Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không? Thủ tục như thế nào?

Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không? Trong trường hợp nào thì được nhà nước công nhận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp? Trong bài viết dưới đây, Luật sư Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về điều kiện và thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp theo đúng quy định của Luật đất đai hiện nay. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn chính xác nhất!

>> Giải đáp thắc mắc đất nông nghiệp có được chuyển nhượng theo quy định, gọi ngay 1900.6174

 

dat-nong-nghiep-co-duoc-chuyen-nhuong-khong

Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không?

 

Ông Hạ Tiến (Gia Lai) có câu hỏi:
“Tôi có một thửa đất khoảng 400m3 đất nông nghiệp. Vì tuổi cũng đã cao, không đủ sức khỏe để làm ruộng mà con cháu thì không có ai làm nông cả nên tôi muốn chuyển nhượng mảnh đất này cho hàng xóm để họ canh tác làm ăn. Tuy nhiên, tôi lại nghe con cháu nói rằng đất nông nghiệp thì không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Vậy nên tôi muốn hỏi Luật sư rằng: Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng hay không? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Giải đáp chính xác đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tiến! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh về vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Nhà nước cho phép việc chuyển nhượng đất nông nghiệp, tuy nhiên, khi chuyển nhượng đất nông nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện sau đây:

Theo khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai sửa đổi 2013, một mảnh đất nông nghiệp đáp ứng được những tiêu chí sau đây thì mới được giao dịch:

Đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật (hay một vài nơi còn gọi là Sổ đỏ). Mảnh đất đó không thuộc diện tranh chấp hay kiện cáo.

Đất không phải những trường hợp thuộc diện đang trong quá trình thi hành án. Cụ thể, Tòa án có thể ra phán quyết về quyền sử dụng đất của bên bán đang bị kê biên và mảnh đất này sẽ không được phép bán tại thời điểm đang thi hành án.

Đất nông nghiệp đang còn thời hạn sử dụng theo xác nhận của văn phòng địa chính địa phương.

Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp cần phải được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mọi sự thay đổi liên quan đến mọi mảnh đất cần được cập nhật rõ ràng trong sổ địa chính.

Vì đây là nhóm đất đặc thù nên không phải mọi công dân đều được pháp luật đồng ý cho nhận chuyển nhượng, tặng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Một số trường hợp không được phép nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, cụ thể, căn cứ vào Điều 191 Luật đất đai 2013, những trường hợp đó được quy định như sau:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”

Theo đó, các cá nhân hoặc hộ gia đình không tham gia sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thì sẽ không được nhận chuyển nhượng loại đất này để đảm bảo địa phương khai thác tốt quỹ đất.

Ngoài ra, nếu mảnh đất nằm trong các khu vực đặc biệt như rừng phòng hộ, khu bảo tồn sinh thái, rừng đặc dụng… thì có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp bên mua đảm bảo sẽ sinh sống tại khu vực đó.

Theo đó, đất nông nghiệp chỉ được Nhà nước chấp thuận cho chuyển nhượng có hạn mức căn cứ theo Điều 130 Luật Đất đai và nội dung Điều 44, Nghị định 43/2014/NĐCP.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng đất theo quy định của pháp luật hiện hành

 

tu-van-dat-nong-nghiep-co-duoc-chuyen-nhuong

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

 

Chị Thu Hường (Hạ Long) có câu hỏi:
“Tôi có một thắc mắc muốn được Luật sư hướng dẫn như sau: tôi có một mảnh đất nông nghiệp nhỏ, vì không còn nhu cầu sử dụng nữa nên muốn chuyển quyền sử dụng cho con trai và con dâu sử dụng để chúng có mảnh đất mà làm ăn canh tác, xin hỏi thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm những giấy tờ gì? Được tiến hành như thế nào?”

 

>> Tư vấn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hường! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Về hồ sơ, hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng chuẩn bị một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm :

 Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu có sẵn);

Dự thảo hợp đồng (nếu có);

 Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Hồ sơ được đem tới tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Có địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐCP, thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp bao gồm những bước sau:

Bước 1: người sử dụng đất cần phải nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp đang thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần của thửa đất thì người sử dụng đất được phép đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc tách thửa đối với phần diện tích nào cần được thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi người đó nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Bước 2: Sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được ký kết và có chứng nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển quyền phải nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất và sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi mà có đất.

Hồ sơ cần nộp bao gồm:

Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu);

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng);

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng;

Tờ khai lệ phí trước bạ;

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng).

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

Gửi thông tin địa chính tới cơ quan thuế nhằm xác định và thông báo về việc thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 4: Trường hợp bắt buộc phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.

Chỉnh sửa và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cơ quan có thẩm quyền tiến hành trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐCP, thời gian thực hiện thủ tục hành chính đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không quá 30 ngày.

Trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp, nếu chị còn bất kỳ vướng mắc nào khác, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục tách thửa đất nông nghiệp theo quy định 2022?

Phí chuyển nhượng đất nông nghiệp

 

Chị Trần Hoàng (Điện Biên) có câu hỏi:
“Tôi có làm thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp cho một người bạn cùng quê. Sau khi làm xong thủ tục thì cơ quan nhà nước yêu cầu phải nộp phí chuyển nhượng đất mà không giải thích rõ là phí đó được quy định ra sao. Vì vậy nên tôi muốn hỏi luật sư rằng phí chuyển nhượng đất nông nghiệp được tính như thế nào? Tôi cần phải nộp bao nhiêu nếu giá chuyển nhượng mảnh đất đó là 120 triệu đồng?”

 

>> Tư vấn chi phí chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hoàng! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Dựa trên những quy định về Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 thì hoạt động mua bán đất nông nghiệp hay còn gọi là chuyển nhượng đất ruộng có phải chịu thuế. Thời điểm chịu thuế được xác định là thời điểm cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Cách tính thuế mua bán đất nông nghiệp cụ thể như sau:

Các trường hợp chuyển nhượng đất nông nghiệp bình thường áp dụng công thức: Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng x 25% thuế suất.

Các trường hợp chuyển nhượng nhưng không có hồ sơ xác định giá vốn áp dụng công thức: Giá chuyển nhượng x 2% thuế suất.

Trong một số trường hợp đặc cách sẽ được miễn giảm thuế theo Khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp của chị, vì giá chuyển nhượng của mảnh đất là 120 triệu đồng nên phí chuyển nhượng sẽ là: 120 triệu đồng x 2% = 2,4 triệu đồng.

Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không hoặc chi phí chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chính xác nhất!

>> Xem thêm: Lệ phí tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư mới nhất 2022

Hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

 

Anh Phạm Vượng (Bình Phước) có câu hỏi:

Tôi có một thắc mắc muốn hỏi luật sư như sau: tôi đang có kế hoạch xây dựng một trang trại trồng và xuất khẩu rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, tôi đã thuyết phục một hộ gia đình ở Bình Phước chuyển nhượng cho tôi mảnh đất nông nghiệp của họ. Mảnh đất đó có diện tích là 40 sào Nam bộ.

Tuy nhiên, tôi được bạn bè khuyên là mảnh đất đó quá rộng nên không thể làm thủ tục nhận chuyển nhượng được. Theo quy định của pháp luật, hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là bao nhiêu? Tôi có được nhận chuyển nhượng mảnh đất kia không? Xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Vượng! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 130 Luật đất đai 2013, hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được xác định như sau:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.

Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.

Hạn mức giao đất là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình và cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hóa, nhằm khống chế diện tích mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Ngoài ra điều này còn được hướng dẫn chi tiết tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐCP, trong đó quy định như sau:

Đối với đất trồng cây hàng năm:

Ở các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không quá 30ha

Ở các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại: không quá 20ha

Đối với đất trồng cây lâu năm:

 Các xã, phường và thị trấn ở đồng bằng: giới hạn là 100ha

Các xã, phường và thị trấn ở trung du, miền núi: giới hạn là 300ha

Đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng:

Các xã, phường và thị trấn ở đồng bằng: nhỏ hơn 150ha

Các xã, phường và thị trấn ở trung du, miền núi: nhỏ hơn 300ha

Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Xét mảnh đất mà anh nhận chuyển nhượng có diện tích là 40 sào Nam bộ (tương đương với 40000 m2, tức 4ha), thuộc 1 trong những tỉnh thành của vùng Đông Nam bộ. Theo quy định trên, mảnh đất này chưa vượt quá hạn mức chuyển nhượng (30 ha)và anh có thể nhận chuyển nhượng mảnh đất này nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện về chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất Hồ sơ chuyển nhượng đất cần giấy tờ gì?

Mức phạt khi nhận chuyển nhượng mà không đủ điều kiện

 

Chị Phương Hằng (Đồng Nai) có câu hỏi:
“Cách đây vài ngày, tôi có nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp từ một người bạn học cùng lớp cấp 3. Mảnh đất tôi nhận được là mảnh đất được sử dụng để trồng lúa trong khi tôi đang làm việc cho một doanh nghiệp và không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất nông nghiệp.
Tôi biết rằng mình không thuộc trường hợp nhận đất nông nghiệp và sẽ bị xử phạt nhưng tôi không biết rằng mức phạt khi nhận chuyển nhượng mà không đủ điều kiện nhận là bao nhiêu. Xin hỏi Luật sư rằng: mức phạt khi nhận chuyển nhượng mà không đủ điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp được quy định như thế nào?”

 

>> Tư vấn mức phạt khi nhận chuyển nhượng mà không đủ điều kiện, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hằng! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Nhà nước cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, tuy nhiên cũng có những trường hợp không được phép chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng. Những trường hợp vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Về đối tượng bị xử lý, người không đủ điều kiện nhận chuyển nhượng mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người khác.

Về hành vi bị xử lý, hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho khi không đủ điều kiện để nhận (có hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trên thực tế).

Mức xử phạt vi phạm hành chính:

Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐCP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện quy định tại Điều 191 và Điều 192 Luật Đất đai 2013 như sau:

STT Hành vi vi phạm Mức tiền phạt
1 Hộ gia đình, cá nhân mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp nằm trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
2 Hộ gia đình và cá nhân không trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Từ 2 triệu đến 5 triệu đồng
3 Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời hạn 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất. Từ 3 triệu đến 6 triệu đồng
4 Tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất dùng để trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Từ 30 triệu đến 50 triệu đồng

Người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất mà không đủ điều kiện thì ngoài việc bị phạt hành chính ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; trừ trường hợp bên chuyển nhượng không còn sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp của chị, vì chị không tham gia trực tiếp vào sản xuất mà nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa nên chị sẽ bị phạt hành chính từ 2 đến 5 triệu đồng và phải trả lại diện tích nhận đã chuyển nhượng.

Một số vấn đề liên quan đến đất nông nghiệp có được chuyển nhượng

 

Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng khi hết thời hạn sử dụng không?

 

Anh Tuấn Khải (Kon Tum) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư! Tôi có một thắc mắc về vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không, cụ thể như sau:
Bố tôi có một mảnh đất nông nghiệp hứa sẽ chuyển nhượng lại quyền sử dụng cho tôi. Tuy nhiên, khi bố quyết định làm thủ tục để chuyển nhượng cho tôi thì mới nhận ra là mảnh đất đó bị hết thời hạn sử dụng. Vậy cho tôi hỏi đất nông nghiệp có được chuyển nhượng khi hết thời hạn sử dụng không vậy Luật sư? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn chính xác đất nông nghiệp có được chuyển nhượng khi hết thời hạn sử dụng không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Khải! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh về vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển nhượng khi hết thời hạn sử dụng không, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì các bên trong giao dịch chuyển nhượng này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013, cụ thể người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng đất khi đáp ứng những yêu cầu như sau:

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai năm 2013 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên, đảm bảo chi việc thi hành án;

Đất nằm trong thời hạn sử dụng đất.

Theo đó, đất hết hạn sử dụng sẽ không đủ điều kiện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nên bố anh sẽ không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh.

Để thực hiện được thủ tục này, bố anh và anh cần gia hạn thêm thời hạn sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất được hiểu là quãng thời gian mà người sử dụng đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất nhằm mục đích trồng trọt, chăn nuôi hay phát triển kinh tế.

Điều 127 Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ, thời hạn Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp là 50 năm. Hết thời hạn này mà hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng thì Nhà nước sẽ xem xét để tiếp tục giao, cho thuê đất.

Để gia hạn thời hạn sử dụng đất, anh cần làm theo quy trình sau:

Nộp hồ sơ xin gia hạn đất: Người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất, hồ sơ bao gồm:

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;

 Bản gốc giấy chứng nhận đã được cấp từ trước.

Người sử dụng đất tiến hành nộp hồ sơ trên tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được xem xét, thẩm định về nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp nào đủ điều kiện được tiếp tục gia hạn thì cơ quan nhà nước này sẽ giao cho Văn phòng đất đai gửi những thông tin địa chính tới cho cơ quan thuế nhằm xác định nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp để quyết định gia hạn sử dụng đất hoặc ký tiếp hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất).

Nộp sổ đỏ đã cấp, thực hiện nghĩa vụ tài chính

Người sử dụng đất xin gia hạn thời gian sử dụng đất phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đó cùng với các chứng từ thể hiện đã thực hiện xong nghĩa vụ về tài chính cho cơ quan tài nguyên và môi trường.

Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận gia hạn thời hạn sử dụng đất

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác nhận gia hạn sử dụng đất vào sổ đỏ đã cấp cho người sử dụng đất. Đồng thời, chỉnh lý và cập nhật biến động mới vào hồ sơ địa chính. Sau đó, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao lại cho người sử dụng đất (trường hợp người dân nộp hồ sơ tại cấp xã).

Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển nhượng khi hết thời hạn sử dụng không, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013

 

giai-dap-dat-nong-nghiep-co-duoc-chuyen-nhuong

Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng một phần cho doanh nghiệp?

 

Anh Phương Bình (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp như sau: trong khu vực tôi có một doanh nghiệp đang xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động. Vì thửa đất ruộng của tôi và một vào hộ gia đình khác khá gần với doanh nghiệp đó nên chủ doanh nghiệp đã tới nhà tôi và ngỏ ý muốn tôi chuyển nhượng lại một phần đất nông nghiệp đó để doanh nghiệp đó mở rộng diện tích ra làm chỗ xây dựng nhà để xe cho công nhân.
Bởi vì gia đình tôi không có ý định tiếp tục sử dụng mảnh đất ấy để trồng lúa như trước nữa nên tôi muốn chuyển nhượng lại để lấy vốn làm ăn. Luật sư cho tôi hỏi đất nông nghiệp có được chuyển nhượng một phần cho doanh nghiệp? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp thắc mắc đất nông nghiệp có được chuyển nhượng một phần cho doanh nghiệp không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Bình! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh về việc đất nông nghiệp có được chuyển nhượng một phần cho doanh nghiệp hay không, Luật sư giải đáp như sau:

Để biết rằng đất nông nghiệp có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp hay không, trước hết,cần phải đáp ứng được những điều kiện để chuyển nhượng đất nông nghiệp như sau:

Theo khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai sửa đổi 2013, một mảnh đất nông nghiệp đáp ứng được những tiêu chí sau đây thì mới được giao dịch:

Đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật (hay một vài nơi còn gọi là Sổ đỏ). Mảnh đất đó không thuộc diện tranh chấp hay kiện cáo.

Đất không phải những trường hợp thuộc diện đang trong quá trình thi hành án. Cụ thể, Tòa án có thể ra phán quyết về quyền sử dụng đất của bên bán đang bị kê biên và mảnh đất này sẽ không được phép bán tại thời điểm đang thi hành án.

Đất nông nghiệp đang còn thời hạn sử dụng theo xác nhận của văn phòng địa chính địa phương.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 169 Luật đất đai 2013, tổ chức kinh tế được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật đất đai 2013. Theo đó, những trường hợp không được nhận chuyển nhượng bao gồm:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với những trường hợp pháp luật không cho phép chuyển nhượng hay tặng cho quyền sử dụng đất.

 Tổ chức kinh tế không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng những loại đất sau: đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ những trường hợp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình và cá nhân mà không trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Hộ gia đình và cá nhân không được phép nhận chuyển nhượng và nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp ở trong khu vực rừng phòng hộ hay trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu hộ gia đình, cá nhân đó không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Trong trường hợp của anh, vì mảnh đất đó là đất trồng lúa nên doanh nghiệp sẽ không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất này, cho nên anh không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp được.

Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ và giải đáp về vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không theo quy định hiện nay. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào vấn đề thực tế của mình. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được kết nối với Luật sư dày dặn kinh nghiệm và lắng nghe tư vấn cụ thể!