Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, năm 2023 có hơn 1.700 vụ việc bị xử phạt do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó phần lớn liên quan đến vi phạm nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt ngày càng đầu tư vào sáng tạo và thương hiệu, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, pháp lý.
Dưới đây là bài viết chuyên sâu do Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ – Tổng đài Pháp Luật thực hiện, nhằm giúp cá nhân và doanh nghiệp hiểu rõ quy định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng như các biện pháp xử lý hiệu quả.
>>> Thanh toán nhanh, nhận tư vấn chất lượng từ luật sư, giải quyết vấn đề hiệu quả – tất cả chỉ trong một cuộc hẹn!
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Đối với Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, các hành vi xâm phạm đối với quyền SHCN được quy định chi tiết dưới đây. Cụ thể:
– Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
Căn cứ vào Điều 126 Luật SHTT 2005 quy định các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
- Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với các đối tượng được quy định của Luật này.
– Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
Điều 127 Luật này quy định những hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi trên;
- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm của Luật này.
Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh được quy định bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
– Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
– Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại:
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
– Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
PHẠM VI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP GỒM NHỮNG GÌ?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gồm:
– Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền nhận đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền cụ theo từng chức danh; thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
– Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp không quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Việc xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp dựa trên căn cứ nào?
việc xác minh để xác định hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
– Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
– Kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;
– Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra;
– Thông tin được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.
>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ THẾ NÀO?
Căn cứ Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:
– Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt như sau:
+ Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
-
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có cần giám định không?
Có, trong nhiều trường hợp, để xác định yếu tố vi phạm có “tương tự gây nhầm lẫn” hoặc “sử dụng trái phép” hay không, cần có kết luận giám định sở hữu công nghiệp từ tổ chức giám định được công nhận bởi Bộ Khoa học & Công nghệ.
-
Thời hiệu xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 319 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hiệu yêu cầu xử lý vi phạm là 2 năm kể từ ngày phát hiện hành vi xâm phạm. Nếu quá thời hiệu, bên bị xâm phạm có thể mất quyền khởi kiện dân sự.
-
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử phạt khi chưa có văn bằng bảo hộ không?
Không, nguyên tắc xử lý vi phạm là phải có văn bằng bảo hộ hợp lệ, được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu chưa được bảo hộ chính thức, quyền sở hữu công nghiệp không được pháp luật bảo vệ.
-
Có thể xử lý hành vi xâm phạm qua mạng xã hội không?
Có, với điều kiện hành vi đó được xác định là xâm phạm quyền đã đăng ký (ví dụ sử dụng nhãn hiệu đã bảo hộ để kinh doanh, quảng cáo sai phạm…). Chủ thể có quyền yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm, yêu cầu nền tảng xử lý hoặc khởi kiện.
-
Người tiêu dùng có thể bị xử phạt nếu vô tình sử dụng hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không?
Không, nếu người tiêu dùng không biết hoặc không thể biết hàng hóa vi phạm. Tuy nhiên, thương nhân, nhà phân phối, đại lý biết rõ hoặc được cảnh báo về hành vi vi phạm nhưng vẫn tiêu thụ hàng hóa có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo là cốt lõi của phát triển, việc nhận diện và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp kịp thời là nhiệm vụ bắt buộc để bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân. Để thực hiện đúng quy định pháp luật về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp cần có chiến lược kiểm soát, đăng ký, giám sát và phản ứng nhanh.
Liên hệ Tổng đài Pháp luật ngay hôm nay để được hỗ trợ toàn diện – từ cảnh báo xâm phạm, thương lượng, đến khởi kiện – đảm bảo quyền lợi của bạn luôn được pháp luật bảo vệ.
KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ – TỔNG ĐÀI PHÁP LUẬT
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là mối đe dọa thường trực đối với doanh nghiệp và cá nhân làm kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Việc chủ động đăng ký bảo hộ, theo dõi quyền, phối hợp với luật sư để xử lý đúng luật không chỉ giúp bảo vệ giá trị thương hiệu mà còn là cách nâng cao vị thế và uy tín trên thị trường. Đừng để đến khi bị xâm phạm mới hành động – hãy bảo vệ tài sản trí tuệ ngay từ đầu.
>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!