Giải phóng mặt bằng là gì? Những điều cần biết [Mới nhất 2024]

Giải phóng mặt bằng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người dân luôn lo lắng bồi thường sau khi giải phóng mặt bằng không thỏa đáng hay trong quá trình thực hiện thủ tục thu hồi đất xảy ra những sai sót. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu về những quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những quy định của pháp luật về các trường hợp thu hồi đất, điều kiện được nhận bồi thường khi thu hồi đất và quy trình giải phòng mặt bằng đúng quy định. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư!

>> Tư vấn quy định về Giải phòng mặt bằng, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-giai-phong-mat-bang

Giải phóng mặt bằng là gì?

 

>> Giải phóng mặt bằng là gì? Gọi ngay 1900.6174

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện những công việc liên quan đến việc di dời cây cối, nhà cửa, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần diện tích đất nhất định được quy hoạch cho việc mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng lên một công trình mới.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong các giải pháp then chốt phải thực hiện khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.

Trong mỗi một dự án quy hoạch, kế hoạch đô thị hay thu hồi đất nhằm phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng của Nhà nước thì việc vận động người dân giải phóng, thu hồi mặt bằng luôn là điều quan trọng nhất. Việc này phải đảm bảo đầy đủ lợi ích cho người dân khi di dời cũng như có chỗ để người dân tái định cư.

Giải phóng mặt bằng là một quá trình rất phức tạp và cần phải có sự cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân. Nếu vấn đề này không được giải quyết một cách khéo léo và triệt để sẽ dẫn tới việc tranh chấp kéo dài.

Giải phóng mặt bằng tiếng Anh là Clearance.

Việc giải phóng, thu hồi mặt bằng này sẽ được diễn ra khi cơ quan Nhà nước thẩm quyền đưa ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp:

– Thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất và có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, Tổng Đài Pháp Luật tự hào là đơn vị tư vấn pháp ly được nhiều người dân trên cả nước tin tưởng và lựa chọn. Tổng đài chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn như: tư vấn luật đất đai, tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự,… Mọi vướng mắc liên quan đến cấc vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

 

cac-truong-hop-thu-hoi-dat-de-giai-phong-mat-bang

Các trường hợp thu hồi đất để giải phóng mặt bằng

 

>> Tư vấn chi tiết về các trường hợp thu hồi đất để giải phóng mặt bằng hiện nay, Gọi ngay 1900.6174

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền muốn tiến hành thu hồi đất đai để giải phóng, thu hồi mặt bằng bắt buộc phải thuộc một trong hai trường hợp như sau:

–  Thứ nhất, thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng (Theo Điều 61 Luật Đất đai 2013).

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng trong các trường hợp sau đây:

Làm trụ sở làm việc, nơi đóng quân; Xây dựng căn cứ quân sự; Xây dựng các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về an ninh, quốc phòng; Xây dựng ga, cảng quân sự; Xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, thể thao, văn hóa phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; Làm trường bắn, thao trường, bãi hủy vũ khí, bãi thử vũ khí; Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, nhà an dưỡng, bệnh viện, của lực lượng vũ trang nhân dân; Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; Xây dựng các cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý.

– Thứ hai, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích công cộng, quốc gia (theo Điều 62 Luật Đất đai năm 2013).

+ Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất đai;

+ Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất; khu đô thị mới, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Dự án xây dựng trụ sở của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao cơ quan nhà nước; công trình di tích lịch sử

+ văn hóa, các danh lam thắng cảnh được xếp hạng, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công viên, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia bao gồm giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa khí đốt, xăng dầu; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

+ Thực hiện dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

Dự án xây dựng các trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, tượng đài, bia tưởng niệm, công viên, quảng trường, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; các công trình thu gom, xử lý chất thải; Dự án xây dựng công trình phục vụ cho mục đích sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; các dự án tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở cho sinh viên; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu thể thao, văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ mục đích công cộng; chợ; nghĩa địa, nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Dự án xây dựng khu nông thôn mới, khu dân cư đô thị mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu chế biến, sản xuất nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; các dự án phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu mục đích xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có tài nguyên khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

– Thứ ba, thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất đai theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Theo Điều 65 Luật Đất đai năm 2013) gồm: Thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và thu hồi đất ở có nguy cơ sụt lún, sạt lở, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác có đe dọa tính mạng con người.

>> Xem thêm: Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp nào? Quy định mới 2022

Điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường

 

>> Điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường là gì? Gọi ngay 1900.6174

Cá nhân sử dụng đất được bồi thường khi có đủ các điều kiện được bồi thường được quy định căn cứ tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích của quốc gia, công cộng:

– Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 này mà chưa được cấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, cộng đồng dân cư, đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước cho thuê, giao và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp.

>> Xem thêm: Giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất – Mới nhất năm 2022

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thực hiện việc giải phóng mặt bằng

 

Chị Mai Hoa (Yên Bái) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong được hỗ trợ, giải đáp như sau:

Năm 2018, vợ chồng tôi có mua một mảnh đất nông nghiệp rộng 150m2 từ một người quen. Đến năm 2022 này, mảnh đất này thuộc thửa diện thu hồi, giải phóng mặt bằng quy hoạch của nhà nước. Vậy Luật sư, trong trường hợp này, khi nhà nước thực hiện việc giải phóng mặt bằng thì vợ chồng tôi có các quyền và nghĩa vụ gì? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư phản hồi thắc mắc.”

 

>> Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thực hiện việc giải phóng mặt bằng năm 2022, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Mai Hoa! Cảm ơn chị Mai Hoa đã tin tưởng và sử dụng dich vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã phân tích và đưa ra phần giải đáp như sau:

Khi Nhà nước có thông báo, quyết định giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai, người sử dụng đất nếu đáp ứng đủ điều kiện được bồi thường quy định theo tại Điều 75 Luật đất đai năm 2013 có quyền được hưởng bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Phương án bồi thường này sẽ dựa vào diện tích thu hồi và loại đất thu hồi là gì được quy định cụ thể tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Nếu không có đất để bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do cơ quan UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

– Vợ chồng chị có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng, thu hồi mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định lại diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập các

– Vợ chồng chị phải bàn giao đất được giải phóng mặt bằng cho các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Trường hợp vợ chồng chị có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng đã không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng, thu hồi mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, trên đây là phần giải đáp thắc mắc của Tổng Đài Pháp Luật về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi có quyết định thu hồi, giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, vợ chồng chị Mai Hoa có các quyền và nghĩa vụ nêu trên. Trong trường hợp, nếu chị thấy các quyền lợi hay nghĩa vụ của chị bị xâm hại khi cơ quan Nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng đất, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp theo quy định pháp luật như thế nào?

quy-trinh-giai-phong-mat-bang

 

Quy trình giải phóng mặt bằng

 

>> Tư vấn chi tiết về quy trình giải phóng mặt bằng? Gọi ngay 1900.6174

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất với cá nhân bị thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất phải gửi đến từng cá nhân có đất bị thu hồi, họp phổ biến tới công dân cũng như thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp xã. Sau khi đã áp dụng đúng thủ tục nói trên, nếu cá nhân sử dụng đất trong khu vực bị thu hồi đồng ý thì cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể ra quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết ngày theo như quy định thông báo thu hồi đất.

– Bước 2: Thu hồi đất

Cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,.

Đối với đất của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thuộc thẩm quyền của cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất đối với trường hợp đất thu hồi có cả tổ chức và cá nhân, hộ gia đình, đang sử dụng đất.

– Bước 3: Kiểm kê đất đai và tài sản có trên đất

Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng, thu hồi mặt bằng thực hiện việc khảo sát, điều tra, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nếu như cá nhân sử dụng đất không phối hợp, sẽ do cơ quan Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện các công việc vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Sau 10 ngày nếu như không thuyết phục được thì chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người sử dụng đất không thực hiện, sẽ thực hiện kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện hoạt động cưỡng chế (Điều 70 Luật Đất đai 2013).

– Bước 4: Lập phương án bồi thường và tái định cư

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường và giải phòng, thu hồi mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng cá nhân, hộ gia đình tổ chức bị thu hồi đất, dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp và áp giá trính giá trị bồi thường về đất đai, tài sản trên đất.

– Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân

Trong quy trình bồi thường giải phóng, thu hồi mặt bằng thì việc tổ chức lấy ý kiến của người dân được coi là bước khó khăn nhất. Tất cả các ý kiến của người dân sẽ được đối thoại trực tiếp và các đơn vị có trách nhiệm bồi thường sẽ phải đưa ra những thỏa thuận hợp lý để người dân chấp nhận phương án bồi thường.

– Bước 6: Hoàn chỉnh phương án

Trên cơ sở các đóng góp ý kiến của các đối tượng có đất đai bị thu hồi, đại diện chính quyền, đoàn thể tại cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình lên cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Bước 7: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức thực hiện

Việc quyết định thu hồi đất sẽ được áp dụng tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền thu hồi đất. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng, thu hồi mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại UBND xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư. Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã phê duyệt. Nếu như cá nhân sử dụng đất thuộc diện tích đất bị thu hồi không hợp tác, cần triển khai các công tác giải thích, thuyết phục, thậm chí cưỡng chế nếu không chấp hành.

– Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường

Căn cứ theo Điều 93 Luật Đất đai 2013 quy đinh về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

– Bước 9: Bàn giao mặt bằng và cưỡng chế thu hồi đất

Sau khi nhận xong tiền bồi thường đúng theo quy định pháp luật, thì các cá nhân sẽ tiến hành giao mặt bằng sạch cho các chủ đầu tư. Nếu như trong quá trình bàn giao mặt bằng này mà cá nhân người sử dụng đất không giao đất, thì sẽ tiến hành việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013.

Chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng

 

>> Chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng là ai? Luật sư giải đáp 1900.6174

Thông qua các quy định pháp luật hiện hành, có thể thấy chủ thể chịu trách nhiệm việc giải phóng mặt bằng không chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà còn có các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng, thu hồi mặt bằng được quy định tại Điều 68 Luật đất đai 2013 bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị giải phóng, thu hồi mặt bằng.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng, thu hồi mặt bằng có các trách nhiệm sau:

– Lập các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có thửa đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có thửa đất thu hồi. Đồng thời việc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có thửa đất thu hồi.

– Trường hợp cá nhân có đất thu hồi không bàn giao đất cho các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có thửa đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để cá nhân có đất thu hồi thực hiện.

– Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Kết luận: Giải phóng mặt bằng là một trong các bước cơ bản, bắt buộc phải có khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,….. Nên việc nắm rõ các quy trình về giải phóng mặt bằng sẽ giúp cho cả người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2013 quy định.

 

Một số yếu tố quan trọng liên quan đến giải phóng mặt bằng

 

>> Luật sư tư vấn một số yếu tố quan trọng liên quan đến giải phóng mặt bằng? Gọi ngay 1900.6174

Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân là cơ sở chính xác về mặt pháp lý. Do đó, đây được xem là một yếu tố tiên quyết trong việc đảm bảo trọn vẹn lợi ích của người dân trong quá trình thu hồi, giải phóng mặt bằng. Khi đã làm rõ được nguồn gốc thửa đất, đo đạc chính xác diện tích thửa đất thì việc xác định giá trị tài sản trong việc bồi thường này sẽ thuận lợi hơn cho người dân rất nhiều.

Kế hoạch sử dụng đất

Trong quá trình phát triển, tái cơ cấu lại đô thị thì có một kế hoạch sử dụng đất chi tiết là một yếu tố quan trọng góp phần gây tránh lãng phí quỹ đất. Ngoài ra, việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý sẽ giúp cho nền kinh tế xã hội đi lên.

Các chính sách đất đai

Đất đai luôn là đối tượng quản lý phức tạp, do nó luôn biến động theo sự phát triển của kinh tế. Tại những dự án quy hoạch sử dụng đất thì các chính sách về đất đai luôn là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải phóng mặt bằng. Đối với mỗi dự án khác nhau thì việc áp dụng chính sách về đất đai cũng cần thay đổi sao cho phù hợp với tính chất của từng dự án này.

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến giải phóng mặt bằng. Hy vọng thông qua bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông hữu ích nhất nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tế. Bất kỳ câu hỏi liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư giải đáp nhanh chóng!