Đất DGD là gì? Quy định, đặc điểm, nguyên tắc sử dụng đất DGD mới nhất

Đất DGD là gì? Ký hiệu DGD là gì? Nguyên tắc, hình thức sử dụng đất DGD như thế nào? Chuyển mục đích đất DGD sang đất ở được không? Có nên mua đất DGD hay không?…Để giúp bạn đọc có thể giải đáp hết những thắc mắc trên về đất DGD thì đội ngũ luật sư của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 đã nghiên cứu và tổng hợp những thông tin chính xác, cần thiết và các quy định của pháp luật về loại đất này trong bài viết dưới đây để bạn đọc có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về loại đất này. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Đất DGD là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đất DGD là gì?

 

Căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ký hiệu DGD là loại đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo. Thuộc nhóm đất phi nông nghiệp là nhóm đất không được sử dụng cho mục đích sản xuất, làm nông nghiệp.

Dựa vào quy định tại Luật Đất đai 2013, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là loại đất được sử dụng với mục đích xây dựng các công trình liên quan đến giáo dục, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm các công trình như trường học, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học;  các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở giáo dục – đào tạo; ký hiệu là DGD.

Bao gồm cả phần diện tích làm ký túc xá, bãi đổ xe, căng tin hoặc các khu vực khác phục vụ cho con đường học thuộc phạm vi cơ sở giáo dục và đào tạo.

Như vậy, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo (DGD) là loại đất được sử dụng theo kế hoạch đã được nhà nước, cơ quan có thẩm quyền đề ra, phục vụ cho các công trình giáo dục – đào tạo.

dat-dgd-la-gi-3

>>> Đất DGD là gì? Luật sư giải đáp miễn phí Đất DGD là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đặc điểm của đất DGD

 

Đất DGD thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức sự nghiệp để xây dựng các dự án, công trình nhằm mục đích phục vụ cho giáo dục, công cộng. Dưới đây là những đặc điểm riêng về đất DGD mà mọi người cần biết để dễ dàng phân biệt với các loại đất khác.

– Ký hiệu: DGM – Đất xây dựng cơ sở giáo dục vào đào tạo. Ký hiệu DGM được thể hiển trong bản đồ địa chính để phân loại mục đích sử dụng với các nhóm đất khác.

– Màu sắc thể hiện trong bản đồ quy hoạch: Màu hồng đất, mã màu rgb (255,170,160)

– Thuộc nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ĐRM thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng với mục đích chủ yếu là xây dựng các công trình liên quan đến giáo dục

– Theo hình thức cho thuê và giao đất: Nhà nước bàn giao đất cho cơ quan, tổ chức sự nghiệp để xây dựng các dự án, công trình nhằm mục đích phục vụ cho giáo dục, công cộng. Hoặc các tổ chức kinh doanh công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… thuê để xây dựng các công trình sự nghiệp

>>>Xem thêm: Đất LNC là gì? Quy định chung, thời hạn sử dụng của đất LNC

Nguyên tắc sử dụng đất DGD

 

Căn cứ quy định tại Điều 147 Luật Đất đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo như sau:

– Phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất: Sử dụng đất phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Đảm bảo diệc tích đất được giao: Các bên liên quan được giao đất, cho thuê đất phải bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và sử dụng đúng mục đích.

– Nghiêm cấm việc sử dụng đất vào mục đích khác: Trước khi bàn giao, thuê đất, hai bên đã thoả thuận rõ ràng về mục đích sử dụng đất vậy nên người sử dụng đất sử dụng không đúng mục đích theo kế hoạch đã bàn giao, cho thuê thì sẽ bị xử phạt hành chính, nghiêm trọng hơn có thể bị thu hồi đất.

– Khuyến khích xây dựng phát triển vào một số lĩnh vực: Khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

>>> Đất DGD là gì? Luật sư giải đáp miễn phí về nguyên tắc sử dụng đất DGD? Gọi ngay: 1900.6174

Hình thức sử dụng đất giáo dục DGD

 

Căn cứ quy định pháp luật đất đai, hình thức sử dụng của đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo như sau:

– Cho thuê đất: Nhà nước sẽ thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất cho một lần cho cả thời gian thuê. Đối tượng được thuê là các tổ chức kinh tế, người Việt đang định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mục đích cho thuê để phục vụ cho xây dựng các công trình sự nghiệp (Điểm e Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013)

– Giao đất không thu tiền sử dụng đất: Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức sự nghiệp để xây dựng các dự án, công trình nhằm mục đích phục vụ cho giáo dục, công cộng mà không thu bất kỳ khoản chi phí nào (Khoản 3 Điều 54 Luật Đất đai 2013)

Như vậy, Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm hoặc thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về hình thức sử dụng đất DGD? Gọi ngay: 1900.6174

Thời hạn sử dụng đất giáo dục – đào tạo

 

Căn cứ theo việc sử dụng đất Nhà nước sẽ quy định thời gian sử dụng đất cụ thể đối với từng loại đất khác nhau. Cụ thể, dựa vào quy định tại Luật Đất đai 2013, thời hạn sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục – đào tạo dựa trên hình thức sử dụng, như sau:

– Đối với tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính: Thời gian sử dụng đất ổn định lâu dài, tối đa 70 năm.

– Đối với việc giao đất cho tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính: Thời gian sử dụng đất ổn định lâu dài

– Đối với việc thuê cho tổ chức các dự án đầu tư: Thời gian sử dụng tối đa 50 năm.

Như vậy, thời gian sử dụng của đất xây dựng cơ sở giáo dục – đào tạo được quyết định dựa trên chủ thể sử dụng đất và hình thức sử dụng. Khi hết thời hạn sử dụng đất thì Nhà nước cho phép người sử dụng đất tiếp tục gia hạn sử dụng đất với Cơ quan Nhà nước nếu đủ điều kiện theo quy định.

dat-dgd-la-gi-1

>>>Xem thêm:  Đất PNK là gì? Vai trò và tầm quan trọng của loại đất này

Định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

 

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT, định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo theo công trình như sau:

– Đối với trường mầm non: định mức sử dụng đất cấp xã từ 2000m2 đến dưới 3000m2 (quy mô dân số dưới 5000 người); từ 3000m2 đến dưới 5000m2 (quy mô dân số từ 5000 người đến dưới 10.000 người); từ 5000m2 đến 7000m2 (quy mô dân số trên 10.000 người)

– Đối với trường tiểu học: định mức sử dụng đất cấp xã: từ 2000m2 đến dưới 3500m2 (quy mô dân số dưới 5000 người); từ 3500m2 đến dưới 7500m2 (quy mô dân số từ 5000 người đến dưới 10.000 người); từ 7500m2 đến 10.000m2 (quy mô dân số trên 10.000 người)

– Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú: định mức sử dụng cấp xã từ 5000m2 đến 10.000m2

– Đối với trường trung học cơ sở: định mức sử dụng đất cấp xã: từ 2000m2 đến dưới 3500m2 (quy mô dân số dưới 5000 người); từ 3500m2 đến dưới 7500m2 (quy mô dân số từ 5000 người đến dưới 10.000 người); từ 7500m2 đến 10.000m2 (quy mô dân số trên 10.000 người)

– Đối với trường trung học cơ sở dân tộc nội trú: định mức sử dụng cấp huyện  từ 10.000m2 đến 30.000m2

– Đối với trường trung học phổ thông: định mức sử dụng cấp huyện từ 10.000m2 đến 25.000m2 (quy mô dân số dưới 50.000 người); từ 25.000m2 đến 45.000m2 (quy mô dân số lớn từ 50.000 người trở lên)

– Đối với trường trung học phổ thông dân tộc nội trú: định mức sử dụng cấp tỉnh từ 40.000m2 đến 60.000m2

– Đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên: định mức sử dụng cấp huyện  từ 10.500m2 đến 31.000m2

– Đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp: định mức sử dụng cấp tỉnh từ 5.000m2 đến 30.000m2

– Đối với trường trung cấp nghề: định mức sử dụng cấp tỉnh từ 10.000m2 đến 50.000m2

– Đối với trường cao đẳng nghề: định mức sử dụng cấp tỉnh từ 20.000m2 đến 65.000m2

– Đối với trường cao đẳng: định mức sử dụng cấp Trung ương từ 30.000m2 đến 75.000m2

– Đối với trường đại học: định mức sử dụng cấp Trung ương từ 50.000m2 đến 240.000m2

Như vậy, định mức sử dụng của đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo sẽ được phân chia theo 13  đối tượng xây dựng và 4 cấp thẩm quyền (xã, huyện, tỉnh, trung ương) mà cho ra định mức khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng tại địa phương đó.

>>> Đất DGD là gì? Luật sư giải đáp miễn phí về định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở GD&ĐT? Gọi ngay: 1900.6174

Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo có chuyển nhượng được không?

 

Căn cứ quy định tại Điều 56, Điều 174, Điều 175, Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện để được chuyển nhượng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo như sau:

– Không thuộc trường hợp thuê đất trả tiền thuê hàng năm hoặc đất thuê từ quỹ đất nông nghiệp sử dụng.

– Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, xác nhận đủ điều kiện tách thửa trong hồ sơ đề nghị.

– Đất đã được cấp Sổ đỏ, Giấy chứng nhận mang tên bên bán.

– Các bên không thuộc trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng tại Điều 192 Luật Đất đai 2013.

– Bên mua, bên nhận chuyển nhượng không thuộc một trong những trường hợp tại Điều 191 Luật Đất đai 2013.

– Quyền sử dụng đất không có tranh chấp hoặc đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

– Đất còn trong thời hạn sử dụng.

– Có văn bản chấp thuận cho phép nhận chuyển nhượng diện tích đất giáo dục của cơ quan có thẩm quyền đối với bên mua.

Như vậy, các bên có thể chuyển nhượng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đất đai quy định.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Đất DGD có chuyển nhượng được không? Gọi ngay: 1900.6174

Có nên mua đất quy hoạch giáo dục DGD?

 

– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cho phép việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất giáo dục sang mục đích khác. 

– Các công trình sở hữu cá nhân phải xin được cấp quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất để được sử dụng đất DGD cho các hoạt động xây dựng nhà ở.

– Khi hồ sơ chuyển đổi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, người sở hữu đất sẽ có toàn quyền sử dụng đất như đất ở sinh sống thông thường. 

– Trường hợp hồ sơ xin chuyển đổi bị từ chối, chủ sở hữu không được phép xây dựng bất kỳ công trình nào khác ngoài các công trình đã được phê duyệt.

– Kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất của địa phương phần lớn quyết định kết quả yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 

– Hoạt động mua bán đất giáo dục đào tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng đất DGD gần như không thể thực hiện được.

– Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất DGD sang đất ở, cần có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, nhưng điều này có thể xảy ra rất ít.

Như vậy, việc mua đất DGD gần như là không thể thực hiện được bởi các đặc điểm và quy định pháp luật về loại đất này không cho phép.

>>>Xem thêm: Ký hiệu đất theo quy định nhà nước Việt Nam đầy đủ nhất

Chuyển mục đích sử dụng đất giáo dục sang đất ở được không?

 

 

– Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì chủ sở hữu được quyền sử dụng mảnh đất đó như thông thường. Trường hợp hồ sơ bị từ chối, chủ sở hữu sẽ không được phép sử dụng mảnh đất đó cho đến khi có có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

–  Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của địa phương và nhu cầu mục đích xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thể hiện trong hồ sơ để làm điều kiện xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu mảnh đất có sự điều chỉnh hay thay đổi quy hoạch thì khả năng xin chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ dễ dàng hơn.

Như vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất giáo dục sang đất ở phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép; việc chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất ở cũng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

dat-dgd-la-gi-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất DGD sang đất ở. Gọi ngay: 1900.6174

Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất giáo dục như thế nào?

 

Công dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác sang đất giáo dục thì phải chuẩn bị Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất , giấy tờ đầy đủ như sau:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau đó, Công dân đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có nhiệm vụ giải quyết hồ sơ của công dân. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hay thiếu các giấy tờ, tài liệu thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho công dân và hướng dẫn bổ sung thêm các giấy tờ còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ.

Thời gian giải quyết hồ sơ liên quan đến đất đai tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ được quy định như sau: 

– Đối với trường hợp giao đất hoặc thuê đất sẽ không quá 20 ngày làm việc tính từ thời gian giải phóng mặt bằng (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ)

– Đối với trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

– Với các khu vực, vùng miền núi, hải đảo, vùng xa đất liền, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì thời gian giải quyết hồ sơ sẽ là 15 ngày

Tuy nhiên, trong một số trường hợp Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ lâu hơn hoặc nhanh hơn so với thời gian quy định. Phụ thuộc vào mật độ công việc, hồ sơ cần giải quyết để quyết định thời gian thông báo trả kết quả.

>>>Xem thêm:  Ký hiệu đất SKX là gì? Đặc điểm, quy định, các loại đất SKX mới nhất

Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Tổng Đài Pháp Luật về chủ đề Đất DGD là gì hay còn gọi là đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo. Trong trường hợp bạn cần tìm kiếm thông tin và muốn được hỗ trợ ngay lập tức, có thể gọi ngay đến số hotline 1900 6174 để nhận được hỗ trợ nhanh chóng, chi tiết nhất!

Chúng tôi đã cung cấp thông tin pháp lý rất hữu ích các quy định mới nhất trong bài viết trên để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo. Nếu bạn cần hỗ trợ và hỗ trợ pháp lý toàn diện liên quan đến các dịch vụ tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 6174. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật luôn có mặt để giải quyết bất kỳ câu hỏi nào của bạn và mang đến sự hỗ trợ nhanh chóng và tận tình!

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp