Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào?

Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 được quy định như thế nào? Hành vi chiếm đoạt tài sản qua mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Trong khi đó, quyền sở hữu là một trong những quyền dân sự được nhà nước thừa nhận, bảo bảo đảm và bảo vệ. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công nghệ này để chiếm đoạt tài sản có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia.

Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Điều 209 Bộ luật Hình sự” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí Điều 290 bộ luật hình sự 2015, liên hệ ngay 1900.6174

 

Điều 290 bộ luật hình sự 2015 quy định như thế nào về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?

 

Điều 290 BLHS quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau: 

Thứ nhất, những hành vi được coi là hành vi phạm tội, bao gồm: 

– Sử dụng thông tin về tài thẻ ngân hàng, tài khoản ngân hàng của bất kỳ chủ thể nào nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ, chủ tài khoản hoặc dùng đề thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

– Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ ngân hàng, chủ tài khoản hoặc dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

– Truy cập một cách bất hợp pháp vào tài khoản của chủ thể khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản;

– Lừa đảo trong lĩnh vực  thanh toán điện tử, thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh đa cấp, huy động vốn, hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác;

– Thiết lập, cung cấp một cách trái phép những dịch vụ viễn thông, internet nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.

Lưu ý: Những hành vi trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 173, Điều 174 BLHS. 

Thứ hai, những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, bao gồm: 

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội nhiều lần; 

– Thực hiện hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

– Tái phạm nguy nghiểm; 

– Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng: Điều này được đánh giá thông qua mức độ thiệt hại, tài sản chiếm đoạt được và số lượng thẻ giả được quy định cụ thể tại Khoản 2, 3, 4 Điều 290 BLHS. 

noi-dieu-290-bo-luat-hinh-su-2015

Thứ ba, khung hình phạt chính

Người phạm tội ử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có thể truy cứu trách nhiệm hình sự bằng 04 khung hình phạt như sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trong của hành vi phạm tội: 

– Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; 

– Khung 2: Phạt tù  có thời hạn từ 02 năm đến 07 năm;

– Khung 3: Phạt tù có thời hạn từ 07 năm đến 15 năm;

– Khung 4: Phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm.

Thứ tư, hình phạt bổ sung

Người phạm tội này ngoài phải chịu hình phạt chính nêu trên còn có thể bị xem xét áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung dưới đây tùy thuộc vào tình tiết của vụ án: 

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

– Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm;

– Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí Điều 290 bộ luật hình sự 2015 về tội sử dụng mạng máy tính?.. Liên hệ ngay 1900.6174

Các yếu tố cấu thành tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là gì?

 

Mặt khách quan của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015

 

Hành vi khách quan của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm những hành vi được mô tả cụ thể tại Khoản 1 Điều 290 BLHS.

Nhìn chung, hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm này tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc sử dụng những thủ đoạn để chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên, khác ở chỗ, hành vi lừa đảo của tội phạm này được thực hiện thông qua các thủ đoạn có liên quan trực tiếp đến mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác. 

Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm những hành vi sau: 

– Sử dụng thông tin về tài thẻ ngân hàng, tài khoản ngân hàng của bất kỳ chủ thể nào nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ, chủ tài khoản hoặc dùng đề thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

– Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ ngân hàng, chủ tài khoản hoặc dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

– Truy cập một cách bất hợp pháp vào tài khoản của chủ thể khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản;

– Lừa đảo trong lĩnh vực  thanh toán điện tử, thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh đa cấp, huy động vốn, hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác;

– Thiết lập, cung cấp một cách trái phép những dịch vụ viễn thông, internet nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.

Lưu ý: Những hành vi trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 173, Điều 174 BLHS.

Như vậy, theo quy định tại Điều 290 BLHS, chỉ cần người nào đó thực hiện những hành vi khách quan nêu trên đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không cần quan tâm đến mức độ hậu quả của hành vi. Việc xác định hậu quả của hành vi không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh mà chỉ là yếu tố định khung hình phạt cho người phạm tội. 

>>>Chuyên viên tư vấn mặt khách quan của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015,  liên hệ ngay 1900.6174

dieu-290-bo-luat-hinh-su-2015

Mặt chủ quan của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015

 

Người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thực hiện hành vi khách quan của tội phạm này với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn có thể nhận biết được hành vi của mình là hành vi phạm tội và ý thức được hậu quả của tội phạm nhưng tiếp tục (hoặc mong muốn tiếp tục) thực hiện hành vi để hậu quả của nó xảy ra hoặc người phạm tội dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn để mặc hậu quả xảy ra.

>>>Mặt chủ quan của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015 là gì?    liên hệ ngay 1900.6174

Mặt khách thể của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015

 

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là tội phạm trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an ninh mạng, và quyền sở hữu tài sản của chủ thể khác trong xã hội.

Đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là những quy định điều chỉnh về vấn đề an ninh mạng; quyền sở hữu và tài sản của nhà nước, tổ chức, cá nhân.

>>>Mặt khách thể của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015, liên hệ ngay 1900.6174

Mặt chủ thể của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015

 

Chủ thể của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không phải chủ thể đặc biệt. Tức là, bất kì cá nhân nào thực hiện những hành vi khách quan của tội phạm được mô tả tại Khoản 1 Điều 290 BLHS cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. 

>>>Mặt chủ thể của tội phạm theo điều 290 bộ luật hình sự 2015, liên hệ ngay 1900.6174

Hình phạt đối với cá nhân phạm tội tại điều 290 bộ luật hình sự 2015 như thế nào

 

Điều 290 BLHS quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 05 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: 

Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với cá nhân thực hiện những hành vi khách quan của tội phạm này đã được phân tích ở phần trên. 

Khung 2: Phạt tù có thời hạn từ 02 năm đến 07 năm. Đối với những hành vi phạm tội thuộc trường hợp sau đây: 

– Phạm tội có tổ chức;

– Phạm tội nhiều lần (từ 02 lần trở lên);

– Thực hiện hành vi phạm tội mà có tính chất chuyên nghiệp;

– Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ; 

– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; 

– Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng);

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đối với hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp như sau: 

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Đối với hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp dưới đây: 

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

– Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

* Hình phạt bổ sung: Người phạm tội này ngoài phải chịu hình phạt chính nêu trên còn có thể bị xem xét áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung dưới đây tùy thuộc vào tình tiết của vụ án: 

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

– Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm;

– Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>>Hình phạt đối với cá nhân phạm tội tại điều 290 bộ luật hình sự 2015 như thế nào, liên hệ ngay 1900.6174

 

Thời gian xử lý vụ án hình sự đối với việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu

 

Để xử lý một vụ án hình sự phải trải qua 03 giai đoạn, bao gồm: điều tra, truy tố và xét xử. Thời gian thực hiện của từng giai đoạn được quy định như sau

(1) Thời hạn điều tra

Theo quy định về thời hạn điều tra được quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan điều tra (hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ) tiến hành điều tra, xác minh thông tin về tội phạm trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông tin. Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cơ quan có thẩm quyền có quyền gia hạn 02 lần, mỗi lần không quá 02 tháng. 

Như vậy, thời hạn điều tra tối đa là 140 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về tội phạm. Hết thời hạn này, cơ quan có thẩm quyền phải ra một trong những quyết định sau: 

– Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

quy-dieu-290-bo-luat-hinh-su-2015

(2) Thời hạn truy tố: 

Theo quy định về thời hạn truy tố tại Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn truy tố được quy định đối với từng loại tội phạm như sau: 

– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng: 20 ngày. Nếu cần thiết, có thể gia hạn thêm thời gian không quá 10 ngày;

– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: 30 ngày. Nếu cần thiết, có thể gia hạn thêm thời gian không quá 15 ngày;

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 30 ngày. Nếu cần thiết, có thể gia hạn thêm thời gian không quá 30 ngày

Lưu ý: Thời hạn truy tố được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát có trách nhiệm ra bản cáo trạng tuy tố bị can trước Tòa án.

>>>Xem thêm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1 triệu bị xử lý như thế nào? Và cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(3) Thời hạn xét xử: 

Theo quy định về thời hạn xét xử vụ án hình sự được quy định tại Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn xét xử vụ án hình sự được quy định cho từng loại tội phạm, cụ thể như sau: 

– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: 30 ngày, được gia hạn không quá 15 ngày; 

– Đối với tội phạm nghiêm trọng: 40 ngày, được gia hạn không quá 15 ngày 

– Đối với tội phạm rất nhiêm trọng: 02 tháng, được gia hạn không quá 30 ngày;

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 03 tháng, được gia hạn không quá 30 ngày. 

Lưu ý: Thời hạn này được tính từ thời điểm TAND có thẩm quyền thụ lý vụ án. Hết thời hạn này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 

* Thời hạn mở phiên tòa xét xử: Trong thời hạn 15 ngày (hoặc 30 ngày nếu có lý do chính đáng), kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND có thẩm quyền phải mở phiên toà xét xử vụ án hình sự.

Tóm lại, tội chiếm đoạt tài sản thông qua sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử được gọi là “tội phạm công nghệ thông tin” hoặc “tội phạm mạng”. Đây là hành vi lợi dụng các công nghệ thông tin để truy cập trái phép vào hệ thống máy tính, mạng viễn thông hoặc thiết bị điện tử của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại cho người khác. Người phạm tội này có thể phải chịu mức phạt cao nhất là 20 năm tù. 

>>>Thời gian xử lý vụ án hình sự đối với việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu , liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Điều 290 Bộ luật Hình sự” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp