Gửi đơn tố cáo ở đâu? Và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo?

Gửi đơn tố cáo ở đâuĐơn tố cáo viết như thế nào? gửi bằng hình thức nào? Gần đây, Tổng đài chúng tôi cũng nhận được khá nhiều câu hỏi của quý bạn đọc liên quan đến tố cáo. Ngay bài viết dưới đây, đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn đọc giải đáp được tất cả các vấn đề liên quan đến vấn đề trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào dành cho chúng tôi, hãy gọi ngay qua hotline 1900.6174

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về gửi đơn tố cáo? Gọi ngay 1900.6174

Tố cáo là gì?

 

Theo Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định rằng, tố cáo là việc công dân tuân thủ theo quy định của Luật này trình báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 

Bản chất của việc thực hiện tố cáo thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước hoặc gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 

gui-don-to-cao-o-dau

Chủ thể thực hiện quyền tố cáo ở đây là công dân. Chủ thể của tố cáo hạn chế hơn khiếu nại, ở khiếu nại thì mọi cá nhân là công dân, cơ quan hay tổ chức đều có quyền khiếu nại. Quy định này nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin hay đơn tố cáo của chính mình. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì người tố cáo nếu có hành vi cố tình tố cáo sai sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tố cáo. 

Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng, bất lợi đến lợi ích Nhà nước của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đến cả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hai hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo bao gồm: hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. 

* Đối tượng bị tố cáo là ai?

Đối tượng bị tố cáo được quy định là các hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng, bất lợi đến lợi ích Nhà nước của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đến cả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đối tượng bị tố cáo bao gồm:

  • Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. 

Tố cáo luôn xác định rõ đâu là đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước hay gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nào đó. Pháp luật có quy định rằng khi tố cáo phải có chứng cứ, tài liệu minh chứng được cho nội dung tố cáo mà viết trong đơn tố cáo. 

* Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo:

    Khiếu nại và Tố cáo là hai thuật ngữ rất dễ nhầm lẫn với nhau. Điểm khác nhau cụ thể của chúng như sau:

Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo 
Căn cứ pháp luật Luật Khiếu nại năm 2011 Luật Tố cáo năm 2018
Chủ thể có thẩm quyền Cá nhân, công dân, các cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại Cá nhân
Đối tượng – Quyết định hành chính;

– Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước;

– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

– Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trong xã hội. 

Mục đích Đề nghị cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi đã ban hành khi quyết định, hành vi đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của bản thân họ. Công dân nêu lên và báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đó.  

>>>Xem thêm: Đơn tố cáo tiếng anh là gì?- Đối tượng bị tố cáo là ai?

Gửi đơn tố cáo ở đâu

 

*Đơn tố cáo là gì? 

Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý vấn đề của người giải quyết tố cáo. Từ đó, sẽ có biện pháp để giải quyết vấn đề theo quy định của pháp luật giúp bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 

Đơn tố cáo được hiểu là văn bản mà người tố cáo trình bày, giải trình với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tố cáo về nội dung tố cáo của mình. Đơn tố cáo có thể được viết bằng tay hoặc đánh máy nhưng phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo. 

Những nội dung trong đơn tố cáo bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm viết đơn tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của người tố cáo (CCCD/CMND/Hộ chiếu);
  • Nội dung hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
  • Thông tin của người, tổ chức, cơ quan bị tố cáo;
  • Căn cứ, chứng cứ và các tài liệu liên quan chứng minh cho việc tố cáo.

Điều 22 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về hình thức tố cáo rằng, người tố cáo có thể tố cáo bằng đơn tố cáo và tố cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.  

gui-don-to-cao-o-dau

* Hình thức gửi đơn tố cáo: 

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo quy định cụ thể về việc gửi đơn tố cáo như sau: 

  • Trách nhiệm tiếp nhận đơn tố cáo thuộc về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
  • Người tố cáo có nghĩa vụ nộp đơn tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận đơn tố cáo mà cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã được công bố.

Tóm lại, trong trường hợp tố cáo bằng đơn thì người tố cáo phải nộp đơn tại cơ quan, tổ chức hoặc nộp cho cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật. 

* Mẫu đơn tố cáo mới nhất năm 2023 bạn có thể tham khảo như sau: 

                                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                                 ……., ngày …..tháng……..năm 20…

                                                                                       ĐƠN TỐ CÁO

                                                                       (Về ………. của …………………..)

Kính gửi: – CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ……………………… 

                 – VIỆN KIỂM SÁT ………………………

Họ và tên tôi: ………………………….……   

Sinh ngày: …………………….……………..

Chứng minh nhân dân số: …………………………………………..

Ngày cấp: …./…../20…….                

Nơi cấp: Công an tỉnh ………….

Hộ khẩu thường trú: ..……………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ..……………………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: ……………………………………………

Sinh ngày: ……………………………..……..

Chứng minh nhân dân số: .……………………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………

Nơi cấp: …………………………..…………….

Hộ khẩu thường trú: ..……………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ..………………………………………………………………

Vì Anh/Chị ……………….. đã có hành vi …………………… của tôi gồm:

 Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị…………………..…….. đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị ………………. đã chiếm đoạt là có giá trị là …………….triệu đồng của tôi.

Hành vi của Anh/Chị ………………. có dấu hiệu phạm tội “…….” – quy định  của Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản … Điều …. Tội ……. Cụ thể được quy định như sau:

“1.…..…” 

“2.…..…” 

“3.…..…” 

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ………………….. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh ……………….. về hành vi ………………..

– Buộc anh ………………….. phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.        

                                                                                                                                              Người tố cáo

                                                                                                                                           (ký và ghi rõ họ tên)

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về gửi đơn tố cáo ở đâu, gọi ngay 1900.6174

Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo?

 

* Căn cứ pháp lý: Điều 13 đến Điều 20 Luật Tố cáo năm 2018. 

  1. Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước thì thẩm quyền thuộc về (Điều 13):

– Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do cơ quan mình trực tiếp quản lý.

– Thẩm quyền của UBND cấp huyện:

  • Giải quyết các nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chứng, viên chức khác do mình đã bổ nhiệm, trực tiếp quản lý;
  • Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý.

gui-don-to-cao-o-dau

–  Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh;

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

– Tổng cục trưởng hoặc Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

– Bộ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan ngang Bộ;

– Thủ tướng chính phủ.

  1. Đối với những hành vi bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong TAND thì thẩm quyền thuộc về (Điều 14): 

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật do công chức của mình thực hiện trực tiếp quản lý;

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 

  1. Đối với những hành vi bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân (Điều 15) thì thẩm quyền thuộc về: 

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 

  1. Đối với những hành vi bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước:

Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các công chức, viên chức, đơn vị của Kiểm toán nhà nước quản lý. 

  1. Đối với những hành vi bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 17), thẩm quyền thuộc về: 

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

– Ủy ban Thường trực Hội đồng nhân dân;

– Người đứng đầu các cơ quan khác của nhà nước.

  1. Đối với những hành vi bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 18), thẩm quyền thuộc về: 

– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (Hiệu trưởng);

– Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. 

  1. Đối với những hành vi bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của những người có chức danh, chức vụ trong các doanh nghiệp có Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ (Điều 19), thẩm quyền thuộc về: 

– Người đứng đầu doanh nghiệp;

– Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo quy định tại Điều 20 Luật Tố cáo năm 2018, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do các cơ quan trung ương quản lý. Ngoại lệ cũng đã được quy định tại Điều 21 Luật Tố cáo năm 2018. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo, gọi ngay 1900.6174

Thời gian giải quyết đơn tố cáo?

 

Thời gian nộp đơn tố cáo theo Luật quy định là 03 ngày. 

Căn cứ Điều 30 Luật tố cáo năm 2018 thì thời hạn giải quyết tố cáo cho một vụ việc thường tối đa sẽ là 30 ngày kể từ ngày thụ lý nội dung đơn tố cáo. Còn đối với những vụ việc phức tạp hơn sẽ được gia hạn thêm 15 ngày nữa, cụ thể là 45 ngày. Vụ việc được đánh giá phức tạp thường là những vụ việc có từ hai tiêu chí trở lên như có từ hai nội dung phải xác minh trở lên hay tố cáo có yếu tố nước ngoài, các tài liệu mâu thuẫn với nhau, hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài,….

* Quy trình xử lý đơn tố cáo:

Căn cứ pháp lý: Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại hoặc tố cáo.

Theo đó, trình tự, thủ tục xử lý đơn tố cáo được quy định theo các bước cụ thể như dưới đây. 

Bước 1: Phân loại và ghi vào sổ theo dõi đơn 

Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của người tố cáo, trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý đơn là thực hiện việc phân loại đơn và ghi vào sổ theo dõi đơn trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo hợp lệ từ người tố cáo. 

Bước 2: Xử lý, giải quyết đơn tố cáo

* Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết: 

  • Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng hoặc của Thủ trưởng các đơn vị thì phải báo cáo đến Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng có trách nhiệm phụ trách lĩnh vực đó để giải quyết việc có thụ lý đơn tố cáo không trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo hợp lệ;
  • Đơn tố cáo nếu chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các đơn vị thì Thủ trưởng các đơn vị đó phải ra quyết định có thụ lý giải quyết nội dung đơn tố cáo không trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo hợp lệ;
  • Việc đồng ý thụ lý tố cáo phải được ghi chép đầy đủ vào sổ thụ lý và thông báo bằng văn bản đến những người có liên quan gồm người tố cáo, người bị tố cáo về thời điểm thụ lý và các nội dung được thụ lý tố cáo. 

* Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền:

  • Việc xử lý đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền phải được áp dụng thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành;
  • Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo và các chứng cứ, tài liệu liên quan đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để đơn tố cáo được giải quyết theo quy định của pháp luật;
  • Đối với các đơn vị thuộc Bộ nếu không có dấu riêng thì Thủ trưởng đơn vị đó chủ trì, phối hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ giao Thanh tra Bộ thực hiện việc chuyển đơn tố cáo đến nơi có thẩm quyền giải quyết. 

gui-don-to-cao-o-dau

* Đối với đơn tố cáo ẩn danh:  

Đây là đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo là ai hoặc người tố cáo sử dụng tên, tuổi, thông tin cá nhân của người khác để tố cáo; nội dung tố cáo không theo hình thức được quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo nhưng nội dung tố cáo chỉ rõ về một người có hành vi vi phạm pháp luật kèm theo cả tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu nội dung tố cáo này và các bằng chứng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra để phục vụ cho công tác quản lý. 

* Đối với đơn tố cáo các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc sự quản lý của Bộ: 

Nếu những đơn tố cáo này có nội dung không liên quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ nơi các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc sự quản lý của Bộ đang công tác sẽ trực tiếp có trách nhiệm xử lý đơn theo quy định của pháp luật và theo quy chế này. 

* Đơn tố cáo đối với Đảng viên: 

Nếu đơn tố cáo với nội dung tố cáo đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định cũng như quy chế và kết luận của Đảng sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của Đảng. 

Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo 

Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ tự tiến hành xác minh tố cáo hoặc thành lập một đoàn, một tổ xác minh tố cáo.

  • Nếu thành lập tổ xác minh tố cáo thì Tổ phải có hai người trở lên, trong đó phải có một người làm tổ trưởng;
  • Nếu việc giải quyết tố cáo được giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì biên bản xác minh tố cáo cần đầy đủ những nội dung: thời gian, địa điểm xác minh; thông tin cá nhân của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở cơ quan, tổ chức bị tố cáo; nội dung cần xác minh; quyền và trách nhiệm của người xác minh nội dung tố cáo. 

Người xác minh nội dung tố cáo phải sử dụng các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, bằng chứng, tài liệu liên quan để làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, nếu cần thiết thì phải lập biên bản và được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Trong quá trình tiến hành xác minh, người xác minh phải tạo điều kiện tốt nhất để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để biện hộ cho mình, chứng minh cho những bằng chứng, căn cứ bên tố cáo cung cấp là đúng hoặc sai. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người xác minh phải có văn bản báo cáo gửi đến người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp giải quyết. 

Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo 

Chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào đó để giải quyết nội dung tố cáo. Nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì xử lý theo quy định của pháp luật. 

Xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức là nghĩa vụ cần thiết của các cơ quan có thẩm quyền. Đơn tố cáo phải được xử lý kịp thời, khách quan và chính xác nhất. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời gian giải quyết đơn tố cáo, gọi ngay 1900.6174

Lưu ý khi nộp đơn tố cáo

 

Ngoài những nội dung đã nêu trên, trong quá trình nộp đơn tố cáo, người nộp đơn cần lưu ý một số quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo năm 2018, bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Thông tin cá nhân của người tố cáo;
  • Cách thức liên hệ của người tố cáo;
  • Thông tin cá nhân của người bị tố cáo;
  • Hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo;
  • Người bị tố cáo và những thông tin khác;
  • Đảm bảo nội dung tố cáo là thật, những bằng chứng, tài liệu liên quan cũng là thật;
  • Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu đã cung cấp và nội dung tố cáo.

Trường hợp xảy ra khi nhiều người cùng lúc tố cáo về cùng một sự việc, một nội dung tố cáo thì trong đơn tố cáo phải hiển thị đầy đủ tất cả thông tin cá nhân của từng người tố cáo. Ngoài ra trong đơn tố cáo phải ký tên và điểm chỉ đầy đủ của những người tố cáo. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những lưu ý khi nộp đơn tố cáo, gọi ngay 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Gửi đơn tố cáo ở đâu? Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp