Bảo hiểm y tế Bắc Kạn – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Thông tin về địa chỉ Bảo hiểm y tế Bắc Kạn? Hotline tư vấn pháp luật bảo hiểm y tế? Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Kạn?

Tổng đài bảo hiểm xã hội Bắc Kạn chuyên tư vấn và hỗ trợ người dân các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Với sứ mệnh mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, phục vụ người dân mọi lúc, mọi nơi và đảm bảo tối đa quyền lợi cho người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang muốn tư vấn về cách thay đổi thông tin bảo hiểm y tế, đóng mới, gia hạn bảo hiểm y tế hoặc thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh? Hay đơn giản bạn muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế Bắc Kạn? Hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội qua đường dây nóng 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được kết nối với Luật sư bảo có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BHYT và lắng nghe tư vấn nhanh chóng, trọn vẹn nhất chỉ trong 01 cuộc gọi!

hotline-ho-tro-bao-hiem-y-te-bac-kan

 

Thông tin về bảo hiểm y tế Bắc Kạn

Giới thiệu về Bảo hiểm y tế Bắc Kạn

Bảo hiểm y tế Bắc Kạn nằm trong bảo hiểm xã hội Bắc Kạn. Ngày 16/9/1997, BHXH Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 1602/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Từ tháng 01/2003, tiếp nhận toàn bộ chức năng, nhiệm vụ thực hiện chính sách BHYT, quản lý quỹ BHYT trên địa bàn Bắc Kạn.

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí KCB theo quy định của Điều lệ này cho người có thẻ BHYT khi ốm đau. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn luôn thường trực để hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động.

Địa chỉ bảo hiểm y tế Bắc Kạn

Bảo hiểm y tế Bắc Kạn có trụ sở tại: Tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Fax: 02093.870.850

Email: bhxh@backan.vss.gov.vn

 

Hiện nay mỗi thành phố, huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đều có trụ sở bảo hiểm y tế để hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động một cách thuận tiện nhất. Ngoài ra, tổng đài 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật luôn thường trực 24/7, sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến pháp luật bao hiểm y tế.

bao-hiem-y-te-bac-kan

Danh sách địa chỉ Bảo hiểm y tế Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn hiện nay có khoảng 8 trụ sở cơ quan bảo hiểm y tế được phân bổ tại các thành phố và các huyện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, bảo hiểm y tế tại các quận, huyện, thị xã đều có chức năng như nhau. Sau đây là danh sách các địa chỉ Bảo hiểm y tế cấp quận, huyện ở tỉnh Bắc Kạn.

– Bảo hiểm y tế huyện Pắc Nặm

Địa chỉ: xã Bộc Bố, Huyện Pắc Nặm, Tỉnh Bắc Kạn

– Bảo hiểm y tế huyện Na Rì

Địa chỉ: Huyện Nà Rì, Thị Trấn Yến Lạc, Tỉnh Bắc Kạn.

– Bảo hiểm y tế huyện Ngân Sơn

Địa chỉ: Tiểu Khu 1, Huyện Ngân Sơn, Xã Vân Tùng, Tỉnh bắc Kạn.

– Bảo hiểm y tế huyện Ba Bể

Địa chỉ: 7, Thị Trấn Chợ Rã, Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn.

– Bảo hiểm y tế huyện Bạch Thông:

Địa chỉ: Phố Ngã Ba, Huyện Bạch Thông, Thị Trấn Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn.

– Bảo hiểm y tế huyện Chợ Đồn

Địa chỉ: Tổ 6B Đồng Tâm, Thị Trấn Bằng lũng, Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn.

– Bảo hiểm y tế huyện Chợ Mới

Địa chỉ: Tổ 1, Huyện Chợ Mới, Thị Trấn Chợ Mới, Tỉnh Bắc Cạn.

– Bảo hiểm y tế thành phố Bắc Kạn

Địa chỉ: Tổ 7A, Phường Đức Xuân, Thành Phố Bắc Cạn, Bắc Kạn

> Xem thêm: Bảo hiểm y tế Lạng Sơn – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Thời gian làm việc Bảo hiểm y tế Bắc Kạn

Thời gian làm việc Bảo hiểm y tế tỉnh Bắc Kạn làm việc theo giờ hành chính được quy định như sau:

– Thời gian làm việc buổi sáng từ: 8 giờ đến 12 giờ

– Thời gian làm việc buổi chiều từ: 14 giờ đến 17 giờ

Lưu ý: Trung tâm Bảo hiểm y tế Bắc Kạn làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, không làm việc ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của pháp luật.

> Xem thêm: Bảo hiểm y tế Lào Cai – Hotline hỗ trợ tư vấn luật 1900.6174

Nội dung tư vấn bảo hiểm y tế Bắc Kạn 

 

Tư vấn tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội

 

>> Luật sư tư vấn cấp lại thẻ BHYT trực tuyến miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Tư vấn luật lao động miễn phí đặc biệt là các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế Bắc Kạn bao gồm:

+ Thông báo việc tăng giảm lao động

Chốt sổ bảo hiểm

+ Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Chế độ thai sản

+ Chế độ tử tuất, hưu trí…

+ Giải quyết các vướng mắc khi thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

– Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp:

+ Tư vấn điều kiện, hồ sơ, thủ tục, mức hưởng bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp cho người lao động

+ Giải quyết các trường hợp vướng mắc trong vấn đề bảo hiểm thất nghiệp

– Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế:

+ Mua bảo hiểm y tế cá nhân, gia đình,….

+ Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế

+ Quy định về bảo hiểm y tế trái tuyến, bảo hiểm y tế vượt tuyến, không đúng tuyến, sử dụng các công nghệ cao…

+ Thủ tục cấp lại thẻ BHYT

+ Giải quyết các thắc mắc, băn khoăn trong quá trình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế

– Tư vấn các quy định của pháp luật về chế độ hưu trí:

+ Tư vấn chế độ nghỉ hưu

+ Tư vấn chế độ nghỉ hưu sớm

+ Tư vấn chế độ tai nạn lao động

+ Tư vấn chế độ mất sức

– Tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội:

+ Xử phạt hành chính, lãi suất khi chậm nộp và đóng bảo hiểm xã hội

+ Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm về bảo hiểm xã hội

– Tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

– Hướng dẫn, hỗ trợ cách kê khai, nộp bảo hiểm xã hội trực tuyến qua mạng bảo hiểm xã hội của cơ quan Nhà nước

– Tư vấn khiếu nại các quyết định hành chính không chính xác của cơ quan bảo hiểm xã hội trong quá trình quản lý doanh nghiệp

– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn luật bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!

> Xem thêm: Bảo hiểm y tế Lai Châu – Hotline hỗ trợ tư vấn luật 1900.6174

hotline-ho-tro-bao-hiem-y-te-bac-kan

Các hình thức tư vấn bảo hiểm y tế

Tư vấn bảo hiểm y tế Bắc Kạn qua số điện thoại 

 

Cách thức kết nối đến tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế Bắc Kạn

Để quá trình tư vấn diễn ra nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như nội dung cần được giải đáp và một không gian yên tĩnh. Nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội qua hotline 02093.870.850 để nhận được sự tư vấn. Trình bày các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần được giải đáp liên quan đến bảo hiểm y tế Bắc Kạn. và lắng nghe sự tư vấn, giải đáp từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Tư vấn bảo hiểm y tế Bắc Kạn tại bộ phận một cửa

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề cần xin ý kiến tư vấn trực tiếp thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tiếp tại:

Bảo hiểm y tế Bắc Kạn có trụ sở tại: Tổ 9, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Fax: 02093.870.850

Hỏi đáp về bảo hiểm y tế tỉnh Bắc Kạn

Tôi đang ở thị trấn Chợ Mới muốn đăng kí mua bảo hiểm y tế cho hộ gia đình thì mua ở đâu?

Bạn đang sinh sống tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn thì bạn có thể đến trụ sở bảo hiểm y tế thị trấn Chợ Mới để đăng kí mua bảo hiểm y tế cho cả gia đình bạn. Theo đó, bạn có thể đến bảo hiểm y tế tại thị trấn Chợ Mới để mua bảo hiểm y tế, nếu tại xã không có trụ sở của bảo hiểm y tế thì bạn có thể trực tiếp lên Bảo hiểm y tế huyện Chợ Mới để đăng kí theo địa chỉ: Tổ 1, Huyện Chợ Mới, Thị Trấn Chợ Mới, Tỉnh Bắc Cạn.

 

Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Chi phí thay đổi nơi khám chữa bệnh:

Hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế tiến hành thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không phải thanh toán bất cứ chi phí nào. Hồ sơ làm thủ tục thay đổi này sẽ được giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (Theo khoản 3 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS (01 bản)

– Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng

– Chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân (bản gốc và 01 bản sao)

• Hồ sơ do đơn vị nộp

+ Công văn đề nghị của đơn vị (mẫu D01-TS).

+ Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu D07-TS , 02 bản).

+ Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị.

+ Trường hợp điều chỉnh quyền lợi khám, chữa bệnh: Giấy tờ có liên quan đến mức hưởng quyền lợi cao hơn (Bản sao có chứng thực)

• Hồ sơ do cá nhân nộp: (Áp dụng trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc hoặc đối tượng hưu trí).

+ Đơn đề nghị cấp lại, đổi thẻ (mẫu D01-TS)

+ Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị;

+ Trường hợp điều chỉnh quyền lợi khám, chữa bệnh: Giấy tờ có liên quan đến mức hưởng quyền lợi cao hơn (Bản sao có chứng thực)

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Người lao động hoặc đơn vị nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu vào đầu mỗi quý.

Đầu mỗi quý NLĐ, đơn vị thực hiện nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu theo quy định.

Hồ sơ được nộp cho:

– Cơ quan BHXH huyện để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.

– Cơ quan BHXH tỉnh để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

Bước 3: Chờ giải quyết

Người lao động và đơn vị nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.

Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.

Bước 4: Nhận thẻ BHXH đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới

Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.

Chuyển tuyến khám chữa bệnh

Có thể hiểu chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT, cơ sở khám chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt, nếu cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh tuyến 4).

Căn cứ quy định trên, có thể thấy, bệnh viện tuyến dưới chỉ được chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nếu đáp ứng một trong các điều kiện trên. Việc chuyển tuyến chỉ được thực hiện khi không đảm bảo về điều kiện chẩn đoán và chữa trị và phải chuyển tuyến lần lượt từ tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương.

Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất, lỗi

Bước 1: Thẻ BHYT được cấp lại trong trường hợp sau đây:

Người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT, trường hợp thẻ BHYT bị lỗi do tổ chức BHYT hoặc cơ quan lập danh sách.

Bước 2: Người tham gia BHYT cần cấp lại thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện; ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT… và Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, gửi bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện.

Điều kiện, giấy tờ

– Đối với người tham gia BHYT

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018.

– Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT theo Tờ khai tham gia BHYT và Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018.

Bước 3: Cơ quan BHXH

– Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT.., Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 và ký nhận (vào ô người tiếp nhận hồ sơ).

– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp lại thẻ BHYT. Tổ chức BHYT phải cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.

– Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục gia hạn thẻ BHXH y tế nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Theo Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 47, Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:

Đối tượng quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT”.

Như vậy, trường hợp của bạn đã bị gián đoạn trên 03 tháng không tham gia BHYT nên khi gia hạn lại thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày nộp tiền đóng BHYT.

Để gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình bạn chỉ cần tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất, thông báo số BHXH (cung cấp mã thẻ BHYT cũ), nộp tiền đóng BHYT.

Thời điểm gia hạn thẻ bảo hiểm y tế

Thời điểm gia hạn của thẻ BHYT chưa được quy định cụ thể ở văn bản nào của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn về vấn đề này trong Hướng dẫn 2616/HD-BHXH thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành:

Đối với người đã tham gia BHYT từ trước (kể cả bắt buộc lẫn tự nguyện), nay tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện, để đảm bảo được hưởng quyền lợi BHYT liên tục, phải đóng tiền BHYT trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng ít nhất 10 ngày theo quy định.

Như vậy, nếu người lao động ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khi sắp hết giá trị sử dụng của thẻ BHYT mà không gia hạn thời gian đóng tiếp tục bảo hiểm y tế thì sau 10 ngày tính đến khi thẻ BHYT hết hạn thì người lao động sẽ coi như tham gia gián đoạn bảo hiểm y tế. Vì hiện tại cơ quan bảo hiểm xã hội chưa có hướng dẫn gì nên người lao động nên lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú, có sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú lâu dài để xin hướng dẫn về các thủ tục gia hạn thẻ BHYT sắp hết hạn để tránh việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi đi khám, chữa bệnh sau này.

Chậm gia hạn thẻ bảo hiểm y tế

Nếu quá 10 ngày mà người lao động không gia hạn thẻ bảo hiểm y tế thì theo điểm c khoản 3 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định thì sau khi tham gia lại bảo hiểm y tế, thẻ BHYT của người lao động sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ khi đóng BHYT.

Ví dụ: Anh Khánh có tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty và được cấp một mã số thẻ bảo hiểm y tế. Đến tháng 11/2019, anh có đi khám bệnh ở bệnh viện Bạch Mai và được thông báo là thẻ BHYT đã hết hạn vì lý do công ty chậm đóng BHXH quá 30 ngày. Khi đó anh Khánh sẽ không được dùng thẻ BHYT đó nữa và thẻ BHYT của anh sẽ bị khóa. Đến khi nào công ty thực hiện việc truy thu hết khoản tiền BHXH phải đóng thì thẻ BHYT của anh Khánh mới tiếp tục có giá trị sử dụng với mức hưởng ban đầu là 80% chi phí khám bệnh nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến

Thời gian gián đoạn tối đa để tiếp tục tham gia BHYT theo mã số cũ

Người lao động tham gia BHYT 5 năm liên tục thì sẽ được hưởng ưu đãi mức 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu đủ các giấy tờ, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Nếu người lao động chậm gia hạn thẻ bảo hiểm xã hội thì thời gian chậm gia hạn tối đa không quá 3 tháng. Trường hợp khác thì thời gian tối đa để gia hạn thẻ theo khoản 5 điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Nghĩa là thời hạn gia hạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày về nước, người lao động khi đi lao động ở nước ngoài phải tham gia BHYT thì khi đó mới được tính là tham gia liên tục nối tiếp vào khoảng thời gian đã tham gia trước đó.

Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tham gia bảo hiểm y tế Bắc Kạn? Bạn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia, Luật sư có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BHXH? Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174, Đội ngũ luật sư, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tại Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp.