Hạch toán thuế đất phi nông nghiệp được quy định như thế nào? 

Hạch toán thuế đất phi nông nghiệp được quy định như thế nào? Thuế đất phi nông nghiệp là một loại thuế mà bắt buộc phải nộp nếu gia đình, cá nhân hay tổ chức sử dụng đất không thuộc các trường hợp được miễn nộp. Việc thực hiện nộp thuế đất phi nông nghiệp đúng quy định cũng là một cách thể hiện việc tuân thủ quy định của pháp luật về thuế.

Những thắc mắc và bất cập sẽ được các luật sư tư vấn về vấn đề thuế và lĩnh vực đất đai hỗ trợ tư vấn và giải dấp qua bài viết dưới đây. Trong quá trình thực hiện nếu các bạn có nhu cầu được kết nối trực tiếp với các Luật sư Tổng Đài Pháp Luật , hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ!

>>Hạch toán thuế đất phi nông nghiệp được quy định như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174

 

Chị Nhàn ở Thanh Hóa có đưa ra câu hỏi như sau:

“Chào luật sư, tôi cũng mới mở doanh nghiệp, có tiến hành thuê đất để xây dựng nhà máy. Và như tìm hiểu được biết thì cần phải tiến hành nộp thuế đất phi nông nghiệp. Tôi cũng đã tiến hành đăng ký, kê khai tại cơ quan có thẩm quyền, nhưng được biết sẽ còn phải tiến hành hạch toán thuế đất phi nông nghiệp nữa.

Nhưng tôi không rõ lắm là sẽ tiến hành hạch toán như thế nào? Và hạch toán thuế đất phi nông nghiệp sẽ được thực hiện cụ thể với các loại thuế nào? Luật sư có thể tư vấn giúp được không ạ? Cảm ơn luật sư nhiều.”

Câu trả lời từ phía luật sư:

Cảm ơn, chị đã tin tưởng và đưa đến câu hỏi cho đội ngũ Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu đội ngũ luật sư xin đưa ra lời tư vấn cho chị như sau:

 

Hạch toán là gì?

 

Hạch toán là một hệ thống tiến hành điều tra quan sát, tính toán đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế của doanh nghiệp, để tiến hành quản lý các quá trình đó một cách chặt chẽ hơn và đem lại hiệu quả hơn.

Thứ nhất, quan quan sát là một trong những hoạt động đầu tiên để nắm được khái quát đối tượng cần thu thập. Việc này sẽ được thực hiện thông qua bằng mắt thường hoặc bằng các phương tiện chuyên dụng khác để từ đó đánh giá được hình thái bên ngoài của đối tượng quản lý kinh tế.

hach-toan-thue-dat-phi-nong-nghiep

Thứ hai, về đo lường được thực hiện sau khi đã có được hình thái tổng thể từ việc quan sát. Sau đó doanh nghiệp sẽ thực hiện các may máy móc, công thức để đo lường nhắm lượng hóa các đối tượng quản lý kinh tế và các giao dịch sẽ ảnh hưởng đến chúng bằng các đơn vị đo lường thích hợp tùy vào từng đối tượng cụ thể.

Thứ ba, về tính toán sẽ sử dụng các phép tính, phương pháp phân tích tổng hợp để từ đó đánh giá được mức độ, hiển quả thực hiện và từ đó lượng hóa thành các chỉ tiêu tổng hợp.

Thứ tư, ghi chép là quá trình hệ thống hóa các thông tin đã tổng hợp được từ các bước trên theo một trình tự, quy tắc và chỉ tiêu nhất định như chứng từ, báo cáo bằng giấy hoặc phương tiện điện tử. Cuối cùng là có căn cứ tổng hợp kết quả các hoạt động kinh tế từ đó ra quyết định phù hợp kịp thời.

Qua việc làm rõ khái niệm hạch toán ở trên để nhắm giúp chị hiểu rõ hơn việc hạch toán sẽ được diễn ra như thế nào để đầy đủ, đúng và chính xác nhất.

>>>Thế nào là hoạch toán thuế? liên hệ ngay 1900.6174

 

TK 333 được quy định như thế nào?

 

TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước

 

Đây là tài khoản phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí lệ phí, các khoản đã nộp, phải nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm. 

Do đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành tính, kê khai thuế, phí và lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định. Phản ánh kịp thời vào sổ kế toán các khoản đã nộp, được khấu trừ, được hoàn.

Các khoản thuế gián thu về bản chất là thu hộ bên thứ ba nên có thể loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường;…. Và doanh nghiệp có thể lựa cho hai hình thức sau để ghi nhận số thuế gián thu phải nộp và doanh thu trên sổ kế toán:

–   Tách và ghi nhận riêng ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu.

–   Ghi nhận số thuế gián thu phải nộp bằng cách ghi giảm số doanh thu đã ghi chép trên sổ kế toán.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hoặc mua nội địa hàng hóa có thuộc diện phải chịu các loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường sẽ được ghi nhận số thuế phải nộp và giá gốc hàng hóa. Còn nếu doanh nghiệp không có quyền sở hữu hàng hóa thì sẽ được ghi vào khoản phải thu khác.

Với các loại thuế tài nguyên nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các loại thuế đất được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Ngoài ra thì thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường của các sản phẩm tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo sẽ được hạch toán vào chi phí bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp tùy các trường hợp cụ thể.

hach-toan-thue-dat-phi-nong-nghiep
Hợp thức hóa hôn nhân với người nước ngoài

>>>Xem thêm: Nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất được không?

Kế toán sẽ cần phân biệt cụ thể các loại thuế được hoàn, được giảm là só thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán để thực hiện theo các nguyên tắc:

–   Đã nộp khi nhập khẩu ghi giảm giá vốn hàng hóa hoặc giá trị tồn kho nếu được hoàn ;

–   Đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ ghi giảm chi phí khác hoặc giảm nguyên giá nếu được hoàn ;

–   Đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, ghi giảm khoản thu khác khi được hoàn;

–   Phải nộp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kế toán ghi nhận vào thu nhập khác nếu sau được hoàn hoặc giảm;

–   Thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn ghi giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Nếu phải nộp được giảm ghi nhận thu nhập khác.

Với những nghĩa vụ ngân sách nhà nước khi được ủy thác xuất nhập khẩu sẽ như sau:

–   Ủy thác nhập khẩu nghĩa vụ được xác định là bên giao ủy thác

–   Bên nhận ủy thác là bên cung ứng dịch vụ cho bên giao ủy thác trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai thanh toán.

–   TK 333 chỉ được sử dụng tại bên giao ủy thác. Bên nhận ủy thác với vai trò trung gian phản ánh số thuế phải nộp trả hộ trên TK 3388, phản ánh quyền nhận lại số tiền đã chi trên TK 138.

>>>Tìm hiểu TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, liên hệ ngay 1900.6174

 

TK 333 có kết cấu và nội dung như thế nào?

 

Thứ nhất, là về kết cấu:

Bên nợ sẽ thể hiện:

Số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ trong kỳ;

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào NSNN

Số thuế được giảm trừ và số thuế phải nộp;

Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

Bên có sẽ thể hiện:

Số thuế giá trị gia tăng đầu ra và số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp;

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào NSNN

Số dư bên có: số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào NSNN.

TK 333 cũng có thể có số dư bên nợ: Phản ánh số thuế và khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho nhà hước, hoặc phản ánh số thuế được xét miễn, giảm hoặc thoái thu nhưng chưa thực hiện.

>>>Xem thêm: Có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không?

Thứ hai về nội dung:

TK 333 thể hiện thuế và các khoản phải nộp vào NSNN sẽ có 9 TK cấp 2:

–   TK 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp: phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, phải nộp, đã được khấu trừ, đã nộp và còn lại phải nộp vào NSNN

+ TK 333111: Thuế giá trị gia tăng đầu ra – phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu ra , đầu vào được khấu trừ, bị trả lại, giảm giá, phải nộp, đã nộp, còn phải nộp tiêu thụ trong kỳ.

+ TK 33312: Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu – phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp còn phải nộp vào NSNN.

–   TK 3332 – thuế tiêu thụ đặc biệt: phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

–   TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu: phản ánh số thuế xuất nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

–   TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

–   TK 3335 – thuế thu nhập cá nhân: phản ánh số thuế TNCN phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

–   TK 3336 – thuế tài nguyên: phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

–   TK 3337 – thuế nhà đất, tiền thu đất: phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuế đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

–   TK 3338 – thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường đã nộp, phải nộp và còn phải nộp vào NSNN và các loại thuế khác như: thuế môn bài;… Có hai tài khoản: TK 33381 – thuế bảo vệ môi trường và TK 33382 – các thuế khác.

–   TK 3339 – phí, lệ phí các khoản khác phải nộp: Phản ánh các khoản phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp, phải nộp và cần phải nộp vào NSNN. Ngoài ra còn thể hiện cả các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp từ phía nhà nước.

Trên đây là cụ thể về tài khoản 333 để giúp chị nắm bắt và hiểu rõ hơn. Cụ thể tài khoản nào thì phản ánh những loại thuế nào để dễ dàng hơn cho người cần thực hiện.

>>>Chuyên viên tư vấn TK 333 có kết cấu và nội dung như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174

 

Hạch toán thuế đất phi nông nghiệp được áp dụng với loại thuế gì?

 

Ta sẽ cần phải nắm rõ với việc hạch toán thuế đất phi nông nghiệp sẽ cần phải áp dụng với các loại thuế cụ thể nào?

 

Hạch toán thuế tài nguyên

 

Đầu tiên sẽ được áp dụng với thuế tài nguyên:

Thuế tài nguyên là gì?

Vậy thuế tài nguyên được hiểu như thế nào? Đây là một loại thuế đánh vào những sản phẩm thuộc về tự nhiên mà con người khai thác được nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến tài nguyên của quốc gia. Người nộp thuế thường là những cá nhân, tổ chức, đơn vị khai thác khoáng sản.

Hạch toán thuế tài nguyên TK 3336 được quy định như thế nào?

Thực hiện xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung ghi:

Nợ tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung (6278)

Có tài khoản 3336 – thuế tài nguyên

Khi thực nộp thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ tài khoản – thuế tài nguyên

Có các tài khoản 111, 112,…

Như đã phân tích ở trên thì TK dùng để hạch toán thuế tài nguyên là 3336. Và cũng đã nêu ở trên thì các khoản thuế phải nộp vào NSNN có tài khoản cấp 1 là 333 sẽ có kết bên nợ và bên có, số dư bên có và số dư bên nợ.

Theo đó doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc tính toán, kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp vào NSNN. Việc này cần phải phản ánh vào sổ kế toán các thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn.

>>>Hạch toán thuế tài nguyên là gì? liên hệ ngay 1900.6174

 

Hạch toán thuế nhà đất

Thuế đất là gì?

 Vậy thuế đất là gì? Đây là một khoản nộp vào ngân sách nhà nước mà người sử dụng đất thực hiện trong quá trình sử dụng đất thuộc đối tượng phải chịu thuế. Thuế sử dụng đất gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

hach-toan-thue-dat-phi-nong-nghiep

Hạch toán thuế đất TK 3337 được quy định như thế nào?

Trước hết cũng cần xác định số thuế đất, tiền thu đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có TK 3337 – thuế nhà đất, tiền thuê đất

Khi nộp tiền thuê nhà đất, tiền thuê đất vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3337 – thuế nhà đất, tiền thuê đất

Có các TK 111,112,…

Và cũng như các phân tích ở trên TK để tiến hạch toán tiền thuê đất là 3337 phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

Như vậy, qua đây chị có thể thấy việc hạch toán thuế phi nông nghiệp sẽ được thực hiện với những loại thuế nào, cách thức thực hiện việc hạch toán đối với mỗi loại thuế ra sao.

>>> Hạch toán thuế nhà đất là gì? liên hệ ngay 1900.6174

 

Cách hạch toán thuế đất phi nông nghiệp

 

Thực hiện việc hạch toán thuế đất phi nông nghiệp như sau:

TK 3336 – thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.

Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:

+ Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)

+ Có TK 3336 – Thuế tài nguyên.

Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

+ Nợ TK 3336 – Thuế tài nguyên

+ Có các TK 111, 112,…

–   TK 3337 – thuế nhà đất, tiền thuê đất: Phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp còn phải nộp vào NSNN.

Xác định số thuế đất, tiền thu đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

+ Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

+ Có TK 3337 – thuế nhà đất, tiền thuê đất

Khi nộp tiền thuê nhà đất, tiền thuê đất vào NSNN, ghi:

+ Nợ TK 3337 – thuế nhà đất, tiền thuê đất

+ Có các TK 111,112,…

Đây là chi tiết cách hạch toán thuế đất phi nông nghiệp mà chị cần phải nắm rõ trong quá trình thực hiện quy trình.

>>>Chuyên viên hướng dẫn Cách hạch toán thuế đất phi nông nghiệp, liên hệ ngay 1900.6174

Như vậy, có thể thấy rằng ở bài viết trên Tổng Đài Pháp Luật đã làm rõ đầy đủ cấc khái niệm xoay quanh vấn đề hạch toán thuế đất phi nông nghiệp. Cũng như làm rõ cách thức thực hiện ra sao. Mong rằng bài viết có thể giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về hạch toán thuế đất phi nông nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên lạc ngay: 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.