Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không? Mẫu hợp đồng cho ở nhờ chuẩn xác nhất

Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không? Khi đến bất kì một địa phương nào khác vì lý do nhất định (như đi học, đi làm,…), chúng ta thường sẽ có nhu cầu lưu trú lại tại đó. Hoạt động lưu trú tại các địa phương thường sẽ được thể hiện thông qua hình thức chủ yếu nhất là mua nhà và thuê nhà. Những hình thức này thì thường sẽ mất một khoản chi phí nhất định cho việc sinh hoạt. Để tiết kiệm chi phí, thì nhiều người đã xin ở nhờ nhà người khác.

Có một số người sẽ có những người thân quen, bạn bè tại địa phương nào đó và họ có thể tự thỏa thuận được với họ về vấn đề ở nhờ trong một khoản thời gian nhất định. Vậy cụ thể pháp luật quy định như thế vấn đề cho ở nhờ? Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng hay chứng thực không? Thủ tục thực hiện việc công chứng hợp đồng cho ở nhờ nhà ở? v.v…

Đừng vội lo lắng, tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc về pháp luật nào khác, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174.

>>>Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không? Liên hệ ngay 1900.6174

Anh Huy ở Đà Nẵng đặt câu hỏi như sau:

“Xin chào luật sư!

Tôi nghe nói hợp đồng cho ở nhờ thì không cần phải công chứng. Và tôi cũng nghe từ một nguồn thông tin khác thì hợp đồng này cần phải công chứng. Tôi không biết thông tin nào mới chính xác. Nên tôi muốn nhờ luật tư vấn giúp tôi cụ thể hợp động thuê cho ở nhờ thì có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không. Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 đã nhận được câu hỏi từ bạn. Sau khi tìm hiểu các thông tin pháp luật về loại hợp đồng nêu trên chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp cho sự thắc mắc của bạn như cụ thể trong bài viết sau.

Hợp đồng cho ở nhờ là gì?


Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi “Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không?’, chúng ta hãy cùng tìm đi tìm hiểu khái niệm về hợp đồng cho ở nhờ.

Ở nhờ chính là hoạt động khi một cá nhân đến ở và sinh sống tại một thành phố khác. Thay vì phải mất công đi thuê hay mua nhà, họ thường thông qua các mối quan hệ thân quen để được ở nhờ lại. Nói một cách dễ hiểu, ở nhờ chính là giao dịch mượn nhà người khác để ở bằng cách sống chúng với họ hoặc mượn toàn bộ căn nhà để sinh soạt nhưng không sinh sống cùng

Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở là văn bản thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc xác lập quan hệ cho ở nhờ nhà ở. Trong đó một bên có nhà ở cho ở nhờ, còn một bên có nhu cầu sử dụng nhà ở để ở và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

hop-dong-cho-o-nho-co-can-cong-chung

Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: Họ và tên cá nhân của các bên; mô tả các đặc điểm của nhà ở, đặc điểm của các thửa đất ở gắn với nhà ở đó; thời gian giao và nhận nhà ở; thời hạn cho ở nhờ; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; Thời điểm hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên (căn cứ theo quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở).

>>> Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không? Liên hệ ngay 1900.6174

Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không?


Sau đây là 05 loại hợp đồng về nhà ở mà không cần bắt buộc phải công chứng, chứng thực:

– Trường hợp 1: Hợp đồng về tổ chức cho nhà tinh nghĩa hoặc nhà tình thương

– Trường hợp 2: Hợp đồng về mua bán, cho thuê nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước

– Trường hợp 3: Hợp đồng về mua bán, cho thuê nhà ở xã hội hoặc nhà ở phục vụ mục đích tái định cư

– Trường hợp 4: Hợp đồng về góp vốn bằng nhà ở mà một trong những bên là tổ chức

– Trường hợp 5: Hợp đồng về cho thuê, mượn, ở nhở, ủy quyền việc quản lý nhà ở

Có thể thấy, hợp đồng cho ở nhờ cũng thuộc một trong những trường hợp trên. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng, chức thực không” là KHÔNG BẮT BUỘC.

Cụ thể, về bản hợp đồng này, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau dưới dạng lời nói, hành vi… Tuy nhiên, hoạt động này cũng rất dễ dẫn đến các tranh chấp vì dựa trên sự tin tưởng mà không có văn bản nào. Khi tranh chấp xảy ra rất khó để có thể chứng minh thiệt hại xảy ra do các bên vi phạm thực hiện hành vi.

Thực tế, lúc xảy ra tranh chấp thì ta mới thấy sự quan trọng của hoạt động công chứng Hợp đồng cho ở nhờ. Vì vậy để bảo đảm được sự an toàn pháp lý cho mình, các bên nên tiến hành việc lập Hợp đồng cho ở nhờ và công chứng rõ ràng để khi có xảy ra các tranh chấp sẽ đỡ mất thời gian và công sức để giải quyết các vấn đề.

>>> Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không? Liên hệ ngay 1900.6174

Mẫu hợp đồng cho ở nhờ và nhập hộ khẩu


Sau đây là 02 mẫu hợp đồng cho ở nhờ và nhập hộ khẩu mà bạn có thể tham khảo:

MẪU SỐ 01: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ NHÀ

 

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20…

Chúng tôi gồm có:

Bên cho ở nhờ nhà: (Gọi tắt là bên A):

+ Họ và tên:………………………………………………….. SN: ………………………

Có hộ khẩu thường trú tại:…………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………..

Là chủ hộ (hoặc chủ nhà):…………………………………………………………………

Bên mượn ở nhờ nhà : (Gọi tắt là bên B) :

+ Họ và tên :…………………………………….. SN :…… CMND :…………………

Có hộ khẩu thường trú tại :………………………………………………………………..

Hiện nay đang ở tại :………………………………………………………………………..

Hai bên tự nguyện thỏa thuận và thống nhất như sau :

Bên A đồng ý cho bên B được ở nhờ nhà.

Tại :…………………………………………………………………………………………….

Quận : …………………………………………………… Từ ngày :……………………….

Bên B gồm có : ………… nhân khẩu được ở nhờ : ………… m2  nhà.

Bên B chỉ được quyền ở và nhập hộ khẩu vào địa chỉ nhà bên A, bên B không được tranh chấp nhà, yêu cầu gì về tài sản của bên A.

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau và mỗi bên giữ 01 bản.

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

>>>Xem thêm: Điều 385 bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào về hợp đồng dân sự?                                                                                                     

hop-dong-cho-o-nho-co-can-cong-chung


MẪU SỐ 02: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ

 

Hôm nay, ngày  [..] tháng [..] năm [..], tại địa chỉ: [..], chúng tôi gồm: 

BÊN CHO Ở NHỜ:

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

(Dưới đây, Bên cho ở nhờ được gọi tắt là “Bên A”)

BÊN Ở NHỜ:

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

(Dưới đây, Bên ở nhờ được gọi tắt là “Bên B”)

Hai bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng này theo các Điều, Khoản thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: NHÀ CHO Ở NHỜ

Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại địa chỉ: [..] – theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: [..], Số QĐ cấp: [..]; MS: [..] do UBND [..] cấp ngày [..], đứng tên [..], thông tin chi tiết về nhà ở được thể hiện trong giấy chứng nhận nêu trên.

ĐIỀU 2: THỜI HẠN CHO Ở NHỜ

Thời hạn ở nhờ là [..] năm kể từ ngày Hợp đồng này được ký kết.

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH CHO Ở NHỜ

Để ở và nhập hộ khẩu thường trú vào địa chỉ của ngôi nhà nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này.

ĐIỀU 4:  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1.    Quyền của Bên A

4.1.1.   Đòi lại ngôi nhà ngay sau khi hết thời hạn ở nhờ. Nếu Bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng ngôi nhà thì được đòi lại nhà đó mặc dù Bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là 30 ngày;

4.1.2.   Đòi lại nhà khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của Bên A;

4.1.3.   Đòi bồi thường thiệt hại đối với ngôi nhà do Bên B gây ra.

4.2.    Nghĩa vụ của Bên A

4.2.1.   Cung cấp thông tin cần thiết về ngôi nhà và khuyết tật của nhà ở, đất ở (nếu có);

4.2.2.   Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị của ngôi nhà (nếu có);

4.2.3.   Bồi thường thiệt hại cho Bên B, nếu biết ngôi nhà có khuyết tật mà không báo cho Bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà Bên B biết hoặc phải biết.

ĐIỀU 5:  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1.    Quyền của Bên B

Được sử dụng ngôi nhà theo đúng công dụng của nhà và đúng mục đích đã thỏa thuận;

5.2.    Nghĩa vụ của Bên B

5.2.1.   Giữ gìn, bảo quản ngôi nhà, không được tự ý thay đổi tình trạng của ngôi nhà nếu không có sự chấp thuận của bên A; nếu ngôi nhà hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

5.2.2.   Được đầu tư để làm tăng giá trị của ngôi nhà.

5.2.3.   Ngừng và khắc phục việc khai thác, sử dụng ngôi nhà nếu việc khai thác sử dụng ngôi nhà có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

5.2.4.   Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng ngôi nhà.

5.2.5.   Không được cho người khác thuê, mượn lại nếu không có sự đồng ý của bên A.

5.2.6.   Sử dụng ngôi nhà đúng mục đích và trả lại tài sản đúng thời hạn.

ĐIỀU 6: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

6.1.    Bên A cam đoan:

6.1.1.   Những thông tin về nhân thân, về ngôi nhà đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

6.1.2.   Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

6.1.3.   Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

6.2.    Bên A cam đoan:

6.2.1.   Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

6.2.2.   Đã xem xét kỹ, biết rõ về ngôi nhà;

6.2.3.   Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

6.2.4.   Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì Hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong Hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

8.1.    Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi Hai bên ký kết theo quy định của pháp luật. Những nội dung thỏa thuận không được ghi nhận trong Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

8.2.    Hai bên đã đọc nguyên văn bản hợp đồng này, đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này có [..] ([..]) tờ, [..] ([..]) trang, được lập thành 02 (hai) bản chính có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng./.  

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

>>>Mẫu hợp đồng cho ở nhờ ? Liên hệ ngay 1900.6174

Hồ sơ công chứng hợp đồng cho ở nhờ nhà ở cần chuẩn bị những gì?


Căn cứ theo như quy định tại Điều 40, Điều 41 của Luật công chứng 2014 thì các bên công chứng hợp đồng cho ở nhờ cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo như mẫu có sẵn của tổ chức hành nghề công chứng);

– Dự thảo Hợp đồng cho ở nhờ (có thể tự soạn hoặc cũng có thể đến tổ chức hành nghề công chứng để được hướng dẫn);

– Bản chính giấy tờ tùy thân của những người yêu cầu công chứng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc các giấy tờ khác của các bên có yêu cầu công chứng hợp đồng cho ở nhờ;

– Bản chính của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên (giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân);

– Sổ hộ khẩu của các bên;

– Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng để tiến hành các giao dịch cho ở nhờ. Ví dụ: Sổ đỏ.

>>> Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không? Liên hệ ngay để nhận sự tư vấn chi tiết nhất 1900.6174

Thủ tục công chứng hợp đồng cho ở nhờ nhà ở


Trình tự thủ tục để tiến hành công chứng hợp đồng cho ở nhờ sẽ được tiến hành các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ


Các bên yêu cầu công chứng tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên và nộp hồ sơ tại các tổ chức có thẩm quyền công chứng theo như quy định của pháp luật.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ


Công chứng viên cần tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ các bên yêu cầu công chứng đã nộp.

Trường hợp những người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo hợp đồng thì công chứng viên sẽ kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản.

Nếu trong dự thảo của hợp đồng có các điều khoản vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp với các quy định của pháp luật, Công chứng viên cần phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu như người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì các Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

hop-dong-cho-o-nho-co-can-cong-chung

Bước 3: Ký tên


Các bên yêu cầu công chứng tự đọc lại các dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho các bên cùng nghe theo như đề nghị của các bên yêu cầu công chứng.

Nếu các bên yêu cầu công chứng không có thắc hay ý kiến và đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó. Và công chứng viên sẽ yêu cầu người có nhu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ hồ sơ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký tên cụ thể vào từng trang của hợp đồng theo như quy định của pháp luật.

Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả


Nộp phí theo như quy định cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là hợp đồng cho ở nhờ đã được công chứng theo như giấy hẹn.

– Đối với cá nhân, hộ gia đình:

Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng là sau 3 giờ (chiều) thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo. Còn nếu trong trường hợp hợp đồng có nhiều yếu tố, tình tiết phức tạp thì sau không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hợp đồng của bạn sẽ được công chứng

– Đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài:

Hộ đồng của bạn sẽ được công chứng sau không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

>>> Tư vấn về vấn đề “Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không?” Liên hệ ngay 1900.6174

 Mức phí công chứng hợp đồng cho ở nhờ nhà ở


Căn cứ theo như quy định điểm b Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 257/2016/TT-BTc thì cần phải căn cứ vào giá trị của hợp đồng thuê nhà ở để xác định mức phí công chức theo các mốc giá trị dưới đây mà mức phí công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, cụ thể như sau: 

– Giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) là dưới 50 triệu đồng: Mức thu là 40.000VNĐ;

– Giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ 50.000.000 VNĐ cho đến 100.000.000 VNĐ: Mức thu là 80.000VNĐ;

– Giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 100.000.000 VNĐ cho đến dưới 1 tỷ đồng: Mức thu 0,08% giá trị tài sản hoặc các giá trị hợp đồng, giao dịch;

– Giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 01 tỷ đồng cho đến 03 tỷ đồng: Mức thu 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc của giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng;

– Giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 03 tỷ đồng cho đến 05 tỷ đồng: Mức thu sẽ là 02 triệu đồng + 0,05% phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng;

– Giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 05 tỷ đồng cho đến 10 tỷ đồng: Mức thu 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc của giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng;

– Giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên trên 10 tỷ đồng thì mức thu sẽ là 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa sẽ là 8 triệu đồng/trường hợp);

>>> Luật sư giải đáp “Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không?” Liên hệ ngay 1900.6174

Cơ quan nào giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ?


C
ăn cứ vào Điều 26 BLTTDS 2015: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về dân sự, hợp đồng dân sự hay về quyền sở hữu, sử dụng tài sản… là Tòa án nhân dân

Do vậy, để giải quyết các tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn thì các bên có thể gửi yêu cầu ra các Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền đối với từng loại nhà cho ở nhờ, cho mượn trong các trường hợp cần xác định ai là chủ sở hữu, đối với các tranh chấp liên quan đến nhà đất.

>>> Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không? Liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn. Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên, xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.