Làm bảo hiểm y tế ở đâu? Quyền lợi BHYT mới nhất năm 2024

Làm bảo hiểm y tế ở đâu? Những thay đổi mới nhất năm 2022 có ảnh hưởng gì đến các chính sách BHYT? Rất nhiều người dân đến nay vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu rõ về BHYT và những quy định liên quan. Vậy liệu làm BHYT có phức tạp hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về BHYT ngay trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn trực tuyến, hãy gọi ngay qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư của Tổng đài pháp luật hỗ trợ kịp thời.

>> Làm bảo hiểm y tế ở đâu theo đúng quy định của pháp luật? Gọi ngay 1900.6174

 

lam-bao-hiem-y-te-o-dau

 

Làm bảo hiểm y tế ở đâu?

 

Anh Hoàng Nam (Nghệ An) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 26 tuổi và hiện đang sinh sống tại Nghệ An. Tháng 7 vừa rồi tôi có ký hợp đồng lao động với một công ty sắt thép. Khi làm việc tại nhà máy, tôi có nghe đồng nghiệp nhắc tới BHYT.
Tôi muốn tham gia nhưng lại không hiểu rõ về BHYT cũng như các quy định hiện hành. Vậy luật sư cho tôi hỏi: bảo hiểm y tế là gì? Nếu muốn tham gia, tôi phải làm bảo hiểm y tế ở đâu? Tôi xin cảm ơn.

 

Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề làm bảo hiểm y tế ở đâu? Gọi ngay 1900.6174.

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, luật sư của chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:

Bảo hiểm y tế thuộc hình thức bảo hiểm bắt buộc thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua BHYT sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,…trong trường hợp người đó không may bị tai nạn, ốm đau.

Theo quy định tại chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia BHYT bắt buộc được chia làm 6 nhóm như sau: nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do cơ quan BHXH đóng, nhóm NSNN đóng, nhóm ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Do đó, tùy vào nhóm đối tượng tham gia BHYT mà vấn đề làm bảo hiểm y tế ở đâu cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: tham gia BHYT tại cơ quan, đơn vị mà người tham gia BHYT làm việc;

+ Nhóm do cơ quan BHXH đóng: đến UBND cấp xã hoặc cơ quan BHXH

+ Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng: đến UBND cấp xã

+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ: đến đại lý thu hoặc cơ quan BHXH

+ Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình: đến đại lý thu hoặc cơ quan BHXH

Như vậy, dựa trên thông tin bạn cung cấp, bạn đang đi làm và đã ký hợp đồng lao động với một công ty sắt thép. Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP bạn thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Vì vậy, bạn có thể tham gia BHYT ngay tại cơ quan, đơn vị mà bạn đang làm việc, và đóng tiền cho chính đơn vị này. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề làm bảo hiểm y tế ở đâu uy tín, liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

 

Có được làm bảo hiểm y tế online không?

 

Chị Thu Phương (Thái Bình) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 32 tuổi và đang làm việc tại một công ty bất động sản tại tỉnh Thái Bình. Hiện tôi đang có con 2 tuổi và cháu chưa có BHYT. Tôi đang có dự định làm BHYT cho con, nhưng do lịch trình làm việc quá bận rộn nên tôi không thể mua trực tiếp được.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: Tôi có thể làm BHYT online được không? Nếu không thì tôi làm bảo hiểm y tế ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Làm bảo hiểm y tế ở đâu trên nền tảng trực tuyến? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, luật sư của chúng tôi đã phân tích và đưa ra câu trả lời như sau:

Hiện nay, BHXH vẫn chưa triển khai mua BHYT online. Thay vào đó, người muốn tham gia BHYT có thể mua trực tiếp tại UBND cấp xã hay các đại lý thu mua BHXH tại tỉnh thành tùy thuộc vào nhóm đối tượng họ tham gia.

Căn cứ theo quyết định số 1599/QĐ-BHXH, các đại lý thu mua BHXH là các cơ sở được cơ quan BHXH ký hợp đồng bao gồm: Các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức kinh tế. Người mua có thể thanh toán trực tiếp cho các đơn vị này hoặc trực tuyến thông qua hệ thống tiện ích thông minh.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do ngân sách nhà nước đóng như sau:

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động và đang được hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

+ Người có công với cách mạng theo quy định tại pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Cựu chiến binh

+ Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm

+ Trẻ em dưới 6 tuổi

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác quy định tại điểm a,b,c,d khoản 9, điều 3, chương I Luật này

+ Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.

+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này,

+ Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an

+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật

+ Người nước ngoài được cấp học bổng từ NSNN Việt Nam đang học tập tại Việt Nam

+ Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH

Như vậy, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, con gái bạn năm nay 2 tuổi nên bé sẽ thuộc trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó theo khoản 3, điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014, con bạn thuộc nhóm do NSNN đóng BHYT. Bạn sẽ không phải đóng bất kỳ khoản phí nào khi tham gia BHYT và được làm thẻ BHYT miễn phí.

Bên cạnh đó, về vấn đề làm bảo hiểm y tế ở đâu thì bạn cần đến UBND cấp xã. Ngoài ra, nếu bạn vẫn thắc mắc về vấn đề làm bảo hiểm y tế ở đâu trên nền tảng trực tuyến, gọi ngay đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

 

Mua bảo hiểm y tế hết bao nhiêu tiền?

 

Anh Nguyễn Văn Bình (Sơn La) có câu hỏi:
Thưa luật sư, em năm nay 15 tuổi và đang học tập tại một trường cấp 3 tỉnh Sơn La. Bố em là bệnh binh 62%, bị suy giảm khả năng lao động. Hàng xóm em nói rằng: thân nhân của bệnh binh cũng sẽ được hưởng những chế độ ưu đãi khi làm bảo hiểm y tế.
Vậy luật sư cho em hỏi, thân nhân của bệnh binh làm BHYT sẽ nhận được ưu đãi gì? Nếu em làm BHYT thì sẽ hết bao nhiêu tiền và phải làm bảo hiểm y tế ở đâu ạ? Em xin cảm ơn.

 

>> Mua bảo hiểm y tế hết bao nhiêu tiền? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề làm bảo hiểm y tế ở đâu và làm hết bao nhiêu tiền mà bạn đang thắc mắc, luật sư của chúng tôi đã xem xét và giải đáp như sau:

Căn cứ theo điều 18, quyết định 595/QĐ-BHXH, chi phí mua BHYT được chia thành 2 nhóm: nhóm không mất tiền và nhóm mất tiền mua BHYT.

– Nhóm người không mất tiền mua BHYT bao gồm:

+ Nhóm do cơ quan BHXH đóng bao gồm: người hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động,…

+ Nhóm do NSNN đóng bao gồm: quân nhân, công an nhân dân; người có công với cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng (điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP), …

+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng bao gồm: Người thân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công an đang phục vụ trong ngành Công an,…

+ Nhóm thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP)

+ Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng chưa tham gia BHXH, BHYT, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT (theo khoản 5, Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP)

– Nhóm người mất tiền mua BHYT bao gồm:

+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: hằng tháng phải trích từ tiền lương để đóng vào BHYT

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức.

Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x Mức lương cơ sở

+ Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình: Khi các thành viên tham gia BHYT trong cùng năm tài chính thì sẽ được giảm mức đóng.

Mức đóng của người thứ nhất tính bằng 4,5% mức lương cơ sở. Mức đóng của người thứ 2, 3, 4 lần lượt tính bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Mức đóng của người thứ 5 trở đi tính bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

– Nhóm được NSNN hỗ trợ mức đóng:

+ Hộ nghèo, cận nghèo không được NSNN đóng

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 30% x Mức lương cơ sở

+ Học sinh, sinh viên

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

+ Hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Như vậy, theo khoản 12 điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp là con bệnh binh, suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà có độ tuổi từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng còn đi học thì sẽ thuộc đối tượng được NSNN đóng BHYT.

Do đó, theo thông tin bạn cung cấp, bố của bạn là bệnh binh 62%, bạn 15 tuổi và đang là học sinh, cho nên bạn sẽ không mất tiền khi tham gia BHYT. Căn cứ theo chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, bạn cần đến UBND cấp xã để làm BHYT.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về mức đóng BHYT và làm bảo hiểm y tế ở đâu, liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ kịp thời.

 

lam-bao-hiem-y-te-o-dau-tren-cac-nen-tang-truc-tuyen

 

Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế

 

Chị Lan Ngọc (Thái Bình) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, bé nhà tôi năm nay 4 tuổi. Hôm nay tôi đưa cháu đi khám, khi xuất trình thẻ BHYT, y tá nói rằng thẻ của cháu đã hết giá trị và cần được cấp thẻ mới. Trước đó toàn là bố cháu lo giấy tờ hồ sơ. Nay anh ấy đi vắng, nên tôi phải chuẩn bị hồ sơ để tham gia BHYT cho cháu.
Tôi rất lo lắng vì không biết phải làm bảo hiểm y tế ở đâu và thủ tục làm như thế nào. Vậy luật sư cho tôi hỏi, thủ tục tham gia BHYT có phức tạp không và tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Thủ tục tham gia BHYT như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Từ những thông tin bạn cung cấp, con nhà bạn năm nay 4 tuổi và bạn đang muốn tham gia BHYT cho con. Dưới đây là thủ tục tham gia BHYT chi tiết như sau:

– Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ theo điều 25 quyết định 595/QĐ-BHXH, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

+ Đối với người đã hiến một bộ phận trên người theo quy định của pháp luật thì cần có giấy ra viện có ghi rõ bộ phận đã hiến

+ Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: cần bổ sung giấy tờ(nếu có)

– Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền BHYT

+ Người làm việc theo hợp đồng, công nhân, viên chức, người làm việc không chuyên trách cấp xã kê khai hồ sơ và nộp cho đơn vị nơi làm việc. Hàng tháng đơn vị sẽ trích một phần tiền lương nhất định để đóng BHYT

+ Người được cơ quan BHXH đóng: Nộp cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH và không phải đóng tiền

+ Người được NSNN đóng: Đăng ký với UBND xã và không phải đóng tiền

+ Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 phần mức đóng: đến đại lý thu hoặc cơ quan BHXH và đóng số tiền còn lại. Riêng với học sinh, sinh viên thì sẽ đăng ký và đóng tiền với nhà trường

+ Người tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ nộp hồ sơ và đóng tiền cho đại lý hoặc cơ quan BHXH

– Bước 3: Nhận thẻ BHYT

+ Bạn nhận thẻ BHYT tại chính nơi mà bạn đã nộp hồ sơ.

+ Người tham gia BHYT sẽ được nhận thẻ trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Trên đây, là những bước người làm thẻ BHYT cần phải tiến hành để hoàn thành thủ tục làm thẻ BHYT. Để có thể nhận BHYT sớm nhất, bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn băn khoăn về làm bảo hiểm y tế ở đâu, gọi ngay đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn sớm nhất.

 

Một số câu hỏi liên quan đến mua bảo hiểm y tế

 

Thẻ bảo hiểm y tế được mua có giá trị từ khi nào?

 

Chị Phương Nga (Ninh Bình) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, em năm nay 35 tuổi, trước đây, em từng làm việc tại một công ty thực phẩm tại tỉnh Ninh Bình. Tháng 11/2021 em mang thai ngoài ý muốn.
Khi đi khám thai, bác sĩ có khuyên em sinh mổ do con bị nhau thai cuốn ở cổ. Cùng với đó, cơ địa của em yếu nên em đã nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai. Cuối tháng này em sinh nhưng bảo hiểm của em đã bị cắt do nghỉ việc.
Luật sư cho em hỏi nếu em chuyển BHYT về hộ gia đình thì khi nào BHYT của em có thể sử dụng ạ? Em xin cảm ơn ạ.

 

>> Làm bảo hiểm y tế ở đâu? Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề mà bạn thắc mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo khoản 3, điều 16 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định về thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng, cụ thể như sau:

+ Đối tượng các khoản 1,2,3 điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 tham gia BHYT lần đầu, thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT

+ Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ 2 trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với thời điểm hết hạn của thẻ trước

+ Đối tượng thuộc khoản 4 và 5 điều 12 Luật BHYT 2008 tham gia BHYT từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT

+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

Như vậy dựa trên khoản 10, điều 1 và điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2014, bạn muốn chuyển BHYT về hộ gia đình nên bạn sẽ thuộc đối tượng tham gia BHYT theo khoản 5 Điều 12 Luật này.

Do bạn tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên, do đó thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT. Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn làm bảo hiểm y tế ở đâu, gọi ngay Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn sớm nhất.

 

Quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm y tế

 

Ông Nguyễn Văn Bằng (Tây Nguyên) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 40 tuổi, đang làm việc và ký hợp đồng lao động với công ty XNK tại Tây Nguyên. Trên BHYT của tôi có ghi nơi khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, nhưng gần đây tôi ra chữa trị ở bệnh viện trung ương khác.

Bạn tôi có nói rằng khám nội trú trái tuyến trung ương thì được BHYT chi trả 40%, nhưng tôi lại chỉ được chi trả 32%. Vậy luật sư cho tôi hỏi, mức chi trả 32% như vậy có đúng hay không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm y tế? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 về mức hưởng bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

– Người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh theo quy định của điều 26,27,28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 sẽ được hưởng những quyền lợi liên quan đến chi phí khám chữa bệnh và điều trị.

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh với các đối tượng: sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND; người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh với trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã

+ 95% chi phí khám, chữa bệnh với đối tượng: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số đang sống tại vùng có điều kiện khó khăn

+ 80% chi phí khám, chữa bệnh với các đối tượng khác

– Trường hợp nếu người tham gia BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến, quỹ BHYT sẽ thanh toán theo tỷ lệ nhất định so với khi khám đúng tuyến, cụ thể như sau:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương: thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh: thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú

+ Tại bệnh viện tuyến huyện: thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh

Như vậy, do bạn đang đi làm và đã ký hợp đồng lao động với công ty nên bạn thuộc trường hợp tham gia BHYT tại doanh nghiệp. Vì vậy, bạn sẽ được hưởng mức BHYT nếu khám đúng tuyến là 80% chi phí khám chữa bệnh.

Trong trường hợp bạn khám trái tuyến trung ương thì BHYT sẽ chi trả theo mức 40% của mức hưởng 80% chi phí điều trị nội trú. Do đó, BHYT chi trả 32% là đúng. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn làm bảo hiểm y tế ở đâu, hãy gọi ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất.

Làm bảo hiểm y tế ở đâu là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Với sự giải thích chi tiết từ luật sư của Tổng đài pháp luật chúng tôi hy vọng đem đến những thông tin mới nhất về BHYT và các quy định liên quan. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về địa điểm làm BHYT, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.