Đơn khiếu nại tiền nước được lập khi việc tính tiền nước cho người dân không hợp lý hoặc bị sai và việc khiếu nại có khả năng xảy ra. Vậy cụ thể đây là đơn gì? Nội dung của đơn bao gồm những gì? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về nội dung đơn khiếu nại tiền nước. Gọi ngay: 1900.6174
Đơn khiếu nại tiền nước là gì?
Hiện nay, khi sử dụng nước, người dân mỗi tháng sẽ phải đóng một số tiền theo khối lượng nước đã sử dụng để duy trì quá trình sử dụng của mình. Tuy nhiên, có một số trường hợp xảy ra, khiến tiền nước người dân phải đóng không đúng với khối lượng nước đã sử dụng hoặc xảy ra bất kỳ vấn đề nào liên quan tới tiền nước và gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân.
Theo đó, việc thực hiện khiếu nại về vấn đề tiền nước xảy ra để đảm bảo quyền lợi. Và để thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại sẽ cần chuẩn bị đơn khiếu nại. Vậy cụ thể, đơn khiếu nại tiền nước là gì?
Trước hết, cần phải hiểu khiếu nại là gì? Các vấn đề về khiếu nại được quy định chi tiết tại Luật Khiếu nại 2011 và được giải thích cụ thể tại Điều 2 Luật khiếu nại. Khiếu nại là khi một bên đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là đang trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
Như vậy, khiếu nại tiền nước chính là việc người khiếu nại nhận thấy giấy thu tiền nước hoặc bất kỳ một quyết định hay hành vi nào chứng tỏ tiền nước đang thu sai, thu không đúng và đang xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền thực hiện việc khiếu nại.
Từ các nội dung được giải thích ở trên, vậy thì, có thể hiểu đơn khiếu nại tiền nước chính là đơn được người khiếu nại hoặc một cá nhân khác được người khiếu nại nhờ lập ra để ghi chép về việc khiếu nại tiền nước. Sau đó, được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết về việc khiếu nại tiền nước.
Nội dung ở trên giúp bạn hiểu hơn về đơn khiếu nại tiền nước cụ thể là như thế nào, để khi có nhu cầu thực hiện việc khiếu nại có thể hiểu rõ bản chất của nó.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về đơn khiếu nại tiền nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu đơn khiếu nại tiền nước
Dưới đây là mẫu đơn mẫu đơn khiếu nại tiền nước, mời bạn đọc tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-
……, ngày … tháng … năm……
ĐƠN XIN KHIẾU NẠI TIỀN NƯỚC SINH HOẠT
(V/v : Tính sai tiền nước sinh hoạt cho hộ gia đình)
Căn cứ :
– Luật khiếu nại 2011;
– Nghị định 117/2007 NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Kính gửi: – Công ty/ Xí nghiệp KD nước ……
– Ông/bà: ……………..Giám đốc xí nghiệp kinh doanh nước sạch … hoặc Giám đốc công ty cổ phần SXKD nước sạch số…
Người khiếu nại: ……………………………… Sinh năm: …………….
CMND số : ………………… Ngày cấp : ………………………….. Tại : ………………………
Địa chỉ thường trú : …………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………….
Là ……………….. sử dụng nước tại địa chỉ ………………………………………………………….
Nội dung khiếu nại:
Tôi xin trình bày với quý Công ty sự việc như sau:
(Nội dung sự việc dẫn đến khiếu nại)
……………………………………………………………………………………………………………………
(Ví dụ : Gia đình tôi có kí hợp đồng và sử dụng nước củaCông ty kinh doanh nước sạch ……….từ tháng 11/2015 đến nay. Từ trước đến nay, gia đình tôi rất hài lòng về chất lượng nước cũng như phương thức cấp nước của quý công ty. Nhưng cho đến tháng gần đây gia đình tôi nhận thấy hóa đơn tiền nước theo tháng tăng đột biến và gấp nhiều lần so với những tháng trước đó, trong khi gia đình tôi vẫn sử dụng nước như bình thường. Việc này ảnh hưởng lớn đến chi phí sinh hoạt chung của gia đình tôi hiện nay.)
Dựa theo khoản 5 Điều 48 của Nghị định 117/2007 NĐ-CP có quy định :
“Điều 48. Thanh toán tiền nước
…
5.Khách hàng sử dụng nước có quyền yêu cầu đơn vị cấp nước xem xét lại số tiền nước phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của khách hàng sử dụng nước, đơn vị cấp nước có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 15 ngày làm việc. …..”
Do đó, tôi đại diện cho gia đình khiếu nại về việc đo lường, tính tiền nước và đề nghị công ty kiểm tra thiết bị đo đạc sử dụng nước và tính toán lại hóa đơn tiền nước cho gia đình tôi.
Kính mong quý Công ty xem xét, giải quyết để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp cho gia đình tôi.
Xin chân thành cám ơn!
Tài liệu kèm theo:
– Hóa đơn tiền điện tháng …. – Các Hóa đơn tiền điện các tháng gần nhất (nếu có) …. |
Hướng dẫn viết Đơn khiếu nại tiền nước
Để thực hiện việc khiếu nại tiền nước, người khiếu nại trước khi thực hiện việc khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì cần phải viết đơn khiếu nại. Đơn khiếu nại tiền nước là một giấy tờ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu nại. Do đó, việc soạn đơn đúng và đủ nội dung cần phải lưu ý rõ ràng. Và những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp đơn giản hóa quá trình viết đơn khiếu nại tiền nước cũng như hạn chế sự sai sót trong quá trình soạn thảo đơn. Theo đó:
– Khi soạn đơn, cần ghi chủ thể nhận đơn, là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại. Bởi có nhiều chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ xác định chủ thể cụ thể nào sẽ giải quyết việc khiếu nại. Và phần này sẽ được trình bày trong phần “Kính gửi:…..”;
– Dưới tên Đơn khiếu nại cần ghi rõ nội dung rằng người khiếu nại đang muốn khiếu nại về vấn đề gì. Chỉ cần ghi ngắn gọn, tóm tắt mà không cần phải ghi rõ, chi tiết nội dung, bởi phần này chỉ giúp thể hiện cho người nhận đơn biết người khiếu nại đang muốn khiếu nại về vấn đề gì. Được trình bày trong phần “V/v:……..”;
– Cần thực hiện việc dẫn chiếu các văn bản pháp luật, các văn bản có liên quan đến nội dung khiếu nại, có liên quan đến vấn đề khiếu nại. Phần này thể hiện rằng, người khiếu nại đã dựa vào những cơ sở nào để cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm và do đó đã thực hiện việc khiếu nại. Được thể hiện trong phần “Căn cứ:……”;
– Chủ thể viết đơn khiếu nại cần lưu ý là phải ghi đầy đủ và đúng các thông tin cá nhân của người khiếu nại như họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ,…;
– Sau phần thông tin cá nhân, người khiếu nại cần trình bày cụ thể nội dung khiếu nại, sự việc cần được cơ quan thẩm quyền giải quyết;
– Ở cuối đơn, kèm theo cam kết của người khiếu nại rằng toàn bộ các thông tin trong đơn khiếu nại là đúng và người khiếu nại sẽ ký tên ở cuối đơn.
Về hình thức của đơn, đơn khiếu nại có thể được người khiếu nại viết tay hoặc đánh máy.
Theo đó, khi viết đơn khiếu nại, người khiếu nại cần trình bày đầy đủ tất cả các nội dung đã được hướng dẫn như trên. Đồng thời, các nội dung khi trình bày trong đơn phải chính xác, không nên có sự gian dối trong nội dung.
>>>Luật sư hướng dẫn miễn phí cách viết đơn khiếu nại tính sai tiền nước? Gọi ngay: 1900.6174
Trình tự khiếu nại được quy định như thế nào?
Trình tự khiếu nại được đặt ra để đảm bảo quá trình khiếu nại khi được thực hiện sẽ có sự đảm bảo về quyền lợi của người khiếu nại. Tránh trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại làm việc theo cảm tính, tuỳ vào từng trường hợp mà giải quyết việc khiếu nại theo từng thủ tục khác nhau. Ngoài ra, việc giải quyết khiếu nại theo trình tự cũng giúp người khiếu nại nắm rõ được quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại cũng như các thông tin giải quyết. Do đó, sau khi người khiếu nại đã chuẩn bị đầy đủ đơn khiếu nại, thì cần nắm rõ các trình tự, thủ tục khiếu nại dưới đây:
Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Hình thức khiếu nại sẽ bao gồm hai hình thức là khiếu nại trực tiếp và nộp đơn khiếu nại. Sau khi thực hiện xong thủ tục này, thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ thụ lý giải quyết vụ việc. Tuỳ vào vụ việc cụ thể để xác định chính xác chủ thể nào sẽ có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại. Và các chủ thể có thẩm quyền giải quyết được quy định cụ thể từ Điều 17 đến Điều 26 Luật khiếu nại.
Sau khi xác định được chủ thể có thẩm quyền và đã xem xét việc khiếu nại đó không thuộc vào các trường hợp không được thụ lý giải quyết được quy định tại Điều 11 Luật khiếu nại thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phải tiến hành thụ lý và thông báo cho người khiếu nại biết, đối với trường hợp không thụ lý thì cần phải nêu lý do bằng văn bản cho người khiếu nại biết lý do không thụ lý.
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại
Sau khi tiến hành thụ lý vụ việc khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phải tiến hành kiểm tra lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được ban hành hoặc đã thực hiện có đúng hay không. Nếu khiếu nại đúng thì sẽ người có thẩm quyền giải quyết cần phải ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
Trường hợp chưa có cơ sở để kết luận thì người có thẩm quyền sẽ tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết vụ việc.
Bước 3: Tổ chức đối thoại
Trong quá trình giải quyết việc khiếu nại, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu nại hoặc khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trên đây là quy trình các bước khi giải quyết việc khiếu nại, người khiếu nại nên lưu ý là cần nắm rõ các thủ tục trên để đảm bảo quá trình giải quyết việc khiếu nại của mình, đảm bảo chính quyền lợi cho bản thân.
>>>Xem thêm: Đơn khiếu nại đền bù đất đai là gì? Mẫu đơn mới nhất hiện nay?
Thời hiệu khiếu nại là bao lâu?
Thời hiệu được đặt ra đối với việc khiếu nại là bởi khiếu nại là có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người khiếu nại. Do đó, pháp luật đặt ra thời hạn khiếu nại để người khiếu nại khi biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì sẽ phải ngay lập tức thực hiện việc khiếu nại trước khi kết thúc thời gian khiếu nại.
Do đó, người khiếu nại cần nắm rõ thời hiệu khiếu nại sẽ là bao lâu để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp thực hiện việc khiếu nại thì thời hiệu khiếu nại đã hết, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chính quyền lợi của người khiếu nại. Vậy, thời hiệu khiếu nại là bao lâu?
Cụ thể về thời hiệu, được quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại, theo đó, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là khi người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại quá thời hạn trên, nhưng có lý do như vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể thực hiện việc khiếu nại trong đúng thời hạn quy định, thì những thời gian có trở ngại đó sẽ không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Tuy nhiên, nếu không thuộc vào các trường hợp trên, không có lý do chính đáng cho việc khiếu nại quá thời hạn thì khi người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại quá thời hạn trên thì việc khiếu nại có thể sẽ không được giải quyết.
Do đó, người khiếu nại sẽ cần phải lưu ý thời hiệu khiếu nại để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về thời hiệu khiếu nại? Gọi ngay: 1900.6174
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không chỉ là một chủ thể nhất định mà sẽ tuỳ theo từng trường hợp, từng vụ việc khiếu nại cụ thể thì khi đó mới có thể xác định được chính xác chủ thể nào sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu nại. Do đó, khi người khiếu nại nộp đơn khiếu nại, cần phải xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại để nộp đơn khiếu nại cho đúng chủ thể.
Bởi việc nộp đơn khiếu nại đến đúng chủ thể sẽ giúp đảm bảo đơn khiếu nại của người khiếu nại sẽ được thụ lý nhanh chóng, qua đó cũng giúp đảm bảo quyền lợi cho chính người khiếu nại.
Đối với khiếu nại lần đầu, chủ thể có thẩm quyền giải quyết được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật khiếu nại. Và sau khi khiếu nại lần đầu đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với nội dung giải quyết hoặc là chưa được giải quyết thì có thể khiếu nại lần hai. Và tại lần khiếu nại lần 2, chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu;
– Giám đốc sở và cấp tương đương đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu;
– Bộ trưởng đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu.
Có thể hiểu đơn giản hơn về chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Việc xác định đúng chủ thể có thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, điều này giúp việc khiếu nại của người khiếu nại được nhanh chóng giải quyết và đảm bảo quyền lợi hơn là khi khiếu nại sai chủ thể.
>>>Xem thêm: Đơn khiếu nại điện lực là gì? Cách viết đơn đúng theo quy định pháp luật
Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Đơn khiếu nại tiền nước. Với những nội dung được trình bày trong bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |