Không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu? Là một trong những câu hỏi được người tham gia giao thông đặt ra nhiều nhất trên thực tế. Việc không bật đèn xe máy trong nhiều trường hợp sẽ có các mức xử phạt khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giáp đáp về những quy định liên quan đến mức xử phạt khi không bật đèn xe máy. Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
>> Tư vấn chính xác về lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay 1900.6174
Thời gian quy định bật đèn xe vào ban đêm
Bạn Ngát (Hải Dương) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn như sau:
Tôi là sinh viên năm nhất mới lên Hà Nội đi học, khi lên em có mang theo xe máy để thuận tiện cho việc đi lại. Hôm qua, lúc đang điều khiển xe máy từ chỗ làm thêm về nhà vào khoảng hơn 19 giờ, do trời còn khá sáng nên tôi không bật đèn xe. Khi đi được một đoạn, tôi bị các chú Cảnh sát giao thông bắt lại xử phạt 200 nghìn đồng về lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng. Tuy nhiên tôi thấy khá vô lý vì trời còn sáng thì tại sao phải bật đèn.
Vậy Luật sư cho em hỏi Cảnh sát giao thông phạt tôi như thế có đúng không? Nếu đúng thì thời gian bật đèn xe vào ban đêm theo quy định của pháp luật là mấy giờ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Thời gian bật đèn xe vào ban đêm theo quy định của Luật giao thông? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Ngát! Cảm ơn bạn đã gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình liên quan đến lĩnh vực tư vấn luật giao thông đến với Tổng Đài Pháp Luật! Dựa theo những thông tin mà bạn cung cấp bên trên, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, tùy từng trường hợp mà người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải bật đèn chiếu sáng theo thời gian dưới đây:
– Trong trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng không cần biết là mấy giờ.
– Trong trường hợp chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng không cần biết là mấy giờ.
– Trong trường hợp chạy xe trong điều kiện thời tiết bình thường không phải chạy trong hầm đường bộ bắt buộc bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau.
Do đó nếu trong thời gian này người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không bật đèn xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Quay trở lại với trường hợp của bạn Ngát ở trên có thể thấy bạn điều khiển xe máy tham gia giao thông nhưng không bật đèn xe khi đã hơn 19 giờ. Do đó lỗi của bạn trong trường hợp này là lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau. Căn cứ theo điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng với lỗi vi phạm này.
Do đó việc các chiến sĩ Cảnh sát giao thông xử phạt bạn 200 nghìn đồng là hợp lý và không trái với quy định của pháp luật.
Bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào liên quan đến không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu, hãy gọi ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu?
Anh Toàn (Nam Định) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư giải đáp như sau:
Hai hôm trước tôi có điều khiển xe máy sang nhà mẹ vợ chơi vào khoảng 6 giờ sáng nên trời khá nhiều sương mù. Do trước giờ tôi luôn mặc định cho rằng buổi sáng không cần bật đèn xe nên lần này cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên trời nhiều sương mù, một phần cũng do chủ quan không bật đèn xe, khi đi được một đoạn tôi có đâm vào sau xe máy của anh Quốc khiến anh ngã gãy chân. Tôi và anh Quốc đã thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường tuy nhiên tôi vẫn bị xử phạt 200 nghìn và tước bằng lái xe 3 tháng về lỗi không bật đèn xe.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Mong Luật sư sớm giải đáp thắc mắc này giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu tiền? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Toàn! cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật! Về câu hỏi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu tiền, chúng tôi đã xem xét và xin đưa câu câu trả lời như sau:
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào khoảng thời gian từ 19 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi thời tiết sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn mà không bật đèn chiếu sáng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính vì lỗi không bật đèn xe theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau; hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.”
Như vậy, đối với hình thức phạt chính là phạt tiền, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông không bật đèn xe theo thời gian quy định xe bị xử phạt từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người lái xe không bật đèn xe theo quy định mà gây ra tai nạn giao thông, ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Như vậy, quay trở lại với trường hợp của anh Toàn ở trên, có thể anh anh điều khiển xe máy tham gia giao thông mặc dù đã 6 giờ sáng nhưng lúc này thời tiết xấu, nhiều sương mù nên theo quy định anh bắt buộc phải bật đèn xe không cần biết là mấy giờ.
Do chủ quan không bật đèn xe nên anh đã gây ra tai nạn làm cho anh Quốc bị gãy chân. Do đó căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, anh sẽ bị xử phạt hành chính mức phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng. Ngoài ra anh còn bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Căn cứ vào những phân tích của chúng tôi ở trên, việc cảnh giao giao thông xử phạt anh 200 nghìn đồng đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của anh 3 tháng là hợp lý, đúng theo quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc liên quan đến nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
>> Xem thêm: Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông theo quy định mới nhất năm 2022
Không bật đèn xe máy có bị thu bằng không?
Anh Lộc (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, hai hôm trước do được bạn bè rủ đi nhậu tôi nên có điều khiển xe máy chạy trên đường từ nhà đến chỗ hẹn. Tôi đi vào khoảng hơn 8 giờ tối, tuy nhiên do đèn đường khá sáng cùng với việc đi vội sợ bạn phải đợi nên tôi có quên không bật đèn xe máy. Khi đi được một đoạn, tôi bị công an bắt lại và xử phạt tôi 150 nghìn đồng về lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng đồng thời tịch thu bằng lái xe của tôi 2 tháng cũng với lỗi này.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi Cảnh sát giao thông xử phạt tôi như thế có đúng hay không? Với lỗi không bật đèn xe máy có bị thu bằng lái hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí các trường hợp bị tịch thu bằng lái xe? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Lộc! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những băn khoăn của mình đến với đội ngũ chúng tôi. Chúng tôi đã xem xét và xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của anh cụ thể như sau:
Theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông nếu thực hiện hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Đồng thời căn cứ theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với trường hợp không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn mà gây tai nạn giao thông còn bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Áp dụng vào trường hợp cụ thể của anh Lộc ở trên, như anh cung cấp thông tin, anh điều khiển xe máy vào khoảng 8 giờ tối nhưng không bật đèn chiếu sáng. Vì vậy căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, anh sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng. Do đó trong trường hợp này cảnh sát giao thông xử phạt anh 150 nghìn đồng về lỗi không bật đèn xe là hợp lý, không trái với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên mặc dù anh vi phạm lỗi không bật đèn xe trong thời gian quy định nhưng đối với hành vi này anh không gây tai nạn giao thông nên hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng sẽ không được áp dụng trong trường hợp này. Vì vậy việc Cảnh sát giao thông tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của anh 2 tháng là chưa hợp lý. Vì vậy trong trường hợp này anh có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan đó xem xét lại.
Mọi thắc mắc liên quan đến việc khiếu nại về xử phạt vi phạm giao thông hay không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu tiền, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng.
>> Xem thêm: Thời gian cấp lại bằng lái xe máy theo quy định mới năm 2022
Các lỗi phổ biến về sử dụng đèn xe máy khi tham gia giao thông
Lỗi bật đèn pha (đèn chiếu xa) trong thành phố
Chị Ý (Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong luật sư tư vấn như sau:
Hôm qua tôi có điều khiển xe máy trên đường đi từ Cầu Giấy đến Nguyễn Chí Thanh vào khoảng hơn 9 giờ tối. Do mắt tôi hơi kém nên khi đi đường, tôi có sử dụng đèn pha, chiếu xa để dễ nhìn hơn. Khi đi đến gần đường Nguyễn Chí Thanh, tôi bị các chiến sĩ Cảnh sát giao thông bắt dừng lại và xử phạt về lỗi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị. Tuy nhiên tôi không đồng ý do em đã thực hiện việc bật đèn xe rồi còn việc bật đèn chiếu xa hay chiếu gần là quyền của tôi.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này của tôi theo quy định của pháp luật thì có bị xử phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Mức xử phạt đối với lỗi bật đèn pha trong thành phố? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Ý! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Trên thực tế khi lưu thông vào những khung giờ nhất định nếu người điều khiển phương tiện không bật đèn xe sẽ gây nguy hiểm cho chính mình và những người khác do đó đối với hành vi này chắc chắn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Song hiện nay mức độ hiểu biết của nhiều người điều điểm mô tô, xe máy chỉ dừng lại ở việc bật công tắc đèn, miễn sáng là được mà không quan tâm đến chi tiết quan trọng là công tắc điều chỉnh đèn pha, đèn cốt. Do đó lỗi bật đèn chiếu xa trong thành phố là một trong những lỗi cơ bản liên quan đến đèn xe được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Theo đó một người điều khiển đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư sẽ bị xử phạt hình thức phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng căn cứ theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Quay trở lại vấn đề của chị Ý bên trên, có thể thấy mặc dù chị đã tuân thủ việc bật đèn chiếu sáng theo thời gian mà pháp luật quy định. Tuy nhiên khi đi trong đô thị, việc bật đèn pha sẽ giúp chiếu sáng hơn và quan sát rõ ràng đoạn đường, các phương tiện đi phía trước nhưng bật đèn pha liên tục của chị sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông ngược chiều, đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông cũng như các hệ lụy khôn lường khác.
Do đó trong trường hợp này lỗi của chị là lỗi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị. Căn cứ theo điểm n khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chị sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền là từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với lỗi vi phạm này.
Mọi thắc mắc liên quan đến mức phạt lỗi bật đèn pha, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174để được luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu? Hỏi đáp tư vấn
Lỗi không bật đèn tín hiệu xi nhan khi rẽ
Anh Nam (Quảng Ninh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau:
Một tuần trước tôi có điều khiển xe máy đi làm. Khi đi trên ngã 4 tôi có rẽ phải. Tuy nhiên lúc này tôi thấy có nhiều phương tiện cùng rẽ với mình nên tôi có chủ quan không bật đèn xi nhan. Ngay lúc đó, có hai chiến sĩ cảnh sát giao thông bắt tôi dừng xe và xử phạt 400 nghìn đồng với hành vi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi Cảnh sát giao thông xử phạt tôi như thế có đúng hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Mức xử phạt đối với lỗi không bật đèn xi nhan khi chuyển hướng? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Nam! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Về câu hỏi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu tiền, cụ thể là mức phạt không bật đèn xi nhan, chúng tôi xin được đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
Trên thực tế có nhiều vụ tai nạn giao thông diễn ra thường ngày trên cả nước xuất phát từ Lỗi chuyển hướng không xi nhan. Đèn xi-nhan là thành phần rất quan trọng trên xe máy cũng như xe ô tô. Công dụng chính của đèn xi-nhan là để báo hiệu cho các phương tiện cùng tham gia lưu thông biết được chúng ta chuẩn bị rẽ hướng. Ngoài ra đèn xi-nhan còn được sử dụng trong trường hợp xin vượt, chuyển làn, cảnh báo nguy hiểm… Việc sử dụng đèn xi-nhan đúng cách không những giúp đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe mà còn hạn chế va chạm với những người lưu thông cùng chiều.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định cụ thể:
“Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.”
Do đó khi rẽ, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải giảm tốc độ và bắt buộc phải có tín hiệu đèn báo hướng rẽ. Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;”
Ngoài ra nếu trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không xi nhân khi rẽ mà gây tai nạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;”
Bên cạnh đó, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xi nhan khi rẽ gây tai nạn chết người có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Quay trở lại với vấn đề của anh Nam ở trên theo nguyên tắc khi anh thực hiện việc chuyển hướng, anh bắt buộc phải có tín hiệu báo hướng rẽ. Việc anh đột ngột chuyển hướng không báo trước có thể sẽ khiến các phương tiện khác bất ngờ, không xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến va chạm và xảy ra tai nạn giao thông.
Lỗi của anh trong trường hợp này là rẽ phải nhưng không bật tín hiệu đèn xi nhan. Tuy nhiên với lỗi này anh không gây nên tai nạn giao thông. Do đó căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, anh sẽ bị xử phạt mức phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng với lỗi của mình. Vì vậy việc cảnh sát giao thông xử phạt anh 400 nghìn đồng trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý.
Bất cứ câu hỏi nào liên quan đến lỗi không bật đèn xi nhan khi chuyển hướng hay không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu tiền, hãy liên hệ trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chính xác!
>> Xem thêm: Mức phạt nồng độ cồn xe máy – Những lỗi nồng độ cồn cần lưu ý
Lỗi không có đèn chiếu hậu (đèn báo hãm)
Anh Tân (Cà Mau) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, 1 tháng trước trong khi điều khiển xe máy, tôi có bị một xe phía xong đâm phải làm cho toàn bộ đèn chiếu hậu bị vỡ hỏng. Tuy nhiên do quá bận nên đến bây giờ tôi cũng không có thời gian đi bảo dưỡng. Gần đây tôi có điều khiển chiếc xe này trên đường đi làm có bị bắt và xử phạt về lỗi không có đèn chiếu hậu. Tôi có trình bày là bị đâm hỏng chưa có thời gian đi sửa nhưng vẫn không được chấp nhận.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi với lỗi trên thì tôi bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật hiện hành?
Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Lỗi không có đèn chiếu hậu (đèn báo hãm) bị phạt bao nhiêu tiền? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Tân! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi! Chúng tôi đã phân tích và xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Đèn chiếu hậu hay còn gọi là đèn báo hãm sẽ cho thấy phần cạnh sau của xe giúp các người tham gia giao thông khác có thể ước tính kích cỡ và hình dáng xe của bạn. Bên cạnh đó, đèn hậu còn giúp những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khác có thể thấy rõ xe của bạn đang ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào như mưa hay tuyết.
Căn cứ theo quy định tại tại điểm d khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới cụ thể như sau:
“1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;”
Vì vậy theo quy định của pháp luật, xe máy phải có đủ đèn chiếu hậu mới có thể đủ điều kiện để tham gia giao thông. Nếu vi phạm thì người điều phương tiện khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng”
Theo đó trong trường hợp của anh Tân ở trên, có thể thấy việc xe máy của anh bị đâm hỏng đèn chiếu hậu, đáng lẽ ra khi đèn chiếu hậu bị hỏng, anh phải đi thay cái mới ngay. Vì vậy việc anh không thay đèn chiếu hậu trong suốt một tháng kể từ ngày bị đâm là do lỗi chủ quan của anh.
Do đó anh sẽ bị xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng với lỗi không có đèn báo hãm căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mọi thắc mắc liên quan đến mức xử phạt lỗi không có đèn báo hãm, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chính xác từ luật sư!
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tiễn liên quan đến lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu? Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thêm được nhiều kiến thức pháp luật bổ ích, giúp các bạn có thể tham gia giao thông một cách an toàn nhất. Bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng!