Hành hung người khác bị xử phạt như thế nào?

Hành hung người khác là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội được thực hiện một cách cố ý. Vậy khi nào cấu thành hành vi hành hung người khác? Mức xử phạt về tội này như thế nào? Tố cáo đối với hành vi tấn công người khác ra sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó nếu bạn đang cần được luật sư tư vấn hay hỗ trợ vụ án, hãy gọi ngay đến đường dây nóng số 1900.6174 của Tổng đài pháp luật miễn phí để được giải quyết vụ việc một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất

hanh-hung-nguoi-khac

Hành hung người khác là gì?

 

Hành hung người khác là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội được thực hiện một cách cố ý với hình thức dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên thân thể của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật.

Hành hung người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp, người thực hiện hành hung mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác hoặc cố ý gián tiếp, người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác.

Các yếu tố cấu thành hành vi hành hung người khác

 

Chị Minh (Hưng Yên) có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp như sau: 

Thưa Luật sư! Tôi có một người anh trai, năm nay 30 tuổi. Anh tôi trước đây là người nghiện ma túy, đã từng phải ngồi tù vì tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Sau khi ra tù, anh tôi tiếp tục đi tìm mua và sử dụng trái phép chất ma túy. Gia đình tôi có nhiều lần khuyên ngăn và nói chuyện nhưng anh đều bỏ ngoài tai.

Vừa qua, anh tôi lại tiếp tục mua bán ma túy và bị bố tôi phát hiện. Bố tôi và anh có lời qua tiếng lại với nhau, lúc này, anh tôi đã nổi nóng và có cầm cây gậy dựng ở góc nhà vụt hờ với mục đích hù dọa bố tôi. Nhưng đã lỡ làm bố tôi bị thương.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của anh tôi sẽ bị xử phạt về tội gì? Xin cảm ơn và hi vọng sẽ sớm nhận được câu trả lời từ phía Luật sư!

 

>>> Tư vấn các yếu tố cấu thành hành vi hành hung người khác, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời: 

Xin chào chị Minh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật! Qua quá trình nghiên cứu cũng như tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể. Để có thể kết luận một người có phải tội phạm của tội này hay không thì phải xem có đủ yếu tố cấu thành nên tội này hay không, từ đó đưa ra các biện pháp chế tài phù hợp để điều chỉnh, bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm.

Để cấu thành nên tội cố ý gây thương tích cần đáp ứng đủ các yếu tố sau:

Về mặt chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là cá nhân (bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch) có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

Theo quy định của pháp luật thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân về tội cố ý gây thương tích là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trường hợp người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm về tội này khi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Cá nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự khi rơi vào những trường hợp không đủ nhận thức hoặc năng lực trách nhiệm hình sự: Khi đang thực hiện hành vi phạm tội người này đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Khi người phạm tội lâm vào tình trạng này, cần có xác nhận của cơ sở bệnh viện đủ trình độ hoặc kết luận của giám định pháp y đủ thẩm quyền theo luật định thì mới thuộc trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vậy nên, cá nhân có lỗi cố ý thực hiện hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho người khác có đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” thì sẽ đáp ứng được điều kiện về mặt chủ thể của tội này.

Về mặt khách thể của tội phạm:

Khách thể của nhóm tội phạm này là những lĩnh vực được pháp luật Việt Nam quan tâm và bảo vệ. Đó là quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe. Khách thể của tội cố ý gây thương tích là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.

Về mặt chủ quan:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội thực hiện hành vi với mong muốn hay cố ý để kết quả xảy ra, mong muốn người khác bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe. Họ nhận thức rõ hành vi gây thương tích của mình có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ cho người khác, song mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Về mặt khách quan:

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đó là các hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người. Những hành vi này có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội tác động lên cơ thể người khác. Việc xác định tỷ lệ thương tật làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân từ 11% trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về hình sự. Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì người thực hiện chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thuộc những trường hợp được liệt kê tại Khoản 1 Điều luật này.

Quay lại với câu hỏi của chị Minh, có thể thấy hành vi của anh trai chị là hành vi hành hung, gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của bố chị. Anh trai chị khi thực hiện hành vi này cũng nhận thức được rằng hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác có thể xảy ra, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi. Ngoài ra anh trai chị cũng đã đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Do đó, trong trường hợp bố chị bị thương tích trên 11% thì anh trai chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề hành hung người khác, vui lòng nhấc máy gọi tới đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự chính xác và nhanh chóng nhất.

 

hanh-hung-nguoi-khac-yeu-to-cau-thanh

Mức xử phạt đối với hành vi hành hung người khác

 

Xử phạt hành chính đối với hành vi hành hung người khác

 

Anh Hoàng (Hà Nam) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi muốn được giải đáp về trường hợp của em trai tôi như sau:

Vợ chồng em tôi lấy nhau đã được 3 năm và có một cô con gái. Tuy nhiên, cuộc sống của hai đứa từ khi lấy nhau về gặp khá nhiều trục trặc, bất đồng, từ đó cũng ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Tôi ở nhà bên cạnh đã nhiều lần chứng kiến cảnh hai người lớn tiếng cãi vã nhau trong bữa cơm. Tuy nhiên những lần đó tôi đều sang can ngăn và chỉ dừng ở mức lời qua tiếng lại.

Đỉnh điểm là tuần trước, tôi có đi công tác xa nhà 3 ngày. Khi về tôi được nghe hàng xóm kể lại buổi tối hôm trước, em trai tôi và vợ lại tiếp tục cãi nhau. Do quá nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc nên em tôi đã có hành vi hành hung và gây thương tích cho vợ mình. Sau đó em dâu tôi đã lên trình báo công an.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này em tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Tội của em tôi có được xử phạt hành chính không hay sẽ bị xử phạt hình sự? Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Mức xử phạt hành chính đối với tội hành hung người khác như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn anh Huy đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của anh, Tổng đài tư vấn pháp luật xin được trả lời như sau:

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì:

Người bị xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về: an ninh, trật tự, phòng, chống bạo lực gia đình,… thì cá nhân sẽ phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật ; Trục xuất…

Quay trở lại với trường hợp của anh Hoàng thì em trai anh đã có hành vi đánh đập, hành hung vợ mình. Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình:

“Người nào có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”.

Xét hành vi của em trai anh Hoàng có thể thấy, em anh đã có hành vi đánh đập, tác động lên cơ thể người vợ nhằm cố ý gây thương tích.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình còn có thể bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

+ Do đó trong trường hợp này, xét thấy hành vi của em trai anh là cố ý hành hung, đánh đập vợ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của Tổng đài pháp luật. Nếu anh Huy còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề hành hung người khác bị xử phạt như thế nào, xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của tổng đài 1900.6174 để được các Luật sư có chuyên môn tư vấn chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Chồng đánh vợ xử phạt như thế nào? Thủ tục khởi kiện

Xử phạt hình sự đối với hành vi hành hung người khác

 

Anh Trường (Yên Bái) có câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau:

Bố tôi là công chức nhà nước, có thói quen là sau mỗi giờ đi làm về đều đi uống bia với các đồng nghiệp. Chiều hôm trước, như thường lệ thì sau khi tan làm, bố tôi cùng đồng nghiệp lại đi uống bia tại chỗ cũ. Khi ngồi được tầm 15-20 phút thì có một số thanh niên độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi, bước vào quán và lớn tiếng quát bàn bố tôi đang ngồi.

Những thanh niên này cho rằng đây là bàn họ đã đặt từ trước và yêu cầu tất cả những người đang ngồi ở bàn đó đứng dậy cho họ ngồi. Bố tôi và các đồng nghiệp vì không muốn làm to chuyện nên đã đứng dậy nhường chỗ cho họ và đi sang bàn khác ngồi.

Tuy nhiên chỉ mới ngồi được một lúc thì đám thanh niên đó lại tiếp tục sang gây gổ với bàn bố tôi, cho rằng bố tôi và những người còn lại đang bất mãn, nói xấu và có thái độ khinh thường họ. Không chỉ dừng lại ở đó, đám thanh niên còn lao vào đấm, đá, sử dụng điếu thuốc lào của quán để đánh vào người bố tôi cũng như những người đang ngồi ở bàn đó.

Khi đi giám định thương tật thì bố tôi bị gãy tay trái, chân và tay cũng bị thương và bầm tím, chấn thương nhẹ vùng đầu và mặt, tỉ lệ thương tích cơ thể tổng cộng là 12%. Những người còn lại tại bàn đó cũng bị thương tật từ 8% đến 18%.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này những thanh niên kia có bị xử lý hình sự đối với hành vi hành hung người khác không? Nếu có thì mức phạt tù sẽ là bao nhiêu ạ? Tôi xin cảm ơn!

 

>>> Hành hung người khác ở mức độ nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh Trường. Cảm ơn anh Trường đã gửi thắc mắc về cho Tổng đài tư vấn pháp luật! Theo như những thông tin anh cung cấp kết hợp với quá trình tìm hiểu, nghiên cứu quy định pháp luật, chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn cho tình huống của anh như sau:

Hành hung người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích. Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về các khung hình phạt của tội Cố ý gây thương tích như sau:

Khoản 1 Điều 134 Bộ luật này quy định về hành vi hành hung, cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

– Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

– Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Thuê người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

– Có tính chất côn đồ;

– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Người phạm tội nếu thuộc vào một trong các trường hợp nêu tại Khoản 1 thì sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tuy nhiên, khi ra quyết định xử phạt thì cũng cần căn cứ vào những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để có thể định khung và xử phạt một cách chính xác nhất.

Khoản 2 của Điều 134 có khung hình phạt từ 02 năm đến 06 năm, đây là khung hình phạt tăng nặng đối với người phạm tội mà thuộc các trường hợp:

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

– Khoản 3 Điều luật này quy định, nếu cá nhân rơi vào những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

– Khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định về mức phạt tù đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác nếu hành vi đó gây ra những hậu quả như sau:

– Làm chết người;

– Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

– Khoản 5 Điều 134 quy định người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

– Làm chết 02 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Đối với câu hỏi của anh Trường, căn cứ theo những thông tin mà anh cung cấp, có thể thấy những thanh niên kia đã có hành vi hành hung bố mình và những người đồng nghiệp đi cùng. Từ tình huống này, cần xét theo nhiều yếu tố:

Thứ nhất, về độ tuổi: Những nam thanh niên này có độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi và đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm.

Thứ hai, về yếu tố lỗi: Những nam thanh niên trên thực hiện hành vi hành hung với lỗi cố ý, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Thứ ba, về hậu quả: Tội cố ý gây thương tích là cấu thành vật chất, nghĩa là phải có hậu quả xảy ra thì mới cấu thành nên tội phạm. Quay lại với tình huống của anh Trường, khi thực hiện hành vi hành hung thì những thanh niên kia hoàn toàn nhận thức được rõ hành vi của mình là trái pháp luật, vi phạm pháp luật nghiêm trọng và vi phạm đạo đức xã hội. Hậu quả xảy ra là thương tích về cơ thể của bố anh và những người đồng nghiệp với tỷ lệ thương tật là từ 8% đến 18%.

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
….
i) Có tính chất côn đồ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
….
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
….
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
……
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
….
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
…. ”
Theo phân tích của điều luật trên thì những nam thanh niên có hành vi hành hung bố anh có thể sẽ phải chịu mức án là từ 05 năm đến 10 năm tù, do hậu quả xảy ra là đối với từ 02 người trở lên và tỷ lệ thương tích cơ thể là từ 8% đến 18%.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật về câu hỏi của anh Trường. Nếu anh còn thắc mắc về vấn đề xử phạt hình sự đối với hành vi hành hung người khác, hãy gọi ngay tới số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp.

>>> Xem thêm: Đánh nhau gây thương tích có bị đi tù không? Luật sư tư vấn

Tố cáo hành vi đe dọa và hành hung người khác thực hiện thế nào?

 

Chị Thảo (Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có vụ việc muốn được giải đáp như sau:

Tháng 7 vừa rồi, tôi và bạn tôi có ký kết hợp đồng lắp đặt biển quảng cáo với công ty X. Sau khi ký kết xong thì chúng tôi có đến công ty đó để bàn bạc về việc làm biển quảng cáo. Tuy nhiên trong quá trình bàn bạc tại Công ty X, hai bên đã không giải quyết được vấn đề nên tôi đã yêu cầu đi về và hôm sau bàn bạc tiếp.

Nhưng khi tôi vừa bước đến cửa để đi ra thang máy thì 2,3 nhân viên nam của Công ty X lao đến giữ tay chân lại và liên tục đấm đá vào người chúng tôi. Những nhân viên còn lại của Công ty mặc dù nhìn thấy nhưng không hề can ngăn, thậm chí còn đứng quay chụp lại và để mặc chúng tôi bị hành hung. Do là con gái và chỉ đi có 2 người nên chúng tôi không thể chống cự lại được 3 nhân viên nam kia.

Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải làm đơn tố cáo như thế nào? Và nếu tôi nộp đơn tố cáo thì bọn họ có bị phạt tù không? Mong Luật sư tư vấn!

 

>>> Luật sư tư vấn tố cáo đối hành vi hành hung người khác. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn chị Thảo đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng đài tư vấn pháp luật! Về vấn đề của chị, Luật sư xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

đ) Có tổ chức;
….
i) Có tính chất côn đồ;
….”

Theo phân tích từ điều luật trên thì có thể thấy các nhân viên nam của công ty X đã có các hành vi hành hung chị và bạn chị như: giữ tay chân, đấm, đá… Những hành vi trên đang có dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích cho người khác.

Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì chị có thể làm đơn tố giác tội phạm nhằm tố giác hành vi trái pháp luật của nhóm người kia. Sau khi làm đơn chị sẽ nộp đơn lên các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức khác có liên quan nơi có thẩm quyền giải quyết. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận sẽ phải lập biên bản và lấy chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận đơn tố giác của công dân sẽ phải báo tin lên Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Trong trường hợp chị Thảo còn thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ tới đường dây nóng của chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

to-cao-hanh-hung-nguoi-khac-o-dau

Quy trình giải quyết đơn tố cáo khi bị hành hung

 

Anh Đức (Hưng Yên) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, trước đây nhà tôi và hàng xóm có tranh chấp với nhau một miếng đất. Cho tới tận bây giờ, khi đã xét xử xong mảnh đất đó thì hai nhà vẫn thường xuyên có lời qua tiếng lại với nhau. Tuần vừa rồi, nhà tôi mới mua xe ô tô, do nhà nhỏ nên chưa có chỗ đỗ, phải đỗ ra vỉa hè và có lấn một ít sang phần đất nhà bên cạnh. Khi anh con trai của nhà đó về thấy nhà tôi đỗ xe như thế liền cầm cây gậy sắt dài 1,5m sang gây sự, đuổi đánh và đập liên tiếp vào đầu, tay, chân tôi.

Tôi đang làm đơn tố cáo hành vi hành hung của anh ta tới cơ quan công an phường để yêu cầu giải quyết. Vậy Luật sư cho tôi hỏi quy trình giải quyết đơn tố cáo hành vi hành hung người khác là như thế nào ạ?

Tôi xin cảm ơn!

 

>>> Quy trình giải quyết đơn tố cáo khi bị hành hung như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Cảm ơn anh Đức đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn pháp luật! Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho anh Đức như sau:

Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

– Thứ nhất, về nguyên tắc: Mọi tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Thứ hai, về thẩm quyền tiếp nhận:

Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

– Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác bao gồm:

+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Ngoài ra, Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Khi giải quyết tố giác, tin báo, các cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động như:

+ Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

+ Khám nghiệm hiện trường;

+ Khám nghiệm tử thi;

+ Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

– Thứ tư, về trình tự, thủ tục, thời hạn: Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Trường hợp của anh Đức, theo như những thông tin anh cung cấp thì người hàng xóm đã có hành vi gây sự, đuổi đánh và sử dụng hung khí nguy hiểm tác động lên cơ thể nhằm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của anh. Do đó, trong trường hợp này, để đảm bảo tối ưu những quyền lợi của mình thì anh cần làm đơn tố cáo hoặc tố giác hành vi trái pháp luật của người hàng xóm và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xem xét.

Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố giác thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Do đó, nếu anh muốn tố giác tội phạm thì anh cần nộp đơn tố giác lên cơ quan có thẩm quyền và trong thời hạn theo luật định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, điều tra và ra quyết định xử lý. Hi vọng thông qua nội dung tư vấn vừa rồi, anh Đức đã có cho mình câu trả lời đối với trường hợp của mình.

Nếu anh Đức còn bất kỳ băn khoăn hay câu hỏi về vấn đề này, vui lòng liên hệ tới hotline 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Tội huỷ hoại tài sản theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành hung người khác trong tình trạng say xỉn?

 

Chị Mai (Hải Dương) có câu hỏi sau:

Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi về trường hợp của em trai tôi như sau:

Em tôi hiện nay 25 tuổi, đã có vợ và 2 con. Tuy nhiên, em tôi lại là người nghiện rượu, thường xuyên đi uống rượu mà không chịu đi làm. Tối qua, em tôi lại tiếp tục đi uống rượu và trở về nhà rất khuya. Khi thấy em tôi về, em dâu có ra mở cửa và mắng em tôi vì đi uống rượu về muộn. Em tôi lúc này do có men rượu trong người cộng với việc bị la mắng đã cực kỳ bực bội và nổi nóng lại với vợ.

Sau một hồi lời qua tiếng lại với nhau, em trai tôi đã không kiềm chế được mà chạy vào nhà tìm dao, sau đó ra đuổi đánh và đâm vào người vợ 2 nhát. Em dâu tôi sau đó được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, kết luận giám định thương tật cơ thể là 16%.

Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp em trai tôi hành hung vợ khi đang say xỉn như vậy thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Rất mong sẽ nhận được câu trả lời của Luật sư về vấn đề trên ạ!

 

>>> Hành hung người khác trong tình trạng say xỉn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn chị Mai đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Sau quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật cũng như nghiên cứu về tình huống của chị, bộ phận tiếp nhận câu hỏi của chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về trường hợp cá nhân phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:

“Người nào phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo điều luật này thì cá nhân phạm tội do sử dụng có rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với em trai chị Mai, do anh này có hành vi cố ý sử dụng hung khí nguy hiểm nhằm gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của vợ, nhưng lại thực hiện trong lúc mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm về hình sự nếu hành vi đó đủ để cấu thành tội phạm.

Quy định về hành vi cố ý gây thương tích được nêu cụ thể tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 22 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017:

“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …..”

Do lỗi của em trai chị là lỗi cố ý, em trai chị biết rằng hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý để hậu quả xảy ra và mong muốn gây thương tích, tổn hại đến cơ thể vợ mình. Mặc dù lúc này trong người em trai chị đang có men rượu và có thể hành động trong trạng thái không tỉnh táo, không nhận thức rõ hành vi của mình, nhưng theo quy định của pháp luật thì em chị vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi hành hung người khác theo quy định.

>>> Xem thêm: Tội bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất?

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong vấn đề Hành hung người khác và quy định pháp luật liên quan. Hi vọng rằng thông qua bài viết, bạn đọc đã có được cho mình những thông tin, hiểu biết cần thiết về hành vi hành hung người khác. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề trên, vui lòng liên hệ tới Tổng đài pháp luật của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư hỗ trợ giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.