Điều 468 bộ luật dân sự 2015 về lãi suất gồm những nội dung gì? Pháp luật quy định như thế nào về mức lãi suất cho phép? Nếu trong trường hợp các bên có tranh chấp về lãi suất thì giải quyết như thế nào?…. Và nhiều câu hỏi khác xoay quanh vấn đề lãi suất.
Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Điều 468 Bộ luật Dân sự – Lãi suất” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>>Luật sư tư vấn Điều 468 bộ luật dân sự 2015 về lãi suất, liên hệ ngay 1900.6174
Lãi suất theo điều 468 của bộ luật dân sự quy định như thế nào?
Trên tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể trong giao dịch dân sự, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng lãi suất cho vay được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này phải nằm trong giới hạn mà pháp luật cho phép để tránh tình trạng một số đối tượng lợi dụng điều này gây ra tình trạng cho vay lãi cao, nặng lãi nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo đó, các bên được phép thỏa thuận lãi suất cho vay nhưng mức lãi suất này không được vượt quá 20%/ năm là khoảng 1,67%/ tháng. Nếu trong trường hợp các bên thỏa thuận về mức lãi suất cao hơn ngưỡng mà Bộ luật Dân sự cho phép thì phần vượt quá sẽ không có hiệu lực.
Ví dụ: Hai bên thỏa thuận mức lãi suất là 30%/năm thì chỉ tính lãi suất là 20%/ năm mà thôi, 10% còn lại sẽ không được tính, không có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, tại Điều 468 này có nội dung quy định rằng, mức lãi suất 20% được áp dụng cho tất cả các giao dịch dân sự trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác. Tức là, nếu trong trường hợp pháp luật có liên quan khác có quy định khác về mức lãi suất tối đa khác 20% thì sẽ được áp dụng theo mức lãi suất khác đó đối với đối tượng mà quy định đó điều chỉnh. Trường hợp này được thể hiện rõ tại Điều 7 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP. Quy định này nêu ra rằng: khi có tranh chấp về hợp đồng tín dụng thù mức lãi suất giới hạn được xác định theo Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật này mà không xác định theo mức lãi suất là tối đa 20%/năm được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Tóm lại, mức lãi suất tối đa 20%/ năm được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 được áp dụng đối với hầu hết các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, đối với hợp đồng tín dụng thì sẽ áp dụng theo quy định pháp luật về tổ chức tín dụng.
>>>Lãi suất theo điều 468 của bộ luật dân sự quy định như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Trường hợp không rõ về lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015
Vay – nợ là một loại giao dịch dân sự rất phổ biến hiện nay nên các trường hợp xảy ra tranh chấp về lãi suất hoặc các bên trong hợp đồng vay – nợ không xác định được mức lãi suất rõ ràng, cụ thể tại hợp đồng nên dẫn đến hiểu lầm. Việc tranh chấp về lãi suất hay không xác định rõ về lãi suất sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay.
Nhận thức được tình hình thực tế, tại điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 không chỉ quy định về ngưỡng lãi suất cho phép mà còn quy định về phương hướng giải quyết khi các bên trong hợp đồng vay – nợ phát sinh tranh chấp về lãi suất hoặc không xác định rõ mức lãi suất. Theo đó, nếu xảy ra trường hợp này, mức lãi suất được xác định là 10%/ năm, tức là bằng 50% mức lãi suất giới hạn được quy định.
>>>Mức lãi suất theo điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 là bao nhiêu? liên hệ ngay 1900.6174
Cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật dân sự bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự đặt ra ngưỡng lãi suất cho vay là 20%/ năm. Nếu trong hợp đồng vay tài sản, các bên trong hợp đồng có thỏa thuận về mức lãi suất vượt quá mức lãi suất quy định, khi có tranh chấp xảy ra thì cơ quan có thẩm quyền không thừa nhận cũng như không bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá đó.
Tức là bên vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật là 20% / năm của khoản tiền vay theo quy định. Như vậy, Bộ luật dân sự không có quy định về việc xử phạt đối với hành vi cho vay với mức lãi suất vượt ngưỡng quy định mà chỉ hướng dẫn biện pháp xử lý trong trường hợp này mà thôi.
Tuy nhiên, nếu bên cho vay thực hiện hành vi cho vay với mức lãi suất cao gấp 05 lần mức lãi suất cho phép, tức là cho vay với lãi suất là 100%/ năm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
>>>Cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật dân sự bị xử phạt như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174
Cách tính lãi suất theo điều 468 Bộ luật dân sự 2015
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về 03 cách tính lãi suất như sau:
(1) Lãi suất tự thỏa thuận:
Trong hợp đồng vay tài sản, các bên có thể thực hiện thỏa thuận về mức lãi suất cho vay. Trong trường hợp có thỏa thuận về lãi suất, mức lãi suất sẽ được tính theo lãi suất mà các bên thỏa thuận và được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận chỉ được công nhận khi mức lãi suất không vượt quá 20%/năm.
(2) Lãi suất tự thỏa thuận nhưng cao hơn 20%:
Trong trường hợp hai bên thỏa thuận nhưng mức lãi suất cao hơn 20%/năm thì pháp luật coi đây là hợp đồng vay tài sản với mức lãi suất là 20%/năm mà không thừa nhận phần vượt quá 20%. Tức là, dù khi hai bên có thỏa thuận về mức lãi suất cao đến đâu đi chăng nữa thì khi phát sinh tranh chấp, pháp luật chỉ công nhận mức lãi suất cho vay là 20%/năm và người vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi tương ứng với phần lãi suất này, phần vượt quá coi như vô hiệu.
(3) Không xác định lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất:
Trong trường hợp các bên chỉ xác nhận là hợp đồng vay tài sản có lãi suất nhưng chưa xác định mức lãi suất cụ thể hoặc phát sinh tranh chấp về lãi suất thì mức lãi suất sẽ được xác định là 10%/ năm. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp phát sinh tranh chấp, một trong các bên đưa ra được bằng chứng về việc đã xác định mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản thì mức lãi suất được xác định theo bằng chứng mà các bên đưa ra.
>>>Xem thêm: Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp? Dịch vụ tư vấn vay mượn tài sản
Ví dụ: A và B có tranh chấp về mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản và yêu cầu Tòa án giải quyết. Trên hợp đồng vay không ghi rõ lãi suất cụ thể nhưng B đưa ra được bằng chứng là video ghi lại việc các bên đã thỏa thuận về mức lãi suất là 15% và 01 bản thỏa thuận viết tay là 15% thì trong trường hợp này, Tòa án không xác định theo mức lãi suất là 10%/ năm theo Bộ luật Dân sự hướng dẫn mà sẽ xác định mức lãi suất là 15%/ năm.
Ngoài ra, tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về trường hợp tính lãi nếu người vay chậm thực hiện nghĩa vụ. Tức là, các bên có sự thỏa thuận về thời hạn trả tiền lãi và tiền nợ gốc, nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ trả không thực hiện nghĩa vụ này thì bên cho vay hoàn toàn có thể tính lãi tương ứng với nghĩa vụ mà bên kia chậm trả.
Ví dụ: A vay B 100 triệu đồng. A và B thỏa thuận rằng, cứ vào ngày 31/12 mỗi năm A phải trả B 15 triệu đồng là tiền lãi và 40 triệu đồng là tiền nợ gốc. Tuy nhiên, năm đầu tiên thì B trả đủ và đúng hạn. Đến năm thứ hai, B đã chậm trả 05 tháng. Do đó, B có quyền yêu cầu B trả cả tiền lãi đối với 15 triệu tiền lãi và 40 triệu tiền nợ gốc mà B chậm trả.
>>>Chuyên viên tư vấn cách tính lãi suất theo điều 468 Bộ luật dân sự 2015, liên hệ ngay 1900.6174
Mục đích quy định lãi suất
Lãi suất trong hợp đồng cho vay là vấn đề khá phổ biến trên thực tế và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi về tài sản của mỗi bên cho vay. Hơn nữa, trong các giao dịch về vay tài sản, bên cho vay thường là bên có lợi hơn hoàn toàn có thể lợi dụng tình trạng khó khăn, túng quẫn của bên vay mà áp đặt mức lãi suất cao ngất ngưởng. Việc Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức lãi suất và hướng dẫn cách xác định lãi suất trong trường hợp có tranh chấp giúp hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, lãi cao và bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên vay tài sản.
Nhìn chung, tình trạng cho vay nặng lãi đã tồn tại từ rất lâu và ngày càng được thực hiện một cách tinh vi mà các cơ quan chức năng khó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Việc quy định về lãi suất tại Bộ luật Dân sự 2015 giúp người dân nắm rõ được mức tối đa của lãi suất cho vay mà có thể tự bảo vệ được quyền lợi của bản thân và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
>>>Mục đích quy định lãi suất là gì? liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Điều 468 Bộ luật Dân sự – Lãi suất”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |