Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng sắp cưới thắc mắc về giấy đính hôn và những vấn đề pháp lý có liên quan đến việc đính hôn. Đính hôn có được coi là làm phát sinh quan hệ hôn nhân không? Đính hôn khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn liệu có phải là vi phạm pháp luật? Làm thế nào để có thể phát sinh mối quan hệ hôn nhân hợp pháp? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, nhanh tay gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được kết nối và lắng nghe tư vấn từ Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn luật hôn nhân gia đình!
Đính hôn là gì?
Đính hôn theo truyền thống Việt Nam được hiểu là một nghi thức trong phong tục kết hôn. Trong đó, lễ đính hôn được hiểu là nghi lễ mà gia đình hai bên hứa gả con cho nhau và đây chính là một bước đệm vững chắc để cả hai bên cùng tiến tới hôn nhân.
Trong lễ đính hôn, nhà trai sẽ mang lễ vật đến để hỏi cưới nhà gái. Nếu nhà gái nhận lễ ăn hỏi đồng nghĩa với việc công nhận sẽ gả con gái cho nhà trai. Theo phong tục này, kể từ ngày bắt đầu ăn hỏi, nam và nữ có thể coi nhau là cặp vợ chồng chưa cưới.
Đính hôn thường được xem là một nghi lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời người. Việc thực hiện nghi lễ đính hôn theo truyền thống sẽ giúp giáo dục con cái phải biết kính trọng tổ tiên, góp phần trong công cuộc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cũng như là cơ hội để gắn kết tình cảm của gia đình hai bên nam nữ với nhau.
Mọi người thường quan niệm rằng nếu lễ đính hôn được tổ chức thuận lợi, vui vẻ thì cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng về sau sẽ hạnh phúc và quan hệ giữa hai nhà sẽ càng thêm bền chặt.
Nhìn chung có thể thấy, đính hôn thuộc vào phạm trù phong tục tập quán và là một nghi lễ cưới hỏi của Việt Nam. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đến nay không có bất cứ quy định nào về đính hôn, giấy đính hôn cũng như về điều kiện của các bên khi làm lễ đính hôn.
Đính hôn có làm phát sinh quan hệ hôn nhân không?
Về vấn đề này, Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định về quan hệ hôn nhân như sau: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 3 của Luật này giải thích về kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Như vậy, căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chỉ khi hai bạn đã đăng ký kết hôn với nhau theo đúng quy định của pháp luật thì việc kết hôn mới có giá trị về mặt pháp lý và sau đó quan hệ hôn nhân mới phát sinh, chứ về mặt pháp lý giấy đính hôn hoàn toàn không có hiệu lực.
Đính hôn không nằm trong thủ tục đăng ký kết hôn và cũng không được pháp luật công nhận, không có giấy đính hôn làm căn cứ. Đính hôn thực chất chỉ là một phong tục để hai bên nam nữ giao ước với nhau, tạo niềm tin rằng cả hai bên sẽ cùng gắn bó bền chặt. Do đó, nếu làm lễ đính hôn thì sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng.
Ngoài ra, nếu bạn đang có bất kỳ vướng mắc nào trong chuyện tình yêu, cuộc sống hôn nhân, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được trò chuyện và chia sẻ với chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình.
Đính hôn khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?
Hoàng Minh (Hà Nội):
“Thưa luật sư, em trai tôi năm nay 19 tuổi và như vậy là chưa đủ tuổi để kết hôn. Nhưng theo như tôi được biết thì đính hôn không phải làm thủ tục giấy tờ gì (ví dụ như giấy đính hôn) liên quan đến pháp luật. Vậy luật sư cho tôi hỏi là nếu em trai tôi đính hôn vào năm nay thì có bị coi là vi phạm pháp luật hay không ạ? Tôi cảm ơn luật sư!’
>>> Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, về vấn đề này bạn lưu ý rằng, việc đính hôn khi một bên nam, nữ hay cả hai bên chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn đều không bị coi là vi phạm pháp luật vì bản chất của việc đính hôn là lời hứa gả mà khi đó cả hai bên chưa phát sinh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp, cũng không tồn tại giấy đính hôn làm căn cứ pháp lý.
Điều này chỉ bị coi là trái pháp luật khi một bên nam, nữ hoặc cả hai bên kết hôn khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Làm thế nào để phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp?
Để có thể làm phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp thì hai bên nam nữ khi đã đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn sẽ cần phải tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định đã đề ra của luật Hôn nhân và gia đình; giấy đính hôn không có giá trị pháp lý. Khi đó, quan hệ hôn nhân mới phát sinh, và hai bên nam nữ mới chính thức được công nhận là vợ chồng của nhau.
Theo đó, nam nữ muốn kết hôn với nhau cần phải đảm bảo các điều kiện kết hôn của Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Cụ thể:
– Về độ tuổi kết hôn: Nam phải đạt độ tuổi từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải đạt độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Về sự tự nguyện: Việc kết hôn cần phải do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định mà không phải do bị ép buộc, lừa dối.
– Nam nữ khi kết hôn đều không bị mất năng lực hành vi dân sự.
– Việc kết hôn không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kết hôn , bao gồm: kết hôn giả tạo; cưỡng ép, lừa dối kết hôn; người đã có vợ/chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà kết hôn với người đã có vợ/chồng hợp pháp; kết hôn với những người có cùng dòng máu về trực hệ hay có họ trong phạm vi 3 đời, kết hôn giữa những người đang hoặc đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể hay giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Bên cạnh đó, nam và nữ cũng cần phải tiến hành đăng ký kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền thay vì tự làm giấy đính hôn vì loại giấy tờ này không có giá trị pháp lý. Nếu nam nữ đều là người Việt Nam và kết hôn với nhau tại Việt Nam thì việc đăng ký kết hôn sẽ phải thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà một trong hai bên cư trú.
Còn trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng nhưng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương với cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký kết hôn sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới nơi mà công dân Việt Nam đang thường trú.
Đối với trường hợp công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam hiện đang định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài mà đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì sẽ tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Như vậy, đính hôn chỉ là một thủ tục theo quan niệm truyền thống và không được pháp luật ghi nhận. Quan hệ hôn nhân chỉ hợp pháp và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ khi hai bên đã có đăng ký kết hôn. Kể từ thời điểm đó, hai bên vợ chồng sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau theo như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Tư vấn về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi đính hôn
Minh Anh (Hà Nội):
“Thưa luật sư, em gái tôi hiện đang chuẩn bị Đính hôn với người Mỹ và chỉ mới Đính hôn chứ không phải là Kết hôn. Như vậy, trước tiên em tôi sẽ phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy độc thân). Vậy xin hỏi luật sư có phải đính hôn và kết hôn đều phải có giấy xác nhận hôn nhân và ở phần mục đích xin giấy xác nhận ở mục cuối cùng thì em tôi vẫn ghi là Đính hôn với người nước ngoài và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh với địa chỉ thường trú đúng không ạ? Ngoài ra thì đính hôn cần những thủ tục gì khác nữa hay không ạ? Có cần giấy đính hôn không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Tư vấn về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Thứ nhất, Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể về luật hộ tịch có quy định về giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cụ thể như sau:
“1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận”.
Như vậy, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bên cạnh việc được sử dụng để kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hay sử dụng vào mục đích khác. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn sử dụng với mục đích đính hôn thì sẽ cần phải ghi rõ với mục đích là đính hôn trong giấy xác nhận.
Thứ hai, về thủ tục đính hôn thì hiện nay pháp luật không có quy định nào đối với vấn đề này cũng không tồn tại giấy đính hôn. Pháp luật mới chỉ có quy định về thủ tục kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nếu bạn là người có quốc tịch Việt Nam thì bạn sẽ phải đăng ký kết hôn tại sở tư pháp tỉnh thành phố nơi mà bạn có hộ khẩu thường trú. Sau đây là các giấy tờ cần chuẩn bị để nộp cho sở tư pháp để đăng ký kết hôn.
1. Giấy CMND, hộ khẩu bạn, chứng nhận độc thân.
2. Giấy tờ tùy thân: giấy chứng nhận độc thân của chồng bạn có hợp thức hóa lãnh sự
3. Giấy khám sức khỏe đủ tiêu chuẩn kết hôn.
Sau khi có đủ các giấy tờ trên thì cả hai người cần liên hệ với Sở tư pháp để đăng ký kết hôn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến giấy đính hôn mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến giấy đính hôn hay những vấn đề có liên quan cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến số hotline của Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được các luật sư dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh chóng và nhiệt tình nhất!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh chóng – Uy tín |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Nhanh chóng |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |