Để có thể biết thêm được những thông tin hay hiểu hơn về pháp luật quy định như thế nào, xử phạt ra sao và thủ tục khởi kiện về hành vi chồng đánh vợ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

chồng đánh vợ

Chồng đánh vợ xử phạt thế nào? Gọi tư vấn ngay 1900.6174

Chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không?

Chị Thúy ở Nghệ An có câu hỏi về hành vi chồng đánh vợ sau đây:

Thưa luật sư, tôi là Thúy năm nay tôi 30 tuổi, hiện tại tôi đã có chồng và có 1 người con trai 3 tuổi, gia đình tôi cũng khá khó khăn về kinh tế. Trước khi lấy nhau chồng tôi là 1 người điềm đạm, lịch sự biết trước biết sau. Nhưng sau khi lấy tôi về và nhất là từ khi tôi sinh con thì chồng tôi suốt ngày say xỉn, làm việc không lo làm chỉ đi nhậu, đã thế khi nào về cũng chửi tôi, hôm thì chửi, hôm thì đánh. Hôm ngày 3/4/2022 sau khi anh đi làm đến chập tối tôi có gọi điện thoại hỏi anh về ăn cơm thì anh chửi tôi và bảo tôi quản chồng. Đến khoảng 11 giờ đêm sau khi anh đi nhậu về thì anh ấy gọi tôi dậy và đánh tôi.

Lúc đó tôi và con nhỏ đang ngủ và con nhỏ dậy và khóc. Do nhà mẹ đẻ tôi cũng khá gần nhà tôi nên tôi bế cả con tôi về nhà mẹ. Biết là anh hay bị áp lực về công việc cũng như gia đình nên tôi cũng cố nhẫn nhịn từ lâu nay vì tôi biết hành vi chồng đánh vợ cũng xảy ra trong gia đình, nhưng nay tôi không nhịn được nữa.

Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi là chồng tôi đánh tôi như thế có vi phạm pháp luật không. Chồng đánh vợ bị xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư!

>> Chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không? Liên hệ qua hotline 1900.6174

Trả lời:

Thưa chị Thúy, sau khi luật sư chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu về tài liệu thì chúng tôi xin trả lời về vấn đề của chị như sau:

– Thứ nhất, về hành vi của chồng chị: Chồng chị đã có hành vi thường xuyên đánh đập và chửi mắng (xúc phạm) chị. Anh ấy đã thực hiện hành vi đó nhiều lần. Đây có thể coi là hành vi bạo lực gia đình. Theo căn cứ tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định:

Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có những hành vi cố ý khác nhằm xâm phạm đến sức khỏe tính mạng;

+ Lăng mạ hoặc có những hành vi cố ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên cho thấy người chồng của chị đã vi phạm theo điểm a, điểm b khoản 1 điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình 2007: đó là có hành vi đánh đập, xúc phạm ( chửi bới) nhân phẩm danh dự của chị và xâm phạm đến sức khỏe của chị.

– Thứ hai, Trường hợp này chị ( nạn nhân) có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức hay người có thẩm quyền can thiệp giải quyết, căn cứ theo điều 5 của luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân ( chị) bạo lực gia đình:

Nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ có những quyền hạn sau đây:

+ Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, tổ chức, những người có thẩm quyền bảo vệ cho sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm quyền và những lợi ích hợp pháp khác của mình;

+ Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, những người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp, ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình 2007;

+ Nạn nhân được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn pháp lý, pháp luật;

+ Nạn nhân sẽ được bố trí nơi để tạm lánh, nạn nhân sẽ được giữ bí mật về nơi tạm lánh đó và những thông tin khác theo quy định của luật này;

+ Nạn nhân sẽ có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nạn nhân trong bạo lực gia đình sẽ có nghĩa vụ cung cấp các thông tin có liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

– Thứ 3 chồng của chị sẽ bị xử lý như sau:

Theo điều 49 nghị định 167/22013 NĐ – CP quy định về xử vi phạm phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Tùy thuộc vào mức độ mà chồng chị vi phạm sẽ có các hình thức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1.5 triệu đồng với hành vi đánh đập mà gây thương tích cho các thành viên trong gia đình.

– Phạt tiền từ 1.5 triệu đồng – 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi như sau:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật khác gây thương tích cho thành viên trong gia đình;

+ Người vi phạm không đưa nạn nhân đi cấp cứu khi nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chịu chăm sóc nạn nhân trong khoảng thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình gây ra, trừ trường hợp nạn nhân từ chối việc đưa đi cấp cứu hoặc chăm sóc ấy.

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu khi vi phạm bị xử phạt theo những lỗi nêu trên.

Như vậy, chồng chị sẽ bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm của anh ấy. Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính chồng của chị có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

….”

Như vậy, Trường hợp mà chồng đánh vợ nếu gây ra thương tích cho nạn nhân ( cho người vợ) Với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các tình tiết tăng nặng được quy định ở khoản 1 điều 134 bộ luật Hình sự 2015 thì người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. khung hình phạt cao nhất có thể lên tới 03 năm tù giam. Trường hợp này chị có thể lên cơ quan công an cấp huyện để tố cáo hành vi bạo lực gia đình nếu chị bị thương tích hoặc cho rằng người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

chồng đánh vợ xử phạt thế nào

Chồng đánh vợ bị xử lý hành chính thế nào?

Chị Vinh ở Gia Lai có câu hỏi về hành vi chồng đánh vợ:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề sau đây cần luật sư giải đáp. Tôi là Vinh năm nay tôi đã 53 tuổi, có con gái tôi tên là Vy đã lấy chồng được 3 năm con rể tên là Bình. Do áp lực công việc cũng như vấn đề tài chính của gia đình nên Bình thường xuyên nhậu nhẹt thâu đêm đến sáng. Vì lo lắng cho sức khỏe của Bình thì con gái tôi là Vy có thường xuyên nhắc nhở. Bình thường thì Con rể tôi sẽ nghe lời khuyên của Vy nhưng hôm 7/5/2022 trong cơn say thì Bình đã cầm 1 cái gậy và đánh con gái tôi. Tuy không gây thương tích nặng nhưng tâm lý con gái tôi rất hoảng loạn. Hiện tại thì con gái tôi đang sống ở nhà tôi và chả dám về nhà vì tâm lý đang bị ảnh hưởng.

Hôm qua tôi mới đưa con gái tôi đi gặp bác sĩ tâm lý nhưng tình trạng của Vy cũng không tiến triển được bao nhiêu. Nhìn con gái tôi như thế tôi rất buồn và lại bực mình con rể mình hơn. Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi Chồng đánh vợ của Bình như vậy, có bị xử phạt hành chính không.

Tôi xin cảm ơn! Mong luật sư giải đáp ngay cho tôi.

>> Chồng đánh vợ bị phạt tiền bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời

Chào chị Vinh! Qua quá trình tìm hiểu về vụ việc của chị và trải qua quá trình tìm tài liệu cũng như bằng kiến thức chúng tôi có, đội ngũ luật sư chúng tôi xin giải quyết vấn đề chồng đánh vợ như sau:

– Thứ nhất, hành vi của anh Bình: Anh Bình sau khi say rượu đã về nhà và đánh đập chị Vy, Mặc dù không gây tổn thương nhiều về cơ thể nhưng tâm lý của Vy đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau:

Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng. Anh Bình đã cầm gậy gỗ và đánh chị Vy cho thấy hành vi anh Bình là đánh đập gây tổn hại đến sức khỏe của chị Vy.

– Chị Vy, nạn nhân có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Nạn nhân của bạo lực gia đình (chị Vy) sẽ có những quyền hạn sau đây:

Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, tổ chức, những người có thẩm quyền bảo vệ cho sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm quyền và những lợi ích hợp pháp khác của mình;

Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, những người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp, ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình 2007;

Nạn nhân được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn pháp lý, pháp luật;

Nạn nhân sẽ được bố trí nơi để tạm lánh, nạn nhân sẽ được giữ bí mật về nơi tạm lánh đó và những thông tin khác theo quy định của luật này;

Nạn nhân sẽ có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Nạn nhân trong bạo lực gia đình ( chị Vy) sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

Cung cấp các thông tin có liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

– Thứ 3 anh Bình, người gây ra hành vi chồng đánh vợ sẽ bị xử lý như sau:

Theo điều 49 nghị định 167/22013 NĐ – CP quy định về xử vi phạm phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Tùy thuộc vào mức độ mà chồng chị vi phạm sẽ có các hình thức xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1.5 triệu đồng với hành vi đánh đập mà gây thương tích cho các thành viên trong gia đình.

+ Phạt tiền từ 1.5 triệu đồng – 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi như sau:

Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật khác gây thương tích cho thành viên trong gia đình;

Người vi phạm không đưa nạn nhân đi cấp cứu khi nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chịu chăm sóc nạn nhân trong khoảng thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình gây ra, trừ trường hợp nạn nhân từ chối việc đưa đi cấp cứu hoặc chăm sóc ấy.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu khi vi phạm bị xử phạt theo những lỗi nêu trên.

Trường hợp này anh Bình sẽ bị xử lý hành chính đó là 1.5 – 2 triệu đồng vì đã có hành vi dùng công cụ để đánh chị Vy. Như vậy, chồng chị sẽ bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm của anh Bình và buộc anh Bình phải xin lỗi công khai chị Vy nếu chị Vy có yêu cầu. Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính thì anh Bình có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu như có những tình tiết để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chồng đánh vợ bị xử lý hình sự thế nào?

Anh Hòa Nghệ An có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, Tôi có thắc mắc sau cần luật sư giải đáp về hành vi chồng đánh vợ. Tôi là Hòa có vợ và 2 con nhỏ. Tôi là 1 người cũng không ham rượu bia, cũng không chơi bời gì. Ngày 11/4/2022 tôi có đi liên hoan cùng đồng nghiệp vì mới được lãnh lương. Khi đang uống rượu thì bị đồng nghiệp khiêu khích về vấn đề của vợ tôi không xinh, khi tôi về nhà thì vợ tôi đã ngủ. Do bực tức nên tôi đã gọi vợ dậy và dùng chiếc dậy mà tôi hay đánh bóng chày ở góc nhà và đánh vợ 1 cái vào chân. Vợ tôi ngã xuống và tôi đã đưa vợ tôi đi cấp cứu. Xuống bệnh viện thì Bác sĩ có chẩn đoán là vợ tôi bị bong gân không nghiêm trọng lắm.

Do mẹ của vợ tôi trình báo với công an về hành vi chồng đánh vợ nên tôi đã bị cơ quan công an mời lên làm việc với hành vi chồng đánh vợ của tôi, sau 3 ngày thì tôi được thả về vì tôi nghe nói là vợ tôi đã làm đơn yêu cầu không truy cứu nữa vì vợ tôi cho rằng hành vi chồng đánh vợ là chuyện sẽ xảy ra trong gia đình .

Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi của tôi có bị khởi tố hình sự không. Và tội của tôi có phải khi rút đơn là không vi phạm nữa không.

>> Chồng đánh vợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời

Thưa anh Hòa, Có phải anh thắc mắc về hành vi chồng đánh vợ phải không? Chúng tôi xin giải quyết vấn đề cho anh Hòa như sau:

Hành vi của anh là hành vi chồng đánh vợ khi đó anh đã dùng hung khí nguy hiểm đó là chiếc gậy đánh bóng chày và đánh vợ mình. Hậu quả làm cho vợ của anh phải đi cấp cứu tuy nhiên mức độ tổn thương cơ thể là không cao.

– Lỗi: lỗi của anh là lỗi cố ý trực tiếp. Tuy anh đã uống rượu nhưng anh vẫn làm chủ được hành vi. Hành vi uống rượu còn được coi là hành vi tăng nặng cho tội này.

Anh Hòa có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi dân sự

Hành vi của anh Hòa đã xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe của người khác cụ thể đây là vợ của anh.

Bằng những phân tích trên có thể thấy anh Hòa đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định ở điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Căn cứ theo khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

“a, Hành vi dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm cho 2 người trở lên;

b, Dùng axit sunfuric hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c, Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d, Phạm tội 02 lần trở lên;

đ, Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e, Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết đang mang thai, người già yếu, ốm đau hoặc không có khả năng tự vệ;

g, Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h, Có tổ chức

i, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k, Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l, Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m, Có tính chất côn đồ;

n, Tái phạm nguy hiểm;

o, Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Như vậy, căn cứ theo điểm a, khoản 1 điều 134 hành vi dùng gậy đánh vợ của anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù tổn hại về sức khỏe và cơ thể của vợ không quá 11% nhưng anh vẫn có thể bị xử phạt tù cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu như vợ anh rút đơn thì anh có bị khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích không?

Theo điều 155 bộ luật tố tụng hình sự: Chỉ khởi tố vụ án hình sự về những tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc có yêu cầu khởi tố từ người đại diện của bị hại của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trong Trường hợp người bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố vì cho rằng chồng đánh vợ là 1 chuyện không thể thiếu trong gia đình thì vụ án được đình chỉ, trừ trường hợp có các căn cứ để xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái ý muốn của họ vì họ bị ép buộc, cưỡng bức thì mặc dù người đã yêu cầu khởi tố có rút yêu cầu khởi tố , thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, và Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án bình thường.

Trường hợp bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu khởi tố lại, trừ trường hợp rút yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy với trường hợp của anh nếu vợ anh không khởi tố hay vợ anh rút yêu cầu khởi tố thì anh không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi vi phạm của anh là hành vi khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì 1 gia đình hạnh phúc thì hành vi chồng đánh vợ nên bài trừ ra khỏi xã hội.

Khởi kiện khi chồng đánh vợ được không?

Anh Đức Tùng ở Hưng yên có câu hỏi liên quan đến hành vi chồng đánh vợ như sau:

Thưa luật sư có, tôi là Tùng năm nay 55 tuổi. Tôi có 1 đứa con gái và 1 đứa con trai. Con gái lớn của tôi lấy chồng năm 2013 đến nay được 9 năm mà vẫn không có con. Gia đình nhà chồng thì rất truyền thống họ quan niệm là do con gái tôi không biết sinh. Chồng của con gái tôi là Luật nó cũng rất thương vợ và hết lòng bênh vực vợ. Hai vợ chồng cũng đã dùng biện pháp hỗ trợ sinh sản nhưng mãi vẫn không thể có con.

Ngày hôm qua 12/5/2022 thì gia đình Luật có tổ chức đám giỗ cho Ông của Luật, vì áp lực về mọi việc cũng như những lời chỉ trích đến từ bố mẹ Luật cũng như đến từ gia đình bên nội của Luật nên Luật rất bực tức. Tối đến khi khách về hết luật đã lấy gậy và đánh liên tục vào bụng, vào chân và tay của con gái tôi, làm cho con gái tôi bị gãy chân và tay. Sau khi đánh vợ xong thì Luật đã đưa con gái tôi đến bệnh viện đa khoa cấp huyện nơi gần nhà Luật. Qua kết luận thì bác sĩ bảo con gái tôi bị tổn thương cơ thể lên tớ 31% và chiếc chân bị gãy đó rất khó có thể phục hồi và tay thì bị liệt. Luật đang ở bệnh viện để chăm sóc vợ về hành vi chồng đánh vợ của mình

Vậy về hành vi chồng đánh vợ và có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp này gia đình tôi có khởi kiện về hành vi chồng đánh vợ được không?

>> Có thể khởi kiện chồng đánh vợ không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Thưa anh Tùng, sau khi tìm hiểu kỹ về vụ việc của bạn chúng tôi xin đưa ra phương án giải quyết sau đây. Hành vi của Luật là hành vi chồng đánh vợ nhưng có dấu hiệu của lỗi cố ý gây thương tích.

Căn cứ tại Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

– Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

“Chỉ được phép khởi tố vụ án khi đã xác định là có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau đây:

+ Thông qua tố giác của cá nhân;

+ Thông qua những tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Theo tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

+ Bởi kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

+ Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

+ Khi người phạm tội tự thú.

Như vậy trong trường hợp của con rể của anh đã có dấu hiệu của tội phạm Chồng đánh vợ và đó là tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Hành vi của Luật là dùng gậy gỗ đánh liên tiếp vào vùng bụng, cùng tay và chân của nạn nhân ( người vợ) gây hậu quả là người vợ bị gãy tay và chân tỷ lệ tổn thương cơ thể lên tới 31%. Hành vi của Luật là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội

Luật đã cố ý trực tiếp thực hiện hành vi tuy biết rằng hành vi chồng đánh vợ hay hành vi mà mình gây ra có thể gây tổn thương đến sức khỏe cho vợ mà Luật vẫn làm.

Luật đã có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Hành vi của Luật đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, tính mạng của người khác.

Như vậy hành vi của luật đã thỏa mãn với tội phạm được quy định tại khoản 3 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: gây tổn hại đến sức khỏe của người khác ( của vợ) 31%. Với tội này thì sẽ bị xử phạt từ 04 năm đến 07 năm tù. Do Luật đã có hành vi phạm tội và anh Tùng có thể tố giác người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 134 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 thì hành vi chồng đánh vợ là hành vi bạo lực gia đình, theo khoản 5 điều 7 luật phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi chồng đánh vợ thì người vợ sẽ có quyền hạn sau:

+ Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, tổ chức, những người có thẩm quyền bảo vệ cho sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm quyền và những lợi ích hợp pháp khác của mình;

+ Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, những người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp, ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.

Vì vậy con gái của anh có thể khởi kiện về vụ án chồng đánh vợ vì đây là quyền của nạn nhân, là quyền của con gái ông Tùng có thể khởi kiện Luật về hành vi cố ý gây thương tích mà chúng tôi đã nêu trên. Theo lời khuyên của luật sư chúng tôi thì hành vi chồng đánh vợ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của gia đình. Để gia đình hạnh phúc thì hành vi chồng đánh vợ phải bài trừ đi. Hành vi chồng đánh vợ không những vi phạm pháp luật mà còn phá vỡ hạnh phúc gia đình.

khởi kiện chồng đánh vợ

Tư vấn thủ tục khởi kiện chống đánh vợ – Gọi ngay 1900.6174

Trình tự khởi kiện hành vi chồng đánh vợ

Chị Huyền (Tây Ninh) có câu hỏi:

Thưa luật sư tôi có câu hỏi về hành vi chồng đánh vợ mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi lấy chồng được 2 năm hiện tại cũng chưa có con. Chồng tôi làm việc ở văn phòng sáng đi sớm và tối về muộn. Ngày 20/4/2022 do nghi ngờ chồng tôi ngoại tình nên tôi đã đi theo và phát hiện cứ khoảng 5 giờ chiều sau khi làm xong thì chồng tôi thường đi với 1 cô gái vào khu nhà trọ. Do nghi ngờ nên tối ngày 20/4/2022 tôi đợi chồng tôi về muộn và có hỏi chồng tôi về vấn đề đó. Sau khi hỏi thì chồng tôi chửi tôi bảo tôi không biết sinh thì anh ấy đi tìm người khác.

Sau khi chửi xong thì chồng tôi có đi ra ngoài và kiếm đâu về 1 cái ống tuýp bằng sắt và đánh vào tay tôi làm tôi bị gãy tay. Chồng tôi bảo để yên thì còn được chứ nói ra linh tinh sẽ biết tay. Ngay sau đó tôi đi đến bệnh viện để cấp cứu.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi về hành vi chồng đánh vợ như sau: Chồng đánh vợ như thế có phải là hành vi bạo lực gia đình không. Nếu tôi khởi kiện về hành vi đó thì phải chịu trách nhiệm hình sự không? Trình tự khởi kiện đối với vụ án chồng đánh vợ là như thế nào?

>> Thủ tục khởi kiện về hành vi chồng đánh vợ xin liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174

Trả lời

Sau khi nghiên cứu về vấn đề của bạn, luật sư chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu các hồ sơ và tài liệu liên quan để giải quyết vấn hành vi chồng đánh vợ sẽ bị xử lý như sau:

– Thứ nhất, hành vi chồng đánh vợ có vi phạm quy định về bạo lực gia đình không:

Đây có thể coi là hành vi bạo lực gia đình. Theo căn cứ tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định:

Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có những hành vi cố ý khác nhằm xâm phạm đến sức khỏe tính mạng;

+ Lăng mạ hoặc có những hành vi cố ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên cho thấy người chồng của bạn đã vi phạm theo điểm a, điểm b khoản 1 điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình 2007: đó là có hành vi đánh đập, xúc phạm (chửi bới) nhân phẩm danh dự của chị và xâm phạm đến sức khỏe của bạn. Về hành vi chồng đánh vợ là hành vi trái pháp luật, trái đạo đức.

– Thứ hai, Trường hợp này bạn ( nạn nhân) có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức hay người có thẩm quyền can thiệp giải quyết, căn cứ theo điều 5 của luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân (bạn) bạo lực gia đình:

Nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ có những quyền hạn sau đây:

+ Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, tổ chức, những người có thẩm quyền bảo vệ cho sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm quyền và những lợi ích hợp pháp khác của mình;

+ Nạn nhân có quyền yêu cầu những cơ quan, những người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp, ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của luật phòng chống bạo lực gia đình 2007;

+ Nạn nhân được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn pháp lý, pháp luật;

+ Nạn nhân sẽ được bố trí nơi để tạm lánh, nạn nhân sẽ được giữ bí mật về nơi tạm lánh đó và những thông tin khác theo quy định của luật này;

+ Nạn nhân sẽ có các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nạn nhân trong bạo lực gia đình sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

+ Cung cấp các thông tin có liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

– Thứ hai, Hành vi của chồng bạn là đánh đập bạn và đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định ở điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Hành vi chồng đánh vợ và gây thương tích thì cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Căn cứ theo khoản điểm 1 điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

“a, Hành vi dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm cho 2 người trở lên;

b, Dùng axit sunfuric hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c, Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d, Phạm tội 02 lần trở lên;

đ, Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e, Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết đang mang thai, người già yếu, ốm đau hoặc không có khả năng tự vệ;

g, Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h, Có tổ chức

i, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k, Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l, Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m, Có tính chất côn đồ;

n, Tái phạm nguy hiểm;

o, Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Như vậy, căn cứ theo điểm a, khoản 1 điều 134 hành vi dùng gậy đánh vợ của chồng chị thì chồng của chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chồng đánh vợ mà gây thương tích, mặc dù tổn hại về sức khỏe và cơ thể của vợ không qua 11% nhưng anh vẫn có thể bị xử phạt tù cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tuy nhiên theo quy định tại điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về những trường hợp có thể khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Trường hợp này nếu chị không khởi tố thì chồng chị không phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Thứ ba, Trình tự và thủ tục khởi kiện về hành vi chồng đánh vợ như sau:

Bước 1: Nộp đơn tố cáo kèm theo đơn tố cáo đó là những bằng chứng, những chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm này cho một trong các cơ quan có thẩm quyền sau:

+ Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Các cơ quan hoặc tổ chức khác mà có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

+ Sau khi tiếp nhận đơn tố giác thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh có hay không dấu hiệu tội phạm được tố giác để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Bước 2: Điều tra vụ án hình sự

Về thẩm quyền điều tra: Một trong 3 cơ quan điều tra sau đây có thẩm quyền tiến hành điều tra hành vi chồng đánh vợ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự không

+ Một là Cơ quan điều tra của Công an nhân dân

+ Hai là, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân

+ Ba là, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Bước 3: Viện kiểm sát sẽ căn cứ vào hồ sơ vụ án chồng đánh vợ và bản kết luận điều tra của cơ quan điều ra rồi đưa ra một trong ba quyết định sau:

+ Ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án

+ Ra quyết định sẽ trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung nếu chưa đầy đủ thông tin

+ Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Bước 4: Ra quyết định xét xử sơ thẩm, phúc thẩm bởi Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào Điều 268 đối với thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp tương đương: căn cứ Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đối với thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh, tòa án cấp cao hoặc các tòa án có thẩm quyền tương đương.

Bước 5: Sau giai đoạn xét xử, người phạm tội thi hành bản án và quyết định của tòa án.

Như vậy, Hành vi chồng đánh vợ đã được đội ngũ luật sư chung tôi giải đáp một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Nếu quý anh chị còn những thắc mắc gì chưa hiểu hoặc anh chị còn những vấn đề gì mới cần chúng tôi giải quyết hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi tại đây. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn ngay khi bạn có vấn đề về chồng đánh vợ. Hành vi đó là hành vi bạo lực gia đình nên nhiều cá nhân không tiện để trình bày công khai. Nếu thế, hãy liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi qua hotline 1900.6174 thì bí mật sẽ được giữ kín hơn.