Kết hôn với người Nhật tại Việt Nam là thủ tục hành chính phức tạp khiến nhiều người bối rối trong quá trình thực hiện. Để giúp bạn đọc thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Câu hỏi
Chị Ánh (Hoàng Mai – Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong muốn được tư vấn như sau:
Năm 2020, người yêu tôi có đến Việt Nam du lịch. Trong thời gian này, tôi và anh quen nhau. Sau một thời gian dài tìm hiểu, chúng tôi dự định sẽ tiến hành tiến tới hôn nhân. Anh là người Nhật, hiện tại anh đã về Việt Nam làm việc. Vậy tôi mong Luật sư tư vấn giúp tôi về hồ sơ, thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam. Tôi cảm ơn Luật sư!
Phần trả lời của Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình:
Cảm ơn chị Ánh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các Luật sư chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:
Điều kiện để đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về điều kiện để đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam, liên hệ ngay 1900.6174
Để kết hôn với bạn trai người Nhật của chị tại Việt Nam, chị Ánh phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 126 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về kết hôn có yếu tố nước ngoài:
“1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài, mỗi bên sẽ phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn này được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo những quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài đang thường trú ở Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Do vậy, nếu việc kết hôn của hai anh chị được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam, người yêu của chị Ánh phải tuân theo quy định pháp luật của Nhật Bản và còn phải tuân theo quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện đăng ký kết hôn.
Điều kiện đăng ký kết hôn được quy định theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Thứ nhất, hai bên nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện như sau đây:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do cả hai nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn này không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, như sau:
+ Ly hôn giả tạo và kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn và cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn;
+ Người đang có chồng, có vợ mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có chồng, chưa có vợ mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng;
+ Kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa bố, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là bố, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Thứ hai, nhà nước ta không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính với nhau.
Như vậy, để có thể làm thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam nói riêng và thủ tục kết hôn nói chung, chị Ánh và người yêu phải thỏa mãn những điều kiện về độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện và năng lực hành vi dân sự của hai người. Trong quá trình tìm hiểu, nếu chị có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam
>>> Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam? Liên hệ ngay 1900.6174
Pháp Luật Việt Nam quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên người thực hiện đăng ký kết hôn.
Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên, việc chị Ánh kết hôn với người Nhật tại Việt Nam, cụ thể hai người sẽ phải đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chị Ánh cư trú để làm các thủ tục và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Trong đó, nơi cư trú ở đây chính là nơi mà chị Ánh thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi tạm trú hoặc nơi thường trú (căn cứ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú năm 2020).
Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của chị Ánh. Nếu chị có bất cứ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam
>>> Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Để thực hiện việc kết hôn với người Nhật tại Việt Nam, chị Ánh phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như sau:
Bước 1: Kiểm tra về điều kiện kết hôn
Chị và người yêu của mình phải đáp ứng những điều kiện như sau mới được pháp luật hiện hành xem xét chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:
1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
2. Việc kết hôn do cả hai nam và nữ tự nguyện quyết định.
3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
4. Việc kết hôn trên không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn như sau:
– Ly hôn giả tạo và kết hôn giả tạo.
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn và cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn.
– Người đang có chồng, có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người khác hoặc chưa có chồng, chưa có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng.
– Kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa bố, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là bố, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn
Sau khi đã đáp ứng những điều kiện nêu trên, chị cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam, bao gồm:
1. 01 Tờ khai đăng ký kết hôn căn cứ theo Điều 26 Thông tư số 04/2020/TT-BTP.
2. Các giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài và người Việt Nam.
Lưu ý: Đối với các giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:
– Thông thường giấy này sẽ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, và giấy này phải còn giá trị sử dụng được xác nhận hiện tại người đó không có chồng hoặc vợ.
– Nếu không cấp giấy xác nhận nêu trên thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước này.
– Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ đó chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.
– Giấy xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận việc người này không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
Lưu ý: Nếu giấy xác nhận của các cơ sở y tế này không có ghi rõ thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.
3. Bản sao CMND hoặc thẻ CCCD của người Việt Nam.
4. Bản sao hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền thì có thể xuất trình các giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Người Việt Nam và người nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn
Thời hạn: 10 ngày làm việc sau khi cơ quan chức năng nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn và xác minh nếu thấy cần thiết.
Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn
– Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
(Căn cứ từng tình hình cụ thể, trường hợp cần thiết thì Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết các yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước)
Bước 6: Trao Giấy chứng nhận kết hôn
Thời hạn: 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cả hai bên nam, nữ.
Việc trao giấy này phải có mặt của cả hai bên nam, nữ. Công chức làm công tác hộ tịch sẽ hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên này tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Cả hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên này.
Cần phải lưu ý một số điều như sau:
– Cần hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ và hồ sơ: Trường hợp này được miễn đối với một số quốc gia mà Việt Nam có kí công ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự còn lại các nước khác đây là quy định bắt buộc cho giấy tờ của nước ngoài được dùng để đăng kí kết hôn tại Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là một trong số các quốc gia được phép miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự tại Việt Nam. Những loại giấy tờ hộ tịch do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp sự và theo nguyên tắc có đi có lại.
– Dịch thuật và công chứng văn bản: Các giấy tờ nước ngoài dùng để đăng kí hôn tại Việt Nam phải được dịch thuật ra tiếng Việt trước khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn. Đây chính là điều kiện bắt buộc và ngược lại.
– Nơi chứng thực bản sao giấy tờ: chị Ánh và người yêu của mình có thể công chứng các giấy tờ tại Ủy ban nhân dân các cắp hoặc văn phòng công chứng được hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi thực hiện các hồ sơ giấy tờ, chị cần phải chú ý đến các vấn đề về thời hạn có hiệu lực của giấy tờ mỗi quốc gia sẽ có các quy định khác nhau. Nên khi làm thủ tục, chị cần phải xem giấy tờ đó còn trong thời hạn hay không để đảm bảo đủ các yếu tố pháp lý cho việc thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật tại Việt Nam.
Trên đây là những bước mà chị và người yêu cầu thực hiện để hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu chị có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Bài viết trên Tổng Đài Pháp Luật đã chia sẻ những quy định của pháp luật và những vấn đề thường gặp trong thực tế liên quan đến kết hôn với người nhật tại Việt Nam. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ luật sư của chúng tôi!