Hôn nhân thực tế là gì? Quy định về hôn nhân thực tế theo luật 2022

Hôn nhân thực tế là hôn nhân dựa trên cơ sở thực tế không bao gồm quy trình đăng ký kết hôn. Việc các cặp đôi không đăng ký hôn thú mà dọn về sống chung với nhau vốn đã không còn xa lạ. Nhất là ngày nay, lối sống hiện đại với tư tưởng tự do khiến nhiều cặp đôi không đăng ký kết hôn nhưng vẫn sống chung như vợ chồng. Nếu vậy, họ đã được coi là vợ chồng hay chưa? Cùng Tổng Đài Pháp Luật trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, liên hệ với Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình tại tổng đài của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

hôn nhân thực tế

Hôn nhân thực tế là gì?

Chị Hải (Bắc Ninh) có câu hỏi: “Tôi và chồng dọn về sống chung từ lâu và đã có với nhau 2 con. Các cháu nhà tôi đến nay cũng đều đã lớn. Ngày trước chúng tôi quyết định sống chung nhưng không ràng buộc nên không đăng ký kết hôn. Mãi đến gần đây tôi mới được nghe về hôn nhân thực tế. Theo đó, chúng tôi sống chung lâu nên đã được coi là vợ chồng hợp pháp. Xin hỏi luật sư điều này có đúng hay không?”

>>> Liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình, gọi ngay 19006174 

Trả lời:

Tổng đài pháp luật xin chào chị Hải!

Về việc hôn nhân có phải kết hôn hay không, tư tưởng tiến bộ hiện nay không phân biệt đối xử với các cặp đôi không đăng ký kết hôn. Tuy việc đăng ký kết hôn là cột mốc bắt đầu quan hệ hôn nhân hợp pháp, cũng có những ngoại lệ riêng dành cho những cặp đôi không có giấy hôn thú. Điều này đã được xác nhận trong các quy định về hôn nhân thực tế. Theo đó, quan hệ hôn nhân thực tế là quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở thực tế là hai người chung sống với nhau như vợ chồng và có đủ các điều kiện nhưng không đăng ký kết hôn. Các cặp đôi này được gia đình và xã hội chấp nhận như đôi vợ chồng bình thường.

Tuy nhiên, mối quan hệ này được xác định cụ thể thế nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yêu cầu về nội dung và hình thức. Tức là cần phải xác định thời điểm anh chị chung sống và việc anh chị có tuân thủ các điều kiện hôn nhân hay không. Ví dụ, hôn nhân thực tế trước năm 1987 sẽ có cách xác định khác so với hôn nhân thực tế theo Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu anh chị đang có nhu cầu xác định quan hệ hôn nhân, hay muốn đăng ký kết hôn lại mà chưa biết làm thế nào, chị có thể liên hệ đến số điện thoại 19006174 của Tổng đài pháp luật để được hướng dẫn nhé.

Cách xác định hôn nhân thực tế

Câu hỏi của chị Bích Ngọc (Hà Giang): “Vợ chồng tôi dọn về ở chung không qua đăng ký kết hôn. Lý do cũng bởi ngày ấy quy định kết hôn còn chưa thực sự phổ biến. Gần đây, tôi có tìm hiểu thì mới biết đến hôn nhân thực tế là gì. Vậy tôi muốn hỏi nếu vợ chồng tôi chung sống lâu năm, vậy theo quy định hôn nhân này thì đã được coi là vợ chồng hợp pháp chưa? Cách xác định hôn nhân thực tế ra sao?”

>>> Liên hệ luật sư hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Xin chào chị Bích Ngọc!

Về thắc mắc của chị, đúng là pháp luật có những quy định về hôn nhân thực tế. Vợ chồng chung sống lâu năm mà chưa đăng ký hôn thú có thể xin xác nhận quan hệ hôn nhân nếu đủ các điều kiện cụ thể. Căn cứ theo Thông tư 01/2001 bởi Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình, có hai trường hợp được xác nhận quan hệ hôn nhân thực tế:

Thứ nhất, đối với những cặp đôi kết hôn từ trước 03/01/1987 mà không có giấy hôn thú, đầu tiên cần xem xét quan hệ hôn nhân có tự nguyện hay không. Xét trên căn cứ vào thời điểm đó, Luật hôn nhân và gia đình chưa thật sự được phổ biến rộng rãi và chưa đi sâu vào đời sống người dân. Hai bên nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng tự nguyện và dựa trên mong muốn, ý chí xây dựng hạnh phúc gia đình sẽ được coi là vợ chồng hợp pháp dù không đăng ký kết hôn. Quy định về hôn nhân thực tế trước năm 1987 cũng xác định quan hệ hôn nhân của những cặp đôi này bắt đầu kể từ ngày hai người dọn về xây dựng tổ ấm như vợ và chồng. Trong trường hợp cần thiết, vẫn khuyến khích những cặp vợ chồng này đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch. 

Thứ hai, quy định về hôn nhân thực tế cũng đề cập những cặp vợ chồng xác lập quan hệ từ sau khi Luật hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực cho tới hết năm 2000. Từ thời điểm này trở đi cũng là lúc bộ luật mới có hiệu lực. Trường hợp này, những anh chị chưa đăng ký hôn thú buộc phải đăng ký kết hôn để được coi là vợ chồng hợp pháp. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ khó giải quyết nếu hai người chưa được coi là vợ chồng đúng với pháp luật. Cho nên, nếu muốn được công nhận là vợ chồng từ sau thời điểm này, giấy đăng ký kết hôn là giấy tờ bắt buộc.

hôn nhân thực tế

Như vậy, hôn nhân thực tế trước 1987 là trường hợp chắc chắn được công nhận, các trường hợp ngoài ra cần xem xét thêm các yếu tố khác. Nếu chị và chồng kết hôn trước năm 2001 thì nên đến cơ quan hộ tịch đăng ký kết hôn để được pháp luật công nhận chị nhé. Trong trường hợp chị có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến hôn nhân thực tế, chị đừng ngại đặt lịch hẹn để được tư vấn bởi các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật nhanh chóng nhất.

Hôn nhân thực tế được công nhận trong trường hợp nào?

Chị Ngoan (Lào Cai): “Tôi và chồng kết hôn từ năm 2000. Do thời đó quy định hộ tịch còn kém phổ biến, nhất là ở vùng miền núi nên vợ chồng tôi không đăng ký kết hôn. Tới gần đây, hai vợ chồng tôi muốn mở rộng kinh doanh, các thủ tục liên quan cần đến giấy đăng ký kết hôn. Tôi muốn hỏi trong trường hợp nào thì hôn nhân thực tế được công nhận? Tôi xin cảm ơn”

>>> Hướng dẫn thủ tục xác nhận hôn nhân thực tế, gọi ngay 19006174 

Trả lời:

Tổng đài pháp luật xin chào chị Ngoan!

Để làm rõ hơn quy trình khi xác định hôn nhân thực tế là gì, pháp luật cũng đã quy định rõ ràng các trường hợp được xác nhận quan hệ hôn nhân. Trường hợp xác nhận hôn nhân thực tế trước năm 1987 sẽ chắc chắn được công nhận là vợ chồng. Đối với vợ chồng chị, cần căn cứ vào Nghị quyết 35/2000/QH10:

“Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;” 

Như vậy, do anh chị xác lập quan hệ vợ chồng trước năm 2001 và chưa đăng ký kết hôn cho tới nay nên sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Anh chị nên tiến hành thủ tục hôn thú tại cơ quan hộ tịch để được cấp giấy đăng ký kết hôn hợp lệ chị nhé.

Thủ tục xin xác nhận hôn nhân thực tế

Anh Nghĩa (Hoà Bình): “Xin chào luật sư. Tôi có người bác kết hôn từ năm 1985. Thời điểm đó chưa có quy định về đăng ký kết hôn như hiện nay, hai bác dọn về sống chung dưới sự chứng kiến của bà con. Tới nay, hai bác đã lớn tuổi, cũng muốn có giấy chứng nhận hôn nhân làm kỷ niệm. Tôi cũng đã tìm hiểu hôn nhân thực tế là gì và được biết thời điểm những năm 1985, không bắt buộc đăng ký kết hôn như ngày nay. Vậy xin hỏi luật sư thủ tục xin xác nhận hôn nhân thực tế gồm những gì ạ?”

>>> Liên hệ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn, phân chia tài sản khi ly hôn, liên hệ 19006174 

Trả lời:

Tổng đài pháp luật chào anh Nghĩa!

Về việc xác nhận hôn nhân thực tế, pháp luật hôn nhân gia đình hiện nay luôn tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng kết hôn lâu năm. Quy định về hôn nhân thực tế trước năm 1987 công nhận hai bác là vợ chồng hợp pháp. Để xin giấy xác nhận, hai bác có thể chuẩn bị các mẫu giấy tờ sau:

– CCCD hoặc CMT

– Sổ hộ khẩu gia đình

– Mẫu tờ khai yêu cầu xác nhận hôn nhân thực tế đầy đủ thông tin cần thiết

Trong đó, thời điểm hôn nhân bắt đầu có thể là ngày hai bác dọn về sống chung như vợ chồng, hoặc là ngày tổ chức đám cưới. Cơ quan hộ tịch hiện nay sẵn sàng hỗ trợ cung cấp tờ khai và hướng dẫn làm thủ tục xác nhận hôn nhân. Trong trường hợp hai bác muốn cấp xác nhận hôn nhân thực tế mà chưa biết phải làm thế nào, các luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể quy trình cho hai bác. Anh có thể liên hệ Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 19006174 để được tư vấn hỗ trợ các bác nhé.

Làm thế nào để kết thúc quan hệ hôn nhân thực tế?

Anh Thái (Hà Nam) có câu hỏi: “Vợ chồng tôi làm đám cưới mà không đăng ký hộ tịch vào năm 1993. Hiện chúng tôi có nhu cầu chia tay và đã thống nhất tất cả các vấn đề liên quan trước khi chấm dứt. Theo tôi tìm hiểu thì nếu tôi kết hôn trước năm 2001 thì được công nhận hôn nhân thực tế cho dù không đăng ký kết hôn. Vậy xin hỏi nếu giờ hai bên muốn kết thúc thì có cần thủ tục ly hôn không?”

>>> Hướng dẫn làm thủ tục xác nhận hôn nhân thực tế, gọi ngay 19006174 

Trả lời:

Tổng đài pháp luật chào anh!

Về việc xác nhận hôn nhân thực tế, đúng là anh chị sẽ được công nhận là vợ chồng hợp pháp cho dù không đăng ký hôn thú trước năm 2001. Tuy nhiên, điều này chỉ có hiệu lực cho tới năm 2003. Nói cách khác, nếu anh chị không đăng ký kết hôn trước ngày 01/01/2003 thì sẽ không được coi là vợ chồng.

Trong trường hợp anh muốn ly hôn mà chưa xác nhận hôn nhân thực tế, anh có thể cân nhắc có ly hôn tại Tòa hay không. Các trường hợp cần thiết ra Tòa có thể bao gồm tranh chấp phân chia tài sản, con chung,… không thể tự thỏa thuận được. Xét thấy anh chị ly hôn thuận tình và giải quyết xong các vấn đề liên quan, ly hôn có thể không phức tạp và giải quyết nhanh chóng theo thoả thuận của cả hai. Do đó, việc chấm dứt hôn nhân thực tế tại Toà án hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của anh chị nhé.

Thủ tục ly hôn không có đăng ký kết hôn thực hiện như nào?

Câu hỏi của chị Nghiên (Hà Nội): “Tôi và chồng không đăng ký kết hôn và sống chung từ năm 2000. Tới nay, chúng tôi quyết định ly hôn. Tôi lo lắng vì không có căn cứ kết hôn mà việc giải quyết tài sản, con chung… sẽ gặp khó khăn. Vậy xin hỏi luật sư nếu không đăng ký kết hôn mà ly hôn thì có được giải quyết không?”

>>> Hướng dẫn thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn, liên hệ hotline 19006174 

Trả lời:

Xin chào chị Nghiên!

Về thủ tục ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn, pháp luật hiện nay quy định thủ tục ly hôn khác nhau cho các đối tượng sống chung trước và sau năm 2003. Do anh chị bắt đầu quan hệ vợ chồng từ năm 2000 nên sẽ tuân theo quy định hôn nhân thực tế và ly hôn theo quy trình dựa theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Bước 1: Chuẩn bị giấy xác nhận hôn nhân thực tế và bộ hồ sơ ly hôn đúng với pháp luật hiện nay.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn lên cơ quan có thẩm quyền cấp huyện để được xem xét.

Bước 3: Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ ly hôn và quyết định có thụ lý ly hôn hay không. Nếu yêu cầu ly hôn được thụ lý, chị sẽ phải tạm ứng án phí ly hôn trước phiên toà xét ly hôn.

Bước 4: Xử lý ly hôn tại Toà: anh chị được yêu cầu có mặt tại phiên tòa sơ thẩm để tiến hành chấm dứt hôn nhân và phân chia các tài sản liên quan.

hôn nhân thực tế

Như vậy, bên cạnh hồ sơ ly hôn, chị cần chuẩn bị giấy xác nhận hôn nhân thực tế do chưa đăng ký hôn thú. Thủ tục ly hôn sau đó vẫn được diễn ra bình thường. Các vấn đề liên quan đến con chung, tài sản,… nếu không thể được thống nhất trước thì sẽ do Tòa án can thiệp giải quyết. Trong trường hợp chị đang muốn ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn mà không biết phải làm thế nào, chị có thể đặt câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn để được tư vấn bởi các luật sư của Tổng đài pháp luật chị nhé.

Sau khi chấm dứt hôn nhân thực tế thì chia tài sản như thế nào?

Câu hỏi của chị Vân (Phú Thọ): “Mình và chồng không đăng ký kết hôn. Hiện cả hai không muốn sống chung nữa và sẽ chia tay. Cháu nhà mình đã lớn và cháu muốn ở với mẹ. Tuy nhiên, mình có thắc mắc sau khi chấm dứt hôn nhân thực tế thì tài sản được chia như thế nào? Mong luật sư giải đáp”

>>> Tư vấn, hướng dẫn thủ tục tranh chấp tài sản khi ly hôn, liên hệ 19006174 

Trả lời:

Xin chào chị Vân!

Theo Khoản 1 Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc phân chia tài sản giữa cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn được quy định như sau: 

“Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Cũng theo Điều 224 Bộ luật dân sự 2015

“1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Trong trường hợp anh chị đã thoả thuận về việc phân chia tài sản khi kết thúc quan hệ hôn nhân thực tế, việc tài sản giao cho ai hoàn toàn do ý nguyện của hai bên. Chỉ khi không thể thống nhất, Toà mới tiến hành phân chia dựa trên các căn cứ trong thời kỳ hôn nhân của anh chị. Tranh chấp tài sản khi ly hôn vốn đã gặp nhiều khó khăn, khi không đăng ký kết hôn càng cần nhiều thủ tục liên quan. Chị nên tìm một đơn vị luật sư uy tín để hỗ trợ giải quyết. Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng tư vấn cho chị sớm nhất.

Trên đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan đến hôn nhân thực tế đối với các trường hợp cụ thể. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xác nhận hôn nhân thực tế trước năm 1987, hôn nhân thực tế theo luật hôn nhân gia đình 2014, bạn có thể gọi ngay tới hotline 19006174 để được các luật sư chuyên môn cao của Tổng Đài Pháp Luật tư vấn sớm nhất nhé.