Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y theo quy định pháp luật

Để được hoạt động trong ngành Y một cách hợp pháp, chúng ta cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y theo đúng quy định của pháp luật. Bởi Y học là ngành có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên chứng chỉ hành nghề chính là điều kiện tiên quyết mà bạn bắt buộc phải có nếu như muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy chứng chỉ hành nghề Y là chứng chỉ gì? Phải làm thủ tục như thế nào để được cấp loại chứng chỉ này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật nhé!
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y

Chứng chỉ hành nghề Y là gì?

Chứng chỉ hành nghề Y là một văn bằng mà bất kỳ người học ngành Y nào cũng bắt buộc phải có nếu như muốn hoạt động trong ngành Y. Thế nhưng, để có được loại chứng chỉ này quả thực không phải là điều dễ dàng. Nó là kết quả của một quá trình không ngừng phấn đấu, nỗ lực, cố gắng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của những con người đã quyết tâm theo đuổi ngành Y. Chứng chỉ này được cấp bởi cơ quan nhà nước nhằm cho phép tất cả những người làm việc trong ngành Y được hoạt động hợp pháp trên toàn đất nước Việt Nam, kể cả cá nhân là người nước ngoài.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y mới nhất hiện nay

Thu Kiều (Hà Nội) có câu hỏi: Thưa luật sư, em trai tôi đang chuẩn bị tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và cũng có ý định sau này sẽ làm việc trong ngành Y. Nhưng tôi nghe nói là để được làm việc trong ngành Y thì phải có chứng chỉ hành nghề đúng không ạ? Nếu đúng là như vậy thì luật sư cho em hỏi điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y tại Việt Nam bây giờ như thế nào ạ? Có những quy định gì và cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì để xin cấp chứng chỉ hành nghề ạ? Cảm ơn luật sư rất nhiều!”

>>> Tư vấn về thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần, gọi ngay 1900.6174

Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề Y Dược

Đối với các ngành Hộ sinh, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Để đáp ứng đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y sau khi tốt nghiệp các ngành này, sinh viên cần phải hội tụ đủ những yếu tố sau:

Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định: Xác nhận quá trình thực hành

Những người có văn bằng chuyên môn liên quan đến lĩnh vực y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam thì trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ phải qua thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) Đối với bác sĩ: 18 tháng thực hành ở các bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây được gọi chung là bệnh viện);

b) Đối với y sỹ: 12 tháng thực hành ở bệnh viện;

c) 09 tháng thực hành ở bệnh viện có khoa phụ sản hoặc ở các nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp làm điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần phải có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho những người đã từng thực hành tại cơ sở của mình, có bao gồm cả nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Thời gian thực hành để có thể đáp ứng đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y Dược

Đối với ngành Dược

Sinh viên sau khi đã tốt nghiệp xong ngành Dược hoặc cao đẳng Dược để được cấp chứng chỉ hành nghề thì sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Điều 13 Luật Dược 2016 như sau:

Điều kiện đối với những người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của các cơ sở bán buôn thuốc hay nguyên liệu làm thuốc (Điều 16)

– Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có bằng đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Đối với cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm: phải có một trong các văn bằng (đại học ngành dược, đại học ngành y đa khoa, đại học ngành sinh học) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (đại học ngành dược; đại học, trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc đại học, trung cấp ngành dược cổ truyền hoặc Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2017) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc (Điều 18)

– Đối với nhà thuốc: phải có bằng đại học dược (dược sỹ) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Đối với quầy thuốc: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược) và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Đối với tủ thuốc trạm y tế xã: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược; văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược) và có và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nếu không có người đáp ứng văn bằng này thì có thể chấp nhận Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ngành y.

– Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược; đại học, trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc đại học, trung cấp ngành dược cổ truyền; Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2017).

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y không chỉ là đạt đủ thời gian thực hành tại các cơ sở y tế hay cơ sở dược mà sinh viên còn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để gửi lên Sở Y tế đang công tác xin cấp chứng chỉ hành nghề:

– Bản sao của văn bằng chuyên môn có chứng thực;

– Bản chính hoặc bản sao của Giấy chứng nhận sức khỏe có chứng thực;

– 02 ảnh chân dung kích cỡ 4 cm x 6 cm, đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo Mẫu 02 Phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP;

– Bản chính hoặc bản sao của giấy xác nhận kết quả thi có chứng thực do cơ sở tổ chức thi đã được quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP cấp đối với những trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi;

– Bản chính hoặc bản sao của Giấy xác nhận thời gian thực hành có chứng thực theo quy định tại Mẫu 03 Phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP;

– Đối với những trường hợp là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ thì sẽ cần phải có các tài liệu chứng minh về việc đáp ứng đủ các yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ.

Bạn cần lưu ý rằng đối với các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì sẽ cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật. Các giấy tờ này cũng phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng đúng theo quy định.

Thời gian thực hành tại các cơ sở y tế hay cơ sở dược phù hợp với từng đối tượng được sẽ được xác định bằng thời gian bắt đầu học tập, công tác cho đến thời điểm mà cơ sở y tế, cơ sở dược cấp cho Giấy xác nhận thời gian thực hành. Điều này có nghĩa là bạn cần phải có chứng minh được về thời gian thực hành tại bệnh viện này bằng giấy xác nhận thời gian đã thực hành tại bệnh viện kèm theo hợp đồng tham gia đóng bảo hiểm.
Nếu sinh viên không tham gia công tác, học tập và thực hành tại cơ sở y tế, cơ sở dược phù hợp đủ thời gian quy định thì sẽ không đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y

Chị Thư (Quảng Trị) có câu hỏi:Thưa luật sư, tôi là điều dưỡng đa khoa tốt nghiệp đến nay đã được 2 năm và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Trị. Hiện tôi đang học việc tại bệnh đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế đã được 9 tháng. Mục đích của tôi đi học việc là để lấy chứng chỉ hành nghề.

Nay tôi đã hoàn thành thời gian thực tập và đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế lại trả lời tôi rằng “Không cấp chứng chỉ hành nghề cho người có hộ khẩu ngoài tỉnh”. Trước đó tôi có đi học việc ở bệnh viện mà đã có sự đồng ý bằng văn bản và có chữ ký của giám đốc sở. Vậy xin hỏi Luật sư, trường hợp của tôi liệu có được sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cấp chứng chỉ hành nghề hay không ạ? Và nếu được thì tôi sẽ cần phải làm hồ sơ, thủ tục gì? Cảm ơn luật sư!”

Tư vấn thủ tục thừa kế bất động sản, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, với trường hợp của bạn Tổng đài pháp luật tư vấn như sau:

1. Dựa vào Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì đến nay vẫn chưa hề có quy định nào về việc hộ khẩu ngoài tỉnh hay trong tỉnh mới được học chứng chỉ hành nghề. Do đó bạn hoàn toàn có quyền được học tại bất kỳ đâu và khi đã đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành cấp chứng chỉ hành nghề cho bạn.

Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận là lương y;

c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Toà án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

2. Hồ sơ và thủ tục cần chuẩn bị để xin cấp chứng chỉ hành nghề:

Về những hồ sơ và thủ tục mà bạn cần phải chuẩn bị để xin cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại các điều luật sau:

Điều 27. Hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

c) Văn bản xác nhận quá trình thực hành;

d) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;

đ) Phiếu lý lịch tư pháp;

e) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.”

“Điều 28. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 27 của Luật này được nộp cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặc Sở Y tế.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xây dựng các tiêu chuẩn công nhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục và điều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định nội dung, hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếng Việt thành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội – nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.”

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y

Một số câu hỏi có liên quan về chứng chỉ hành nghề y

Thời gian làm việc của người hành nghề khám bệnh chữa bệnh

Anh Nam (Hà Nội) có câu hỏi:Chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề về thời gian hành nghề này với ạ. Tôi đã làm thủ tục để xin cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh cho cơ sở. Vậy luật sư cho tôi hỏi là thời gian làm việc đối với người hành nghề hiện nay có gì thay đổi hay không ạ? Cảm ơn luật sư rất nhiều ạ!”

>>> Tư vấn các thủ tục công nhận thuận tình ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo như bạn trình bày, hiện bạn đang thắc mắc về vấn đề thời gian làm việc đối với người hành nghề khám chữa bệnh. Căn cứ pháp lý mà bạn có thể bạn áp dụng gồm:

+ Thông tư số 41/2011/TT-BYT

+ Thông tư số 41/2015/TT-BYT

Trước thời điểm ngày 1/1/2016 thời gian làm việc chưa được pháp luật quy định cụ thể mà chỉ mới nêu rõ người làm việc toàn thời gian là những người làm việc trong toàn bộ thời gian hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đã đăng ký, ví dụ:

+ Bệnh viện thường được cho phép đăng ký thời gian hoạt động là 24 giờ/ngày và 07 ngày/tuần, do đó người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện phải là người có thể làm việc đầy đủ thời gian hoạt động hành chính của bệnh viện không kể những ngày nghỉ, ngày lễ và không bao gồm thời gian trực;

+ Phòng khám đa khoa được cho phép đăng ký thời gian hoạt động từ 08h00 – 16h00 vào 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại phòng khám phải là người có thể làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 – 16h00 hàng ngày, không kể những ngày nghỉ, ngày lễ.

Tuy nhiên, kể từ sau ngày 1/1/2016, căn cứ theo quy định tại Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015, thời gian để làm việc được xác định là: người hành nghề được phép đăng ký thời gian làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh toàn thời gian hay một phần thời gian nhưng vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Người làm việc toàn thời gian sẽ phải là người làm việc liên tục được ít nhất 8 giờ/ngày trong thời gian hoạt động mà khi đó cơ sở khám, chữa bệnh đã đăng ký hoặc làm việc được đầy đủ thời gian mà cơ sở khám, chữa bệnh đó đăng ký hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh mà đăng ký hoạt động có thời gian ít hơn 8 giờ/ngày. Ví dụ:

– Cơ sở khám, chữa bệnh nếu đăng ký thời gian hoạt động là 24 giờ/ngày và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian ở bệnh viện sẽ phải là người làm việc được liên tục ít nhất 8 giờ/ngày và phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.

– Cơ sở khám, chữa bệnh nếu đăng ký thời gian hoạt động 09h00 – 16h00 và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian ở cơ sở khám, chữa bệnh sẽ phải là người làm việc được đầy đủ thời gian mà cơ sở đó đã đăng ký hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.

+ Người làm việc một phần thời gian là những người đăng ký làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh nhưng không làm được đủ thời gian nêu trên.

Nghề y không có giấy phép gây chết người thì bị xử lý kỷ luật Đảng viên không?

Hồng Minh (Đà Nẵng) có câu hỏi:Bạn tôi không có giấy phép hành nghề do không đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y nhưng có nhận chữa bệnh bỏng và bạn tôi hứa với gia đình bệnh nhân là sẽ chữa khỏi bệnh nhưng đáng tiếc là bệnh nhân không những không khỏi bệnh mà bệnh tình lại ngày càng nặng thêm. Cho đến khi gia đình của bệnh nhân đưa bệnh nhân đi bệnh viện được khoảng 6 ngày thì bệnh nhân đã tử vong. Bạn tôi hiện đã bị xử phạt hành chính không có giấy phép hành nghề với mức phạt là 35.000.000. Vậy xin hỏi luật sư bạn tôi có bị xử lý kỷ luật đảng hay không?”

>>> Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn:

Thông thường, hành vi khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với những hành vi vi phạm hành chính thông thường và không gây ra hậu quả quá nặng nề, nhưng thực tế trường hợp bạn đang trao đổi lại gây ra hậu quả nghiêm trọng đó là bệnh nhân mà bạn của bạn chữa trị đã bị tử vong. Do đó, trường hợp này đang có dấu hiệu của hình sự và bạn của bạn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tại Điều 128 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.“

Bên cạnh đó, theo quy định Xử lý kỷ luật đảng viên về việc vi phạm Quyết định 181-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương thì tại khoản 5 Điều 2 có quy định:

“Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.”

Nếu bạn của bạn mà bị pháp luật truy cứu trách nhiệm về tội vô ý làm chết người thì sẽ chỉ có một hình phạt duy nhất đó là phạt tù. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu là đảng viên thì bạn của bạn cũng sẽ bị xử lý kỷ luật là khai trừ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Y mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bảo hiểm xã hội cần được giải đáp, đừng ngại nhấc máy lên liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 của chúng tôi để được những luật sư hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất!