Giám định là gì? Các trường hợp thực hiện giám định

Giám định là gì? Các trường hợp được hoặc không được thực hiện giám định được pháp luật quy định như thế nào?… và nhiều câu hỏi khác xoay quanh hoạt động Giám định.

Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Giám định” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan.

Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 6174 để được hỗ trợ kịp thời.

Giám định là gì?

 

>>> Giám định là gì? Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật giải thích rõ về khái niệm Giám định, nhưng theo cách hiểu thống nhất của đại đa số mọi người thì Giám định lại là hoạt động xuất hiện trong tố tụng hình sự hoặc dân sự.

Giám định là hoạt động đánh giá, kiểm tra được tiến hành theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự/ người tham gia tố tụng.

Việc giám định đòi hỏi người thực hiện giám định phải là người có đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực được giám định để đảm bảo tính chính xác nhất của kết quả giám định giúp hoạt động tố tụng được thực hiện một cách minh bạch và công bằng.

 

Người giám định là gì?

 

>> Người giám định là gì? Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Hiện nay, tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đều có quy định giải thích về người giám định.

Điều 79 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 giải thích về người giám định rằng: Người giám định là người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định theo quyết định trưng cầu giám định của Tòa án hoặc theo yêu cầu của đương sự theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Điều 63 Luật Tố tụng Hành chính 2015 giải thích về khái niệm người giám định như sau:

Người giám định là người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần được giám định.

Người thực hiện giám định thực hiện giám định theo thỏa thuận của các bên đương sự, được Tòa án trưng cầu để giám định, hoặc thực hiện giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên đương sự.

 

Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 giải thích về người giám định như sau:

Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có đối tượng cần giám định và được thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người giám định là người có đủ các tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm theo quy định pháp luật về tố tụng.

Người giám định được thực hiện hoạt động giám định theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của đương sự/ người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật.

Người giám định có tư cách là người tham gia hoạt động tố tụng và có quyền, nghĩa vụ dành cho người giám định theo quy định pháp luật về tố tụng.

 

Các trường hợp thực hiện giám định

 

>> Các trường hợp thực hiện giám định. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Trong hoạt động tố tụng, có những trường hợp để giải quyết vụ án, vụ việc phải thực hiện giám định. Ví dụ, khi xảy ra tai nạn giao thông, việc thực hiện giám định thương tật là để xác định mức độ tổn hại sức khỏe để áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự.

Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng, không phải trường hợp nào cũng buộc phải thực hiện giám định mà chỉ thực hiện giám định trong 02 trường hợp: Giám định khi có trưng cầu của người trưng cầu giám định và giám định khi có yêu cầu của người yêu cầu giám định. Cụ thể như sau:

(1) Trường hợp thực hiện giám định khi có trưng cầu của người trưng cầu giám định

– Người trưng cầu giám định là những người được pháp luật tố tụng quy định, bao gồm: cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cụ thể:

+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Tòa án, Viện kiểm sát (đối với tố tụng dân sự/ hành chính); Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra (đối với tố tụng hình sự)

+ Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Thẩm phán, Chánh án, Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng viện kiểm sát, …

– Việc trưng cầu giám định chỉ được thực hiện khi người trưng cầu giám định ban hành Quyết định trưng cầu giám định theo quy định pháp luật. Đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, giấy tờ, đồ vật liên quan đến đối tượng giám định có thể kèm theo Quyết định trưng cầu giám định hoặc bàn giao cho người giám định.

– Khi tổ chức trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định, trong thời hạn 05 ngày, phải có văn bản cử người giám định và gửi văn bản đó tới người trưng cầu giám định.

 

>>> Xem thêm: Luật giám định tư pháp 2012

(2) Giám định khi có yêu cầu của người yêu cầu giám định

– Người có yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi trưng cầu giám định nhưng không được chấp nhận giám định. Người có yêu cầu giám định gồm:

+ Đối với vụ việc/ vụ án dân sự: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người yêu cầu giải quyết việc dân sự;

+ Đối với vụ án hành chính: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

+ Đối với vụ án hình sự: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại hoặc đương sự, bị can, bị cáo;

Người yêu cầu giám định có thể tự mình yêu cầu hoặc nhờ người đại diện của mình yêu cầu giám định.

– Khi có yêu cầu giám định, người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo các đồ vật, giấy tờ, tài liệu sau đến người giám định:

 

giam-dinh-la-gi-1

 

+ Đối tượng giám định, các tài tài liệu, giấy tờ hoặc đồ vật có liên quan đến đối tượng giám định

+ Bản sao giấy tờ chứng minh mình là người yêu cầu giám định theo quy định pháp luật (thuộc một trong các đối tượng đã phân tích ở trên) hoặc người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giám định.

Như vậy, để đảm bảo sự nghiêm minh, khách quan và công bằng khi các cơ quan hoặc người có thẩm quyền thực hiện hoạt động tố tụng thì việc giám định chỉ được thực hiện khi có Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan/ người có thẩm quyền hoặc thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.

Các trường hợp không được giám định

 

>> Các trường hợp không được giám định. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Ngoài quy định về các trường hợp được giám định, pháp luật tố tụng cũng có quy định về các trường hợp không được giám định. Cụ thể như sau:

(1) Những cá nhân không được phép thực hiện giám định bao gồm:

– Cá nhân thuộc trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định người đó phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;

Ví dụ: người giám định đồng thời là người thân thích của bị hại hoặc là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, …
– Cá nhân là người trưng cầu giám định lại thực hiện giám định cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định;

(2) Những tổ chức không được thực hiện giám định bao gồm:

– Tổ chức tham gia tố tụng với vai trò là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc cần giám định;
– Có căn cứ, bằng chứng rõ ràng để cho rằng tổ chức thực hiện giám định không khách quan, vô tư khi thực hiện giám định.

Như vậy, các trường hợp không được giám định bao gồm các cá nhân, tổ chức không được thực hiện hoạt động theo quy định pháp luật tố tụng.

Bởi lẽ, những cá nhân, tổ chức thuộc trường hợp không được giám định mà thực hiện giám định sẽ ảnh hưởng đến sự khách quan của kết quả giám định cũng như làm mất đi tính minh bạch và công bằng trong hoạt động tố tụng.

Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự

 

>> Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

Giám định trong tố tụng dân sự là việc người giám định sử dụng các kiến thức chuyên môn của mình và những phương tiện, kỹ thuật, phương pháp khoa học, nghiệp vụ theo quy định pháp luật để đưa ra một hoặc một số kết luận về chuyên môn về đối tượng giám định làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan/ người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.

Theo quy định tại Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hoạt động giám định được thực hiện dưới 02 hình thức là trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.

(1) Trưng cầu giám định

– Trưng cầu giám định là hoạt động do cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng như:

Thẩm phán, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Chánh án, … thực hiện khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định để làm chứng cứ và cơ sở để giải quyết việc dân sự/ vụ án dân sự.

– Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ thông tin về người giám định (họ tên, địa chỉ của người giám định), đối tượng cần giám định, các vấn đề cần giám định và các yêu cầu khác về giám định mà cần có kết luận của người giám định.

 

giam-dinh-la-gi-2

 

– Trong trường Tòa án xét thấy kết luận giám định không đầy đủ, không rõ ràng hoặc có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật thì có thể yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định hoặc triệu tập người đó đến phiên tòa, phiên hòa giải để hỏi những nội dung cần thiết để Tòa án và các đương sự nắm rõ được kết quả giám định.

– Nếu đương sự có yêu cầu hoặc nếu Tòa án thấy cần thiết phải giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới có liên quan đến tình tiết của việc dân sự/ vụ án dân sự đã được kết luận giám định trước đó thì Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung.

– Việc thực hiện giám định lại chỉ được tiến hành trong trường hợp có đủ cơ sở xác định kết quả giám định hoặc trình tự thực hiện giám định không khách quan, có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về giám định tư pháp hoặc thực hiện giám định lại theo quyết định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(2) Yêu cầu giám định

Yêu cầu giám định là là việc pháp luật cho phép đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu thực hiện giám định sau khi đã có văn bản đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự.

Quyền này phải được đương sự thực hiện trước thời điểm Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm hoặc quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Tóm lại, hoạt động giám định được tiến hành khi có quyết định trưng cầu giám định nếu Tòa án xét thấy cần làm rõ nội dung, tình tiết của việc dân sự/ vụ án dân sự hoặc theo yêu cầu của đương sự.

Việc trưng cầu giám định trong tố tụng nói chung và tố tụng dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, kết quả giám định là một trong những yếu tố cốt lõi giúp làm sáng tỏ các vấn đề chưa rõ ràng và làm căn cứ cơ sở để Thẩm phán ra quyết định cuối cùng một cách khách quan, công bằng giữa các đương sự.

Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo

 

>> Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Chứng cứ là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng. Chứng cứ là những tài liệu, giấy tờ, đồ vật, thông tin, … phản ánh sự thật khách quan. Đây là cơ sở để các cơ quan, người có thẩm quyền căn cứ để giải quyết vụ việc, vụ án.

Đối với tố tụng dân sự: chứng cứ là căn cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên. Dựa trên những chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp, Tòa án sẽ ban hành bản án, quyết định để giải quyết vụ án.

Đối với tố tụng hành chính: chứng cứ là căn cứ chứng minh quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự và là căn cứ chứng minh hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền là hợp pháp hay phạm pháp.

Đối với tố tụng hình sự: khác với tố tụng dân sự và hành chính, chứng cứ chủ yếu là từ các bên đương sự cung cấp để Tòa án ra quyết định, bản án giải quyết vụ việc, vụ án.

Còn đối với tố tụng hình sự, chứng cứ chủ yếu là do cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông qua nghiệp vụ điều tra. Chứng cứ là căn cứ quan trọng để Tòa án kết luận một cá nhân, tổ chức nào đó có phạm tội hay không.

Vì vai trò của chứng cứ là rất quan trọng, vì vậy khi chứng cứ bị tố là giả mạo, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định chứng cứ theo quy định pháp luật.

 

giam-dinh-la-gi-4

Cụ thể:

– Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án tự mình quyết định trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật tố tụng.

– Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu của tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét vụ việc theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

– Người đưa ra chứng cứ được kết luận là chứng cứ giả mạo có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây ra thiệt hại đối với người khác người khác và phải chịu hoàn toàn chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định theo quy định pháp luật.

Thẩm quyền giám định trong tố tụng dân sự

 

>> Thẩm quyền giám định trong tố tụng dân sự. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Trong tố tụng dân sự, người có thẩm quyền giám định trong tố tụng dân sự là người đáp ứng các yêu cầu về người giám định được pháp luật quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, người giám định trong tố tụng dân sự phải là người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định khi Tòa án trưng cầu giám định hoặc khi đương sự có yêu cầu giám định.

Khi đáp ứng các yêu cầu này, người giám định trong tố tụng dân sự có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp sau, người giảm định buộc phải từ chối giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi người giám định: Người giám định đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

– Có căn cứ chứng minh rằng người giám định trong tố tụng dân sự không vô tư, khách quan trong quá trình thực hiện giám định.

– Người giám định trong tố tụng dân sự không thuộc một trong các trường hợp không được giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

– Người giám định đã tham gia tố tụng hoặc tiến hành tố tụng với tư cách khác trong cùng một vụ án như: người phiên dịch, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, …

 

Các loại hình giám định hiện nay

 

>> Các loại hình giám định hiện nay. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Trên thực tế, hoạt động giám định được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng, phổ biến nhất là hai loại hình giám định là giám định tư pháp và giám định thương mại.

Giám định tư pháp

Giám định tư pháp là hoạt động giám định phục vụ cho các hoạt động của cơ quan tư pháp như: xét xử, tố tụng, .. Hoạt động giám định tư pháp được thực hiện theo quy định pháp luật về tố tụng. Đây là hoạt động giám định được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật chuyên ngành bậc nhất hiện nay.

Theo quy định pháp luật của nước ta hiện nay, hệ thống giám định tư pháp được phân chia thành hai nhóm tổ chức, bao gồm:

 

giam-dinh-la-gi-4

 

– Tổ chức giám định công lập Tổ chức giám định này thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế. Những hoạt động của các tổ chức giám định này bao gồm giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự.

– Tổ chức giám định theo vụ việc: Tổ chức giám định này thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ và các cơ quan ngang Bộ. Những hoạt động giám định của tổ chức này khá đa dạng và phong phú hơn so với giám định công lập. Có thể kể đến một vài lĩnh vực tiêu biểu như Tài chính, Ngân hàng, Nông nghiệp,…

Giám định thương mại

 

>> Xem thêm: Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án

 

Giám định thương mại là hoạt động giám định quan trọng trong lĩnh vực hàng hóa, thương mại hiện nay. Khác với giám định tư pháp bị điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật chuyên ngành, giám định thương mại lại không bị điều chỉnh bởi các quy định pháp luật nhưng đây lại là hoạt động mang tính chất dịch vụ và người có yêu cầu giám định cần đầu tư rất nhiều chi phí.

Do vậy, để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện, giám định thương mại cần phải thực hiện theo một trình tự nhất định, đảm bảo tính chính xác cao của kết quả giám định.

Mục đích chủ yếu của giám định thương mại trên thực tiễn là đảm bảo giá trị và sự của hàng hóa hoặc để xác định những hư hại để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp.

Một số quy định quan trọng trong giám định

 

>> Một số quy định quan trọng trong giám định. Gọi ngay 19006174 để được luật sư tư vấn trực tiếp

 

Giám định là hoạt động kiểm tra, đánh giá về thông tin, đồ vật, giấy tờ hoặc tài liệu nào đó. Kết quả giám định là cơ sở quan trọng để giải quyết một vấn đề nào đó trên thực tiễn.

Vì thế, hoạt động giám định phải được thực hiện theo quy định pháp luật để đảm bảo kết quả giám định phản ánh chính xác sự thật khách quan mà.

 

giam-dinh-la-gi-5

 

Khi người thực hiện giám định không đáp ứng được các quy định pháp luật hoặc quy trình giám định có sai sót thì kết quả giám định cũng không được thừa nhận.

Dưới đây là một số quy định pháp luật quan trọng đối với hoạt động giám định tư pháp và giám định thương mại.

Giám định tư pháp

Như trên đã phân tích, hoạt động giám định tư pháp là đối tượng chịu sự tác động của hệ thống các quy định pháp luật chặt chẽ. Trong đó, có những quy định quan trọng như sau:

– Giám định tư pháp chỉ được thực hiện khi có quyết định trưng cầu giám định hoặc có yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định pháp luật về tố tụng.

– Hoạt động tư pháp phải được thực hiện theo đúng thời hạn theo quy định pháp luật.

– Khi tiến hành giám định, những người thuộc hệ thống tố tụng, xét xử như Thẩm phán, Điều tra viên, … có quyền có mặt nhưng phải báo trước cho người giám định.

– Kết quả giám định có thể do giám định viên hoặc hội đồng giám định đưa ra kết luận.

Giám định thương mại

 

>> Xem thêm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 2020

 

Trong quá trình thực hiện giám định thương mại, toàn bộ thông tin về hàng hóa như bao bì, nhãn hiệu, thành phần, xuất xử… đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo yêu cầu các bên.

Theo đó, giám định thương mại được coi là một hoạt động dịch vụ được thực hiện khi có sự đồng thuận của các bên.

Nếu kết quả giám định không chính xác, giám định thương mại sẽ được thực hiện lại từ đầu để đảm bảo tính chính xác của kết quả giám định và quyền lợi, trách nhiệm của một trong hai bên.

Đồng thời, hoạt động giám định thương mại cũng sẽ không được thực hiện nếu lợi ích của giám định viên hoặc hội đồng giám định có liên quan đến kết quả giám định.

Nhìn chung, hoạt động giám định được thực hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này.

Hoạt động giám định có thể được thực hiện theo quy định pháp luật về tố tụng đối với giám định tư pháp hoặc có thể được theo yêu cầu, thỏa thuận của các bên đối với giám định thương mại.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề “Giám định là gì”. Bạn tham khảo nội dung bài viết để giải đáp thắc mắc của mình.

Trong quá trình tìm hiểu bài viết trên hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900 6174 để được Luật sư và Chuyên viên tư vấn hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp