Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn theo luật mới nhất 2024

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn là điều nhiều chị em trăn trở khi quyết định chấm dứt hôn nhân. Chắc chắn khi ly hôn, vợ chồng cần thảo luận và thống nhất các vấn đề liên quan chung để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả hai.

Nếu vậy, phụ nữ có quyền gì và được ưu tiên như thế nào khi ly hôn tại Tòa án? Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật nhé.

>>> Tư vấn ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn bao gồm những gì?

Câu hỏi của chị Thảo (Vĩnh Phúc):
“Tôi và chồng kết hôn được hơn 2 năm, tới nay mới có cháu đầu lòng. Hiện tôi đang mang thai tháng thứ 7. Chồng tôi cả ngày đi làm, tới tối về lại ra ngoài tụ tập bạn bè. Tôi chưa dám than phiền vì chồng vô tâm thì mới đây, tôi bắt gặp chồng đi với nhân tình. Tôi nói chuyện với chồng thì anh đã thẳng thừng thừa nhận qua lại với người thứ 3. Anh ta còn nói sẽ ly hôn với tôi, sau khi sinh con sẽ đưa con về nuôi và yêu cầu tôi sau khi ly hôn dọn ra khỏi nhà. Tôi thấy việc níu kéo cũng không có tác dụng gì. Vậy xin hỏi luật sư ly hôn, quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn bao gồm những gì? Trong trường hợp của tôi, tôi có phải giao con cho chồng hay không?”

>>> Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn, gọi ngay hotline 1900.6174 

Trả lời:

Tổng Đài Pháp Luật chào chị, sau đây là câu trả lời của chúng tôi về câu hỏi của chị:

Trước tiên, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về quyền nuôi con và quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn. Theo đó, trong trường hợp chị là người đang mang thai, chồng chị không có quyền yêu cầu ly hôn, hoặc sẽ bị bãi bỏ yêu cầu ly hôn tại Tòa án. Điều này đã được quy định rõ ràng tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: 

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. “

Như vậy, từ thời điểm chị bắt đầu mang thai tới khi cháu nhỏ đủ 12 tháng tuổi, chồng chị không thể yêu cầu ly hôn. Điều này phù hợp với quyền phụ nữ và trẻ em và được pháp luật bảo hộ. Cháu bé sau khi sinh cũng cần sự chăm sóc của người mẹ cạnh bên, càng không thể giao cho người vô tâm như chồng chị. Để đảm bảo quyền của con cái khi cha mẹ ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định quyền nuôi con cụ thể như sau: 

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
 
Khi cháu bé chưa đủ 36 tháng tuổi mà cha mẹ ly hôn thì sẽ được giao cho chị chăm sóc. Người bố tuy không trực tiếp nuôi cháu nhưng vẫn có nghĩa vụ chăm lo và cấp dưỡng. Kể cả khi ly hôn chị có gặp khó khăn về chỗ ở thì vẫn có quyền lưu cư tại căn nhà cũ trong 6 tháng. Hơn nữa, xét thấy mối quan hệ của anh chị xuất hiện người thứ ba. Dưới tư cách người chồng và người cha, chồng chị đã không hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình. Chị yên tâm rằng pháp luật hiện tại luôn công bằng nhìn nhận quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn. Do đó, trong trường hợp hai bên ly hôn thuận tình thì luật pháp cũng căn cứ vào lỗi của người chồng mà xét xem anh ta có đủ điều kiện nuôi con hay không. Chị nên dựa vào điểm này và nêu nguyện vọng nuôi con trước Tòa để được nuôi cháu chị nhé. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp của chị, nếu trong quá trình làm hồ sơ ly hôn gặp khó khăn thì đừng ngần ngại gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được đội ngũ luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân gia đình hỗ trợ nhanh chóng nhất! 

Trân trọng gửi tới chị!

>> Xem thêm: Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn được quy định thế nào?

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn vì chồng ngoại tình?

Câu hỏi của chị Tú (Hải Dương):
Thưa luật sư, mới đây tôi phát hiện chồng ngoại tình. Hai vợ chồng tôi đã nói chuyện nhưng có vẻ chồng tôi không hợp tác và không cắt đứt quan hệ với người thứ 3. Từ khi lấy nhau, tôi vẫn luôn hoàn thành nghĩa vụ trong gia đình, lo lắng chu toàn. Nhưng hiện chồng tôi muốn cắt đứt quan hệ và ly hôn. Chúng tôi cũng có nhà, xe chung từ ngày vun vén gia đình. Tôi cũng không muốn lãng phí bao nhiêu công sức mình đã bỏ ra chăm lo cho chồng con. Vậy xin hỏi luật sư quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn vì chồng ngoại tình gồm những gì? Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình? Nếu tài sản chung của chúng tôi đều đứng tên chồng thì tôi nên làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?”

>>> Tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình, liên hệ Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174  

Trả lời:

Xin chào chị Tú!

Khi chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn, làm sao để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình cũng là vấn đề nhiều chị em phụ nữ băn khoăn. Đứng trên phương diện của người vợ, tài sản chung tích cóp bao năm hẳn nên được phân chia hợp lý. Pháp luật hiện hành cũng có những quy định về quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn trên nhiều phương diện.

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn

Đối với tài sản chung khi ly hôn, nếu tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của cả hai thì vẫn được coi là tài sản chung để phân chia. Khi làm thủ tục ly hôn, chị nên nêu rõ danh sách tài sản chung để Tòa án được biết và tiến hành phân chia. Chị tham khảo quy định về chia tài sản khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”

Đối với quyền lưu cư sau ly hôn, pháp luật cũng tạo điều kiện để vợ chồng không gặp khó khăn về nơi ở, quy định trong Điều 63 Bộ luật này như sau:

“Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
 
Như vậy, các quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn đều được pháp luật bảo hộ. Trước hết, nếu chị đồng ý ly hôn thuận tình, chị nên chuẩn bị minh chứng ngoại tình của chồng để làm căn cứ trước Tòa. Từ đó, có thể yêu cầu xem xét lỗi từ phía chồng và đề nghị phân chia tài sản phù hợp với công sức và quyền lợi hợp pháp của chị. Tuy nhiên, việc tranh chấp tài sản có thể khá rắc rối và không tránh khỏi sai sót. Để đảm bảo quyền lợi của mình, chị nên tìm đơn vị luật sư uy tín hỗ trợ tranh chấp tài sản khi ly hôn. Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ hỗ trợ chị giải quyết mọi khó khăn. Việc này sẽ giúp chị tiết kiệm thời gian, công sức khi ly hôn nhé. Liên hệ tới số điện thoại 1900.6174 để đặt lịch ngay hôm nay!

Tư vấn về quyền nuôi con của phụ nữ sau khi ly hôn?

Chị Hân (Hà Nội): “Tôi và chồng sẽ tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn thời gian tới đây. Chúng tôi đã thỏa thuận xong các vấn đề liên quan đến tài sản, nhà cửa sau khi ly hôn, Tuy nhiên, cả hai đều muốn được nuôi con, do vợ chồng chồng tôi chỉ có duy nhất một cháu. Hiện cháu đã 8 tuổi và cũng mong muốn ở với mẹ. Vậy xin hỏi luật sư quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn liên quan đến quyền nuôi con như thế nào? Mong luật sư tư vấn.”

>>> Giành quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn, gọi ngay hotline 1900.6174

Trả lời: 

Tổng đài pháp luật chào chị!

Về quyền nuôi con khi ly hôn, nhiều cặp vợ chồng thường không thể tự thống nhất dẫn đến sự can thiệp của Tòa án. Khi đó, Tòa sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng quyền lợi của con như môi trường sống, giáo dục, điều kiện kinh tế để quyết định cháu ở với ai. Cũng theo như Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi cháu trên 7 tuổi sẽ xem xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án vẫn có thể ra phán quyết thay đổi quyền nuôi con trong một số trường hợp cụ thể. Chị có thể tham khảo Luật hôn nhân và gia đình 2014 để biết các quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn nhé:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn

Nếu cháu mong muốn được ở cùng chị, chị nên chuẩn bị thêm chứng minh kinh tế, điều kiện sống,… để đề nghị Tòa cho cháu sống với chị. Đây là những căn cứ cần thiết để giành quyền nuôi con tại phiên tòa ly hôn. Đồng thời, cũng nên đảm bảo rằng chồng chị thực hiện nghĩa vụ chăm lo, cấp dưỡng cho con để cháu không thiếu thốn tình thương của bố mẹ. Tòa án luôn cân nhắc đảm bảo quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của con cái. Nếu chị đang có thắc mắc về quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn, giành quyền nuôi con khi ly hôn, chị có thể đặt câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn để các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ và tư vấn luật dân sự miễn phí.

Phân chia quyền sở hữu nhà chung khi ly hôn ?

Câu hỏi của chị Tú (Tp.Hồ Chí Minh): “Tôi và chồng hiện đang tiến hành ly hôn. Do tôi đơn phương xin ly hôn nên hai bên chưa thể thống nhất được tất cả các vấn đề liên quan tới phân chia tài sản. Hai bên đều có xe riêng nên tôi không lo ngại. Cả hai có mua chung một ngôi nhà vào năm 2015, hiện chúng tôi chưa phân chia được. Vậy xin hỏi trong trường hợp ly hôn thì quyền sở hữu ngôi nhà được phân chia thế nào ạ?”

>>> Tư vấn phân chia quyền cấp dưỡng khi ly hôn, liên hệ hotline 1900.6174 

Trả lời:

Tổng đài pháp luật xin chào chị Tú!

Trong trường hợp ly hôn đơn phương, đúng là rất khó để hai bên có thể cùng thống nhất phân chia tài sản. Trước hết, chị cần xác định đây là tài sản chung, do phát sinh từ thu nhập trong thời kỳ hôn nhân của anh chị. Do đó, nếu cả hai không thể thống nhất trước, khi ly hôn tại Tòa sẽ phải xem xét giá trị tài sản để phân chia cho hai bên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào tài sản chung cũng sẽ được chia đôi cho vợ và chồng. Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về phân chia tài sản khi ly hôn. Căn cứ Điều 59, Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật”

Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào các cơ sở trên để phân chia tài sản cho anh chị hợp lý nhất. Phần tài sản phân chia có thể dưới giá trị tiền mặt hoặc hiện vật. Trong trường hợp anh chị chưa thể bán căn nhà khi kết thúc quan hệ vợ chồng mà chị gặp khó khăn về chỗ ở, chị có quyền lưu cư lại căn nhà này trong vòng 6 tháng từ thời điểm có bản án ly hôn. Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào khác về quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn, chị liên hệ Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ nhé.

Vợ có quyền đòi chia căn nhà do bố mẹ chồng để lại không?

Chị Phương Anh (Hà Nội): “Vợ chồng tôi kết hôn tới nay được 20 năm. Do đời sống hôn nhân phức tạp nên hiện cả hai quyết định ly hôn. Căn nhà vợ chồng tôi đang sống là do bố mẹ chồng để lại, nhưng hiện hai cụ đã mất và gia đình chưa kịp đăng ký lại sổ đỏ mới. Tôi chưa có thời gian tìm hiểu rõ về quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn nên không biết quy định về phân chia tài sản thế nào. Vậy xin hỏi luật sư đất bố mẹ cho khi ly hôn chia thế nào?”

>>> Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Xin chào chị Phương Anh!

Hiện nay, khi xử lý ly hôn, Tòa án chỉ đề cập và hỗ trợ phân chia các tài sản chung do vợ và chồng tạo nên trong quá trình chung sống. Chị tham khảo Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về tài sản chung như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Theo đó, hiện không có căn cứ xác định mảnh đất bố mẹ chồng chị để lại là tài sản chung do anh chị không phải người đứng tên trực tiếp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thêm vào đó, khi xét về quan hệ sở hữu tài sản thì đây có thể coi là tài sản thừa kế riêng của chồng chị Anh là người thừa kế hàng thứ nhất và sẽ được trực tiếp thừa hưởng di sản. Hiện nay, pháp luật về thừa kế chưa đề cập quyền thừa hưởng của con dâu. Do đó, ngôi nhà này sẽ được coi là tài sản riêng và không được phân chia chị nhé.

Vợ có quyền đòi chia tài sản được mẹ chồng cho trong lúc ly thân không?

Câu hỏi của chị Bích (Đà Lạt): “Xin chào luật sư. Vợ chồng tôi đã ly thân hơn 2 năm nay và giờ quyết định giải thoát cho nhau. Chồng tôi vốn là người hiền lành, chăm chỉ chịu khó. Cho tới gần đây, anh chơi cá độ liên tục, dẫn đến hao hụt tiền bạc trong gia đình. Từ đó chúng tôi mới ra ở riêng. Mẹ chồng tôi thì rất thương con dâu, cũng muốn hai vợ chồng ổn định lại. Trong thời gian ly thân, mẹ tôi có gọi vợ chồng tôi về nói chuyện và cho tôi một khoản tiền để kinh doanh thêm, cũng như lo cho con cái. Tuy nhiên, khoản tiền này sau đó bị chồng tôi lấy đi mà không báo trước. Đây rõ ràng là khoản tiền riêng mẹ chồng cho tôi. Vậy xin hỏi luật sư khi ly hôn, tôi có quyền giành lại khoản tiền này không ạ?”

>>> Liên hệ luật sư tư vấn quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn, gọi ngay 19006174 

Trả lời:

Tổng đài pháp luật xin chào chị Bích!

Về việc xác định tài sản chung khi ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như dưới đây:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
 
Như vậy, tuy đã ly thân nhưng hai anh chị vẫn chưa thực sự chấm dứt quan hệ hôn nhân tại Tòa án. Do đó, khoản tiền này được trao cho chị khi anh chị vẫn là vợ chồng. Nếu có cơ sở khẳng định đây là tài sản chung, khoản tiền này sẽ được phân chia cho cả hai bên khi anh chị ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp chị có đủ căn cứ chứng minh đây là khoản tiền mẹ chồng chị tặng riêng cho chị và con, chị không cần phải chia số tiền này cho chồng mà có thể được hưởng toàn bộ. Để làm được điều này, chị nên chứng minh rằng ý chí của mẹ chồng chị khi cho chị số tiền này là để phục vụ cho đời sống các cháu, cũng như phụ giúp kinh tế của mẹ con chị. Nếu chị đang muốn ly hôn mà không biết quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn như thế nào, chị hoàn toàn có thể liên hệ luật sư của chúng tôi để được hướng dẫn nhé.

Trên đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan đến quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn và các quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, bạn hoàn toàn có thể liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được các luật sư Tổng Đài Pháp Luật tư vấn cụ thể hơn nhé.

 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174