Mẫu công văn phạt vi phạm hợp đồng mới nhất – Quy định, mức phạt và bồi thường

Công văn phạt vi phạm hợp đồng là một chủ đề quan trọng và được quan tâm rộng rãi trong quá trình quản lý và thực hiện các giao dịch hợp đồng. Khi ký kết một hợp đồng, các bên cam kết thực hiện đầy đủ và chính xác các điều khoản đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những trường hợp vi phạm hợp đồng xảy ra, từ việc chậm trễ, không đáp ứng yêu cầu đến việc vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề công văn phạt vi phạm hợp đồng, các quy định về công văn vi phạm hợp đồng và mức phạt đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng…. vui lòng kết nối trực tiếp đến với Luật sư thông qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề công văn phạt khi vi phạm hợp đồng ? Gọi ngay 1900.6174

Công văn phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Công văn không còn quá xa lạ với chúng ta, hầu hết được sử dụng trên mọi lĩnh vực riêng khác nhau như kinh tế, văn hoá, pháp luật…. Là một loại văn bản trình bày các nội dung để giao tiếp, hay còn được gọi là bên thứ ba giao tiếp, làm việc, trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhau hay giữa cấp trên và cấp dưới. Một trong nhiều loại công văn không thể không kể đến công văn phạt vi phạm hợp đồng.

Công văn phạt vi phạm hợp đồng là công văn được lập ra để bên bị vi phạm thông báo, trình bày hành vi vi phạm của bên vi phạm. Từ căn cứ đó để đưa ra yêu cầu xử phạt hành vi vi phạm hợp đồng.

Công văn phạt vi phạm hợp đồng là một loại công văn được lập ra nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Vì trên thực tế, hiện nay không ít trường hợp chủ thể đã vi phạm hợp đồng. Một khi phát hiện hành vi vi phạm hợp đồng của đối phương thì bên còn lại có thể lập công văn vi phạm hợp đồng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề mẫu công văn phạt khi vi phạm hợp đồng?Gọi ngay 1900.6174

Có được thông báo phạt hợp đồng bằng công văn không?

Mục đích của công phạt vi phạm hợp đồng để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thông báo vi phạm của chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường, phạt hợp đồng.

Vì vậy thông báo phạt hợp đồng thông qua công văn là hoàn toàn khả thi và phổ biến trong quá trình giao dịch thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng xây dựng…. Trong một số trường hợp, khi một bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, bên kia có thể yêu cầu việc giải quyết tranh chấp và thông báo về việc phạt thông qua công văn.

cong-van-phat-vi-pham-hop-dong-2

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu có được thông báo phạt họp đồng bằng công văn không?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề mẫu công văn phạt khi vi phạm hợp đồng?Gọi ngay 1900.6174

Mẫu công văn thông báo phạt vi phạm hợp đồng

 

TÊN ĐƠN VỊ/CƠ QUAN RA THÔNG BÁO                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

—————                                                                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ………./CV-….                                                                                                  Địa danh, ngày …. tháng …….. năm …

V/v: …

Kính gửi:……

– Về phần nội dung công văn thông báo:

+ Nêu rõ các nội dung cần thông báo;

+ Nguyên nhân, lý do phát sinh thông báo này;

– Về phần kết thúc công văn thông báo: Trình bày rõ các mong muốn, nguyện vọng trong thời gian sắp tới.

Trân trọng./.

Nơi nhận:

– Như trê;

–;

– Lưu: VT, ..……

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC

(Ký, đóng dấu)

Địa chỉ: Số nhà… đường….., huyện/quận/thành phố:…., tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương……

Điện thoại: …… , Fax: …….

Email: …….; Website: ……

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu mẫu công văn phạt vi khi phạm hợp đồng?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn phạt vi phạm hợp đồng?Gọi ngay 1900.6174

Hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn phạt vi phạm hợp đồng

Công văn phạt vi phạm hợp đồng là một văn bản chính thức và quan trọng trong quá trình quản lý hợp đồng. Để đảm bảo tính cụ thể và đầy đủ thông tin, công văn phạt khi vi phạm hợp đồng cần bao gồm các phần sau:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ: Đầu tiên, công văn cần có quốc hiệu và tiêu ngữ, nhằm xác định đây là một văn bản của cơ quan hoặc tổ chức nào đó.

– Địa danh và thời gian gửi công văn: Cần ghi rõ địa điểm và thời gian gửi công văn để xác định thời điểm công văn được ra đời và phân biệt với các văn bản khác.

– Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn: Cần ghi rõ tên cơ quan chủ quản và cơ quan đã ban hành công văn này.

– Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân): Cần ghi rõ tên của cơ quan hoặc cá nhân mà công văn này đang nhắm đến.

– Số và ký hiệu của công văn: Cần ghi số và ký hiệu để đánh dấu và xác định đây là công văn có thứ tự, dễ dàng theo dõi và tra cứu.

– Trích yếu nội dung: Cần nêu rõ trích yếu nội dung của công văn để người đọc có thể hiểu được nội dung chính của công văn chỉ từ một cái nhìn đầu tiên.

Phần mở đầu của công văn phạt vi phạm hợp đồng: Trong phần mở đầu, cần đưa ra lý do và tóm tắt mục đích viết công văn, giải thích tại sao công văn này được lập ra và mục tiêu muốn đạt được.

cong-van-phat-vi-pham-hop-dong-3

Nội dung công văn phạt vi phạm hợp đồng: Phần này cần trình bày cách giải quyết và nêu rõ quan điểm, thái độ của cơ quan gửi công văn. Thông thường, nội dung công văn được chia thành ba phần sau:

a. Viện dẫn vấn đề: Trình bày chi tiết vấn đề vi phạm trong hợp đồng và những điểm vi phạm cụ thể.

b. Giải quyết vấn đề: Đưa ra các giải pháp, yêu cầu hoặc biện pháp để khắc phục và giải quyết vấn đề vi phạm.

c. Kết luận vấn đề: Tổng kết và đưa ra kết luận về tình hình vi phạm, nhấn mạnh các yêu cầu cần phải tuân thủ để đảm bảo tuân thủ hợp đồng và tránh hậu quả phạt.

Chữ ký, đóng dấu: Cần có chữ ký của người đại diện cơ quan hoặc tổ chức gửi công văn và đóng dấu xác nhận tính chính thức của công văn.

Nơi gửi công văn phạt khi vi phạm hợp đồng: Cuối cùng, cần ghi rõ nơi cần gửi công văn phạt khi vi phạm hợp đồng để đảm bảo việc chuyển đến đúng địa chỉ và đối tượng nhận.

Với các phần trình bày đầy đủ và cụ thể như vậy, công văn thông báo phạt vi phạm hợp đồng sẽ trở nên rõ ràng và chính xác, đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp và tuân thủ hợp đồng.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn phạt khi vi phạm hợp đồng?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề quy định về phạt vi phạm hợp đồng ?Gọi ngay 1900.6174

Quy định về phạt vi phạm hợp đồng

Quy định về phạt vi phạm hợp đồng dân sự

Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, phạt vi phạm là một biện pháp do các bên trong hợp đồng dân sự thỏa thuận, trong đó bên vi phạm nghĩa vụ sẽ phải nộp một khoản tiền tới bên bị vi phạm. Tuy nhiên, việc áp dụng phạt vi phạm cần tuân thủ những quy định liên quan trong luật và hợp đồng.

– Mức phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, trừ trường hợp có các quy định khác trong luật liên quan.

– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại, hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại tương ứng.

– Nếu các bên thỏa thuận về phạt vi phạm mà không đề cập đến việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại, thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu mức phạt vi phạm đã thỏa thuận.

Điều này đồng nghĩa rằng, trong hợp đồng dân sự, việc áp dụng phạt vi phạm chỉ xảy ra khi các bên đã có sự thỏa thuận cụ thể về điều này. Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì không áp dụng biện pháp phạt vi phạm trong hợp đồng.

Việc thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng là một cách để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời giúp tăng cường tính hiệu quả và tuân thủ của các bên tham gia hợp đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các bên cần có sự thảo luận và thỏa thuận một cách rõ ràng và cụ thể về các điều khoản liên quan đến phạt vi phạm để tránh các tranh chấp sau này.

>>Xem thêm: Vi phạm hợp đồng là gì ? Mức phạt khi vi phạm hợp đồng?

Quy định về phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Căn cứ vào các điều 300, 301 và 307 của Luật Thương mại năm 2005, việc phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải đền bù, trả một khoản tiền do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng đã nêu ra, miễn là trong hợp đồng có sự thoả thuận về việc này. Tuy nhiên, có những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.

Mức phạt vi phạm được xác định như sau: Nếu trong hợp đồng có thoả thuận về phạt vi phạm, thì mức phạt đối với vi phạm một nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên, cần chú ý đến trường hợp có quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.

cong-van-phat-vi-pham-hop-dong-hien-nay

– Nếu các bên không có thoả thuận, điều khoản về phạt vi phạm trong hợp đồng được nêu trong hợp đồng, thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, cần xem xét có các quy định khác trong Luật Thương mại 2005 áp dụng.

– Nếu các bên đã có thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng, thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm lẫn buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có quy định khác trong Luật Thương mại 2005.

Tóm lại, việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại chỉ xảy ra khi có sự thoả thuận cụ thể giữa các bên.

Trong trường hợp không có thoả thuận, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc thực hiện hợp đồng thương mại, đồng thời khuyến khích các bên tham gia hợp đồng xem xét và thỏa thuận cẩn thận về các điều khoản liên quan đến phạt vi phạm để tránh tranh chấp sau này.

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa là bao nhiêu?Gọi ngay 1900.6174

Quy định về phạt vi phạm hợp đồng xây dựng

Căn cứ vào Điều 146 của Luật Xây dựng năm 2014 và điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng được sửa đổi năm 2020, việc áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng chỉ có hiệu lực khi các bên đã ghi rõ thoả thuận, điều khoản khi vi phạm hợp đồng trong hợp đồng.

– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt trong hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

– Ngoài ra, bên vi phạm không những chịu mức phạt đã thỏa thuận trong hợp đồng, mà còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (bên kia và bên thứ ba (nếu có), dựa vào quy định của Luật Xây dựng và các pháp luật có liên quan khác.

Từ đó, rõ ràng thấy rằng, việc áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng chỉ có thể thực hiện khi các bên đã có thỏa thuận cụ thể về vấn đề này. Mục tiêu của việc thỏa thuận và quy định về mức phạt là để tạo sự minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, nếu không có thoả thuận về phạt vi phạm, các bên vẫn phải tuân thủ các quy định và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan khác.

Việc thỏa thuận cụ thể và đầy đủ về mức phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng là cách giúp bảo đảm tính hiệu quả và tránh các tranh chấp sau này, đồng thời góp phần tăng cường sự đáng tin cậy và uy tín trong hoạt động xây dựng.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu quy định về phạt vi phạm hợp đồng?.Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng bao nhiêu? Theo quy định pháp luật

Mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm hợp đồng là một vấn đề quan trọng trong quá trình thỏa thuận và thực hiện hợp đồng. Các bên thường tự thỏa thuận về mức phạt, tuy nhiên, mức phạt này không được cao hơn mức quy định trong luật. Chúng tôi sẽ phân tích từng loại hợp đồng kinh tế để bạn lựa chọn thỏa thuận mức phạt vi phạm phù hợp.

Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Với hợp đồng kinh tế, mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005. Theo đó:

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp có quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại này.”

Ngoài ra, Điều 294 của Luật Thương mại chỉ điều chỉnh về phạt vi phạm đối với kinh doanh dịch vụ giám định cấm chứng thư giám định, mức phạt không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

Như vậy, mức phạt hợp đồng thương mại là do sự thoả thuận giữa các bên, nhưng sẽ không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.

Mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng

Đối với công trình xây dựng được nhà nước đầu tư vốn, mức phạt hợp đồng chỉ dưới 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014.

Như vậy, mức phạt hợp đồng xây dựng là do sự thoả thuận giữa các bên, chỉ dưới 12% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.

Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự

Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” Điều này cho phép các bên tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng. Việc này bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên và yêu cầu các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình.

Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng dân dự là do sự thoả thuận giữa các bên. Ngoại trừ trường hợp có trong quy định pháp luật

Tóm lại, việc thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng là một yếu tố quan trọng trong quá trình thương lượng hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, các bên phải tuân thủ quy định pháp luật và không áp dụng mức phạt cao hơn so với mức quy định trong luật. Quy định này giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc thực hiện hợp đồng và góp phần tăng cường tính đáng tin cậy và trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu công văn phạt vi phạm hợp đồng và các quy định về công văn vi phạm hợp đồng, mức phạt đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng….Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174Tổng Đài Pháp luật được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp