Đứng tên sổ đỏ cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Có thể đứng tên nhiều sổ đỏ được không? Thủ tục xin được đứng tên sổ đỏ như thế nào? Các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề cấp sổ đỏ luôn là một vấn đề phức tạp, gặp nhiều vướng mắc trên thực tế. Do đó bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi tìm hiểu những quy định liên quan đến vấn đề đứng tên sổ đỏ. Mọi vướng mắc về vấn đề trên, vui lòng kết nối ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất.
Quyền của người đứng tên sổ đỏ theo quy định pháp luật
>> Quy định pháp luật về quyền của người đứng tên sổ đỏ, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền của người đứng tên sổ đỏ bao gồm các quyền sau:
Quyền chung của người sử dụng đất:
Điều 166 Luật đất đai 2013 có quy định về các quyền chung của người đứng tên sổ đỏ, bao gồm:
– Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Được hưởng các thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất
– Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
– Quyền được hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
– Quyền được bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai
– Quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định
– Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
Người đứng tên sổ đỏ còn có các quyền giao dịch về đất như sau:
– Quyền giao dịch về đất được quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013 chẳng hạn như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp…
– Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013
Nếu muốn biết rõ hơn về quyền cũng như nghĩa vụ của mình đối với mảnh đất mình đang đứng tên, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định pháp luật mới nhất 2022
Điều kiện đứng tên sổ đỏ được quy định như thế nào?
>> Hiểu rõ hơn về điều kiện để được đứng tên sổ đỏ, gọi ngay 1900.6174
Vấn đề quy định pháp luật về người đứng tên sổ đỏ sẽ được thực hiện theo những quy định tại Điều 98 Luật đất đai 2013 và còn tuân theo những quy định chung tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể bao gồm:
– Điều kiện về độ tuổi
Pháp luật đất đai hiện hành không có những quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên sổ đỏ. Do đó độ tuổi của người đứng tên trên sổ đỏ có thể bị giới hạn bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Chẳng hạn như một đứa trẻ có thể được đứng tên sổ đỏ nhưng cần có người đại diện theo pháp luật của đứa trẻ đó đại diện.
– Trường hợp một mảnh đất có chung quyền sử dụng đất cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng của tất cả người này bằng cách ghi đầy đủ tên của các đồng sở hữu và cấp cho mỗi người một sổ. Trường hợp có người đại diện sẽ cấp 1 sổ cho người đại diện.
– Trường hợp mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng khi ấy tài sản chung của vợ chồng sẽ được ghi đầy đủ họ tên của cả hai chỉ trừ trường hợp vợ chồng chỉ thỏa thuận ghi tên 1 người.
– Một người có quyền được đứng tên trên nhiều sổ đỏ và không bị hạn chế về giá trị của các mảnh đất được đứng tên
– Việc nhờ người khác đứng tên hộ nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như che dấu tài sản hoặc các hoạt động chuyển dịch khác…theo quy định sẽ không được Nhà nước công nhận.
Để hiểu rõ hơn trường hợp của mình có đủ điều kiện được đứng tên sổ đỏ hay không, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Sổ đỏ lâu dài theo quy định của pháp luật [MỚI NHẤT]
Nguyên tắc ghi nhận đứng tên sổ đỏ của người sử dụng đất
>> Tư vấn miễn phí về các nguyên tắc ghi tên trên sổ đỏ theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất được quy định cụ thể tại Điều 98 Luật đất đai 2013 như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) sẽ được cấp theo từng thửa đất. Nếu người sử dụng đất sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã/ phường/ thị trấn mà có yêu cầu cũng được cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
– Nếu nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản gắn liền với đất Giấy chứng nhận sẽ phải ghi đầy đủ tên của những người đồng sở hữu và cấp cho mỗi người 1 Giấy chứng nhận. Nếu các đồng sở hữu có yêu cầu cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
– Người sử dụng đất sẽ được nhận Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Trong trường không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được nhận cấp Giấy chứng nhận ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào sổ đỏ chỉ trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người là người đại diện.
Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?
Người gốc Việt, có quốc tịch Việt Nam, đang định cư trong nước được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?
Chị Phương (Lào Cai) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Tôi năm nay 30 tuổi là công dân Việt Nam cũng đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, do điều kiện công việc khá tốt nên tôi đã mua cho mình được một miếng đất hiện mảnh đất này đã được cấp sổ đỏ đứng tên tôi.
Sắp tới tôi có ý định mua thêm một mảnh đất mới rộng hơn. Tuy nhiên tôi đang băn khoăn liệu không biết một người có được đứng tên trên nhiều sổ đỏ hay không hay tôi phải nhờ người khác đứng tên hộ. Vậy mong Luật sư giải đáp cho tôi những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí quy định người đứng tên sổ đỏ, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn đất đai trả lời:
Chào chị Phương, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng đài Pháp Luật. Căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành cũng như những thông tin mà chị trình bày bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho thắc mắc của chị như sau:
Tại Điều 205 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về vấn đề Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng
“1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”
Đồng thời tại Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp sử dụng đất được cấp sổ đỏ cũng không có điều khoản cấm một người đứng tên trên nhiều sổ đỏ thuộc vào trường hợp cấm.
Như vậy căn cứ theo những quy định trên pháp luật về đất đai hiện hành không có quy định cấm hay hạn chế số lần đứng tên trên sổ đỏ của một người, do đó một người hoàn toàn có quyền đứng tên trên nhiều sổ đỏ khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế đất đai do Ủy ban nhân dân các cấp nơi có đất đại diện quản lý do đó việc có được đứng tên nhiều bất động sản là đất đai hay không sẽ phải nằm trong giới hạn nhất định của mỗi địa phương.
Nếu một người đã đạt ngưỡng giới hạn của địa phương nơi có bất động sản là đất đai lúc này người đó vẫn có thể mua đất ở địa phương khác nếu số lượng sổ đỏ sở hữu ở địa phương đó vẫn ở trong mức cho phép được sở hữu thêm đồng nghĩa với việc vẫn được đứng tên sổ đỏ.
Áp dụng trong trường hợp cụ thể của chị Phương ở trên như chị trình bày chị là công dân Việt Nam, cư trú và làm việc tại Việt Nam do đó việc chị đã đứng tên trên một sổ đỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến việc chị tiếp tục tự mình đứng tên trên cuốn sổ đỏ thứ hai.
Như chúng tôi trình bày bên trên pháp luật hiện hành không ngăn cấm một người đứng tên trên nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó chị hoàn toàn có quyền đứng tên trên nhiều sổ đỏ theo mong muốn của mình tuy nhiên chị cũng cần chú ý đến giới hạn về số lượng sổ đỏ tại địa phương chị mua đất.
Nếu muốn biết rõ hơn về điều kiện để được cùng đứng tên trên nhiều sổ đỏ theo quy định hiện hành, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.
Người nước ngoài được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?
Anh Lộc (Điện Biên) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Một người bạn của tôi là người nước ngoài, sắp tới sẽ về Việt Nam cư trú để thuận tiện cho công việc. Bạn tôi muốn mua một vài mảnh đất cũng như nhà đất ở Việt Nam một phần là để kinh doanh và cũng là để ở.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi bạn tôi là người nước ngoài theo quy định có được đứng tên trên sổ đỏ hay không và được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ? Mong Luật sư giải đáp cho tôi về những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí về quy định người nước ngoài đứng tên sổ đỏ, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Lộc, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc mà anh gặp phải như sau:
Tại Điều 5 Luật Đất Đai 2013 có quy định về các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm:
– Các tổ chức trong nước
– Các hộ gia đình, cá nhân trong nước
– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ
– Các cơ sở tôn giáo
– Các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ
– Những người Việt Nam định cư ở nước ngoài
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Như vậy, căn cứ theo quy định trên người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Đồng nghĩa với việc người nước ngoài sẽ thuộc đối tượng không được quyền đứng tên trên sổ đỏ (đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất).
Đồng thời tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 còn quy định trong trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài người nhận thừa kế sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhưng sẽ được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
Vậy nên, pháp luật hiện hành quy định người nước ngoài sẽ không được đứng tên trên sổ đỏ.
Như vậy, áp dụng trong trường hợp của anh Lộc ở trên, như anh trình bày bạn anh là người nước ngoài, có mong muốn được mua và đứng tên trên nhiều sổ đỏ tại Việt Nam.
Tuy nhiên pháp luật hiện hành không cho phép người nước ngoài có thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, do đó nếu mua đất tại Việt Nam bạn anh sẽ không được đứng tên trên bất cứ cuốn sổ đỏ nào.
Tuy nhiên mặc dù pháp luật hiện hành chưa cho phép cấp sổ đỏ cho người nước ngoài tuy nhiên tại khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở có quy định về các đối tượng nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong đó có trường hợp: “Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”.
Do đó thay vào việc không được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất pháp luật vẫn cho phép bạn anh Lộc là người nước ngoài được quyền mua căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở và được đứng tên trên sổ đỏ quyền sở hữu nhà ở.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về thủ tục đứng tên trên sổ hồng chung cư cho người nước ngoài, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?
Chị Ngát (Nam Định) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau:
Chị gái tôi trước đây có sang Mỹ du học, sau đó lấy chồng sinh con và hiện chị đã định cư hẳn bên Mỹ. Chị có ngỏ ý với tôi là chị muốn mua đất ở Việt Nam và tự đứng tên để giữ làm tài sản riêng.
Tuy nhiên hiện tôi không biết liệu chị tôi là Việt kiều Mỹ có thể được đứng tên sổ đỏ khi mua đất không và được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ? Vậy mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí người nước ngoài định cư ở nước ngoài đứng tên sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Ngát, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật.
Dựa trên những thông tin mà chị cung cấp bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc của chị như sau:
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”
Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 có quy định về các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất trong đó không bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vì vậy có thể thấy hiện nay chưa có quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đứng tên sổ đỏ.
Tuy nhiên tại điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 có quy định:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”
Như vậy căn cứ theo quy định trên người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Sổ đỏ được đứng tên chung tối đa bao nhiêu người?
Anh Hưng (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Tôi và hai người bạn là anh Thịnh và anh Tuấn là bạn học cùng cấp 3. Gần đây trong một lần gặp mặt tôi có nói hiện đang mong muốn có thể mua một mảnh đất tuy nhiên do điều kiện kinh tế chưa đủ nên cũng chưa biết giải quyết thế nào. Nghe tôi nói thế anh Thịnh có đề nghị muốn cùng tôi và anh Tuấn góp tiền cùng nhau mua một mảnh đất ở ngoại thành Hà Nội.
Nếu chúng tôi cùng mua số tiền mỗi người phải trả sẽ ít đi mà vẫn được sử dụng đất. Nhận thấy hợp lý nên tôi và anh Tuấn cũng đồng ý với đề nghị của anh Thịnh. Ba chúng tôi thống nhất sẽ cùng nhau đứng tên trên sổ đỏ để tránh xảy ra tranh chấp trong tương lai.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo quy định hiện hành sổ đỏ sẽ được đứng tên tối đa là bao nhiêu người? Ba chúng tôi có thể cùng nhau đứng tên được hay không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Sổ đỏ được đứng tên tối đa bao nhiêu người? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Hưng, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành cũng như những thông tin mà anh cung cấp ở trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho thắc mắc của anh như sau:
Theo quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Điều 98 Luật đất đai 2013 có quy định cụ thể:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Do đó theo nguyên tắc này, nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người chung tài sản gắn liền với đất sổ đỏ sẽ phải ghi đầy đủ tên của những người đồng sở hữu.
Điều này có nghĩa rằng pháp luật sẽ không có quy định giới hạn số lượng cụ thể là bao nhiêu người được người đứng tên sổ đỏ. Chỉ cần là người này có chung quyền sử dụng hợp pháp sẽ buộc phải ghi đầy đủ tên trong sổ đỏ theo quy định và dù có bao nhiêu người cũng phải được liệt kê đầy đủ trên sổ đỏ.
Như vậy, trong trường hợp của anh Hưng ở trên, như anh trình bày anh và hai người bạn là anh Thịnh và anh Tuấn có mong muốn được cùng nhau mua chung một mảnh đất và được cùng đứng tên trên sổ đỏ.
Như chúng tôi trình bày ở trên pháp luật hiện hành không có quy định giới hạn số lượng người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó việc anh và hai người bạn là đồng sở hữu mảnh đất hoàn toàn có quyền đứng tên cùng nhau trên sổ đỏ mảnh đất này.
Nếu muốn tìm hiểu về thủ tục đứng tên nhiều người trên sổ đỏ, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất.
Đứng tên sổ đỏ chung khi chưa đăng ký kết hôn được không?
Anh Toàn (Kiên Giang) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:
Tôi và Huệ có yêu nhau và chuyển về chung sống với nhau từ năm 2018 đến nay, tuy nhiên chúng tôi chưa có đăng ký kết hôn. Gần đây chúng tôi đang có mong muốn được cùng nhau mua chung một mảnh đất và cũng mong muốn cả hai đều được đứng tên trên sổ đỏ.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi và Huệ có được cùng đứng tên trên sổ đỏ khi chưa đăng ký kết hôn hay không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
Luật sư trả lời:
Chào anh Toàn, cảm ơn anh đã gửi những câu hỏi của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi. Dựa trên những thông tin mà anh trình bày bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc của anh như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 có quy định về các nguyên tắc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có quy định cụ thể nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên sổ đỏ tức giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ phải ghi đầy đủ tên của các đồng sở hữu đồng thời cấp cho mỗi người một bản. Trong trường hợp các đồng sở hữu có yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận cho một người đại diện.
Do đó, áp dụng vào trong trường hợp cụ thể của anh Toàn ở trên, như anh trình bày chị Huệ và anh có yêu nhau và hiện chung sống cùng nhau nhưng hai người chưa có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên theo quy định hiện hành việc việc chưa đăng ký kết hôn sẽ không làm ảnh hưởng đến việc cùng nhau đứng tên sổ đỏ. Vì vậy anh và chị Huệ vẫn có thể cùng đứng tên trên sổ đỏ như mong muốn mà không vi phạm các quy định của pháp luật.
Thủ tục đứng tên sổ đỏ như thế nào?
Chị Giang (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Tôi năm nay 30 tuổi và sắp tới có dự định sẽ kết hôn. Do gia đình chỉ có một mình tôi là con gái nên bố mẹ có cho tôi một mảnh đất làm tài sản riêng trước khi lấy chồng. Sắp tới tôi mong muốn sẽ được làm thủ tục đứng tên trên sổ đỏ riêng của mình.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi thủ tục để đứng tên trên sổ đỏ như thế nào? Tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để có thể được đứng tên trên sổ đỏ? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi những vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí thủ tục đứng tên sổ đỏ nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Giang, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc của cậu như sau:
Để đứng tên sổ đỏ cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT cá nhân nếu muốn đứng tên trên sổ đỏ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai Mẫu 09/ĐK
– Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.
– Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã được nhà nước cấp
– Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
– Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
Như vậy, trong trường hợp của chị Giang ở trên, nếu muốn được đứng tên trên sổ đỏ mảnh đất được bố mẹ tặng cho, chị cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cụ thể như sau:
– Đơn xin đăng ký biến động đất đai
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng/chứng thực
– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước
Nếu làm mất hoặc thiếu một trong các giấy tờ trên tuy nhiên không biết làm như thế nào, đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn giải quyết nhanh chóng nhất,
Thủ tục xin đứng tên sổ đỏ như thế nào?
Trình tự, thủ tục xin đứng tên sổ đỏ sẽ được thực hiện thông qua các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Cá nhân có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu
– Nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc văn phòng đăng ý quyền sử dụng đất cấp huyện đất đối với trường hợp địa phương chưa lập chi nhanh văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả của các thủ tục hành chính nộp tại bộ phận một cửa.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ người tiếp nhận có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận đồng thời viết và trả phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ cán bộ sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung
trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Trong bước này người dân chỉ cần chú ý các vấn đề sau:
– Khi nhận được thông báo của chi cục thuế hộ gia đình, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo
– Khi nộp tiền xong người dân cần giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Người dân sẽ chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.
Bước 4: Trả kết quả
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, để có thể có thể thực hiện thủ tục đứng tên trên sổ đỏ nhanh và ít tốn kém nhất chị Giang cần thực hiện theo đúng như các bước mà chúng tôi trình bày như trên. Nếu có bất cứ khó khăn nào trong quá trình thực hiện một trong các bước trên, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề đứng tên sổ đỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.