Làm lại cuộc đời sau ly hôn – Phụ nữ sau ly hôn nên sống thế nào?

Hôn nhân đổ vỡ để lại nhiều tổn thương, người ta mất niềm tin vào cuộc sống hôn nhân gia đình và không biết làm lại cuộc đời sau ly hôn như thế nào? Và đặc biệt người phụ nữ sau ly hôn nên sống thế nào?

Đây thực sự là một vấn đề lớn, mỗi người có một cuộc sống và hoàn cảnh riêng, không ai có thể áp đặt suy nghĩ và làm tổn thương ai, vậy mà ngoài kia vẫn có những người đang bị tổn thương bởi chính người chung chăn gối với mình. Nhưng ai rồi cũng phải mạnh mẽ tìm cho mình một lối đi riêng, đứng dậy sau ly hôn và không ngừng tiến về phía trước.

Nếu bạn đang gặp khó khăn và muốn tìm cho mình một cuộc sống sau ly hôn viên mãn hơn, bạn hãy cùng Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí lắng nghe những tâm tư chia sẻ dưới đây của bạn đọc trên khắp cả nước để cùng tìm ra cho mình một hướng đi bạn nhé.

>>> Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình miễn phí 24/7, gọi ngay 1900.6174

Làm thế nào để làm lại cuộc đời sau ly hôn tốt hơn?

Tâm sự của bạn Thoa (Nam Định):
Em mới trải qua một cuộc hôn nhân đầy đau khổ, thời trẻ khi cùng nhau trải qua biết bao sóng gió em không hề nghĩ rằng khi tiến tới hôn nhân lại đau thương như vậy. Em đã ly hôn người chồng của mình chỉ sau hơn 3 năm chung sống mặc dù chúng em đã có đến hơn 10 năm thanh xuân bên nhau. Em thật sự mất niềm tin vào cuộc sống hôn nhân. Em không biết em phải làm lại cuộc đời sau ly hôn như thế nào nữa? Cuộc sống sau ly hôn nên làm gì? Em rất mong được Tổng đài chia sẻ.

>>> Liên hệ tư vấn cuộc sống sau ly hôn nên làm gì, Tổng đài pháp luật  1900.6174

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Thân chào bạn, chúng tôi có thể hiểu tâm trạng của bạn ngay lúc này, ly hôn với một người đã cùng bên mình cả một thanh xuân là điều rất khó khăn và cũng khó để đưa ra quyết định có nên ly hôn không. Nhưng khi bạn đã quyết định đi đến ly hôn thì chắc hẳn bạn biết đây là con đường tốt nhất cho bạn để tìm lại một cuộc sống mới. Vậy nên bạn hãy cứ nghĩ thoáng hơn nhé, kết thúc một mối quan hệ sẽ mở ra một mối quan hệ khác tốt đẹp hơn.

Vậy phụ nữ sau ly hôn nên sống thế nào? Trước hết bạn hãy cứ bình tâm lại, dành nhiều thời gian để đứng dậy sau ly hôn bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn cùng gia đình và bạn bè của mình.

Nếu có những điều muốn sẻ chia, bạn hãy cứ nói với họ để được nhẹ lòng hơn bạn nhé. Và bạn biết không, phụ nữ đẹp nhất khi họ được là chính mình, vậy thì bây giờ còn điều gì ngăn cản bạn thêm yêu bản thân mình hơn.

Hãy làm đẹp cho chính mình về cả ngoại hình lẫn tâm hồn bạn nhé, chăm sóc bản thân thật tốt, tự tin và vui vẻ thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn nhanh thôi.

Hãy làm những điều bạn yêu thích, những điều mà trước đây bạn chưa có cơ hội được trải nghiệm. Và hơn hết hãy lắng nghe trái tim mình thực sự cần gì bạn nhé, hãy yêu thương chính cảm xúc của mình, đây chính là liều thuốc chữa lành hiệu quả nhất và giúp bạn làm lại cuộc đời sau ly hôn tốt nhất đấy.

Làm lại cuộc đời sau ly hôn

Cuộc sống sau ly hôn hãy sống vì bản thân và đừng vội vàng tìm đến một mối quan hệ mới với mong muốn quên được hẳn người cũ, như thế sẽ rất dễ gây đổ vỡ cho mối quan hệ tiếp theo bạn nhé.

Bạn hãy cứ để bản thân được thực sự nghỉ ngơi và hãy bắt đầu chỉ khi bạn đã sẵn sàng cho mối quan hệ mới. Bạn cũng nên xem lại lý do tại sao mình thất bại trong mối quan hệ cũ và có thể tránh hay khắc phục chúng như thế nào.

Chúng tôi tin rằng mọi người phụ nữ trên đời sinh ra là để được yêu thương, người bao dung và che chở cho bạn có thể sẽ đến muộn nhưng nhất định anh ấy sẽ đến bạn nhé.

Nếu bạn còn nhiều điều muốn chia sẻ hay đơn giản chỉ là muốn được chúng tôi lắng nghe, hãy cứ liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 bạn nhé. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng lắng nghe tâm sự bất cứ lúc nào bạn cần và giúp bạn làm lại cuộc đời sau ly hôn viên mãn, hạnh phúc và mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật nơi hội tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý dành cho các cặp vợ chồng gặp bế tắc sau khi ly hôn.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm bài viết: Căn cứ ly hôn theo quy định mới nhất của Toà án 

Việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Anh Nam (Hà Nội) có câu hỏi:
Tôi và vợ ly hôn từ T2/2020 đến nay, tôi có một con trai hiện cháu đang ở với mẹ và theo quyết định của Toà án thì tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu 2 triệu đồng/tháng. Tôi vẫn cấp dưỡng đều cho cháu hàng tháng, nhưng đến T9/2021 do tình hình dịch bệnh căng thẳng, tôi không may bị nhiễm bệnh và phải nghỉ việc hẳn đi điều trị. Từ T9 đến nay tôi vẫn chưa tìm được công việc mới và cũng chưa chu cấp được cho hai mẹ con. Vậy các luật sư ly hôn cho tôi hỏi liệu tôi có thể xin dừng cấp dưỡng cho đến khi tôi tìm được việc làm không ạ.

>>> Liên hệ tư vấn quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con say ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Về vấn đề cấp dưỡng cho con sau ly hôn nên làm gì, với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo Điều 116 của  và Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về mức cấp dưỡng:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, có thể thấy được rằng việc dừng cấp dưỡng cho con là không được vì đây là nghĩa vụ của bạn, kể cả bạn không có thu nhập nhưng theo quyết định của Toà án bạn phải cấp dưỡng cho con 2 triệu đồng/tháng. Việc làm lại cuộc đời sau ly hôn hay đứng dậy sau ly hôn đối với cả hai bên đều rất khó khăn, vợ cũ của bạn còn là người trực tiếp nuôi dạy con cái nên càng khó khăn hơn. Nếu như bạn khó khăn về tài chính và không đủ khả năng cấp dưỡng bạn có thể thỏa thuận với mẹ của đứa bé về việc dừng hoặc giảm mức cấp dưỡng, mong cô ấy thông cảm. Nếu trường hợp hai bạn không thoả thuận được với nhau thì bạn có thể yêu cầu với Tòa án giải quyết vấn đề này.

Bạn có thể đặt lịch hẹn với các luật sư để được hỗ trợ thoả thuận với vợ cũ hoặc đệ đơn lên Tòa án để được giải quyết sớm hơn bạn nhé.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Sau ly hôn có quyền yêu cầu cấp dưỡng không?

Chị Huê (Nam Định) có câu hỏi:
Tôi và chồng đã ly hôn từ T3/2021 và chồng cũ tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 2 đứa con 3 triệu/tháng. Anh ta thực hiện cấp dưỡng đến hết T8/2021 thì không cấp dưỡng nữa. Tôi có nói với anh ta về vấn đề này và yêu cầu anh ta thực hiện đúng nghĩa vụ nhưng anh ta nói tôi không có quyền can thiệp. Vậy theo các luật sư, tôi để bảo vệ quyền lợi cuộc sống sau ly hôn nên làm gì cho các con ạ?

>>> Liên hệ luật sư tư vấn tranh chấp tài sản và quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174!

Việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Việc nuôi dưỡng và chăm sóc con quả thật là điều khó khăn, làm lại cuộc đời sau ly hôn đã khó mà người chồng cũ lại không có trách nhiệm với con cái quả thật là gây khó dễ cho phụ nữ. Với trường hợp của bạn căn cứ theo Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chồng cũ thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng và cụ thể như sau:

“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Nếu bạn lên tiếng nhưng anh chồng cũ vẫn không có thái độ hợp tác thì bạn có thể yêu cầu trực tiếp với Toà án về vấn đề này. Nếu không nói chuyện tình cảm được thì bạn cứ tiến hành giải quyết bằng pháp luật, chắc chắn anh ta sẽ phải tuân theo. Nếu tệ hơn nữa bạn có thể tố cáo anh ta về việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 186 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, có thể anh ta sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ 2 năm, thậm chí có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Nếu có quá nhiều khó khăn để có thể làm lại cuộc đời sau ly hôn, bạn không biết sau ly hôn nên làm gì thì có thể liên hệ với chúng tôi để được các luật sư tư vấn miễn phí nhé. Chúng tôi không ngần ngại chia sẻ đến bạn những cách đứng dậy sau ly hôn hay cách mà phụ nữ sau ly hôn sống thế nào cho thật kiêu hãnh và mạnh mẽ. Liên hệ với chúng tôi nếu có nhu cầu bạn nhé.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn nên làm gì?

Chị Thuỷ (Cà Mau) có câu hỏi:
Em đã ly hôn chồng được hơn 3 năm nay, bé lớn nhà em 8 tuổi ở với bố, còn bé nhỏ 5 tuổi ở với mẹ. Em đã có một mối quan hệ mới tốt đẹp, người mới giúp em đứng dậy sau ly hôn rất nhanh, em đã có thể gạt đi mọi lo lắng và đến với anh ấy. Nhưng em đã không làm vậy, lí do vì những đứa con của em. Em thật sự cần lo cho con trước khi lo hạnh phúc riêng của bản thân mình. Vấn đề là chồng cũ của em có thói xấu cờ bạc, gái gú, gần đây anh ta còn cấm cản không cho em gặp con. Em cảm thấy để con cho anh ta nuôi thật sự không ổn. Em muốn hỏi các luật sư, liệu em có thể xin thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn được không ạ, em rất lo lắng cho con.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn thay đổi người giám hộ cho con, gọi ngay 1900.6174

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Quả thật cuộc sống sau ly hôn của người phụ nữ không hề dễ dàng gì, muốn làm lại cuộc đời sau ly hôn nhưng có nhiều điều bận tâm níu kéo. Suy nghĩ của bạn chúng tôi có thể hiểu được, bạn là một người mẹ tốt và rất thương con.

Về vấn đề bạn đang băn khoăn, thì theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, có quy định như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Như vậy, có thể hiểu rằng bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con để con có cuộc sống tốt hơn hoặc nghe theo chính nguyện vọng của con muốn ở với ai. Bạn cần chỉ ra với Toà án rằng chồng cũ của bạn đã không còn đủ điều kiện để nuôi dạy con tốt, thậm chí ánh ta có thể gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con khi có các thói quen xấu như thế. Hy vọng sau chuyện này bạn có thể tìm cho mình được một hạnh phúc mới bạn nhé.

Điều kiện để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Câu hỏi của chị Thanh (Hà Nội):
Em đã ly hôn chồng được gần một năm nay, về quyền nuôi con do bố cháu có điều kiện hơn nên Toà án đã quyết định để bố nuôi với điều kiện không được xâm phạm quyền thăm nom của người vợ là em. Nhưng từ khi chồng cũ lấy người mới, em có nghe nói cô vợ mới này đối xử không tốt với con. Gia đình chồng cũ em đã mấy tháng nay không cho em gặp con, em đến tận nhà thậm chí còn bị đánh đuổi về. Em là một người mẹ sao có thể không gặp con. Em rất nhớ con. Không biết con sống có thật sự tốt không. Em muốn làm lại cuộc đời sau ly hôn, cuộc sống ấy phải có con em. Các luật sư cho em hỏi, sau ly hôn nên làm gì để có điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con ạ?

>>> Khởi kiện giành quyền nuôi con, gọi ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được tư vấn nhanh và đúng luật!

Ly hôn rồi có quay lại với nhau được không?

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Với trường hợp của bạn, theo Khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể:

“Điều 83: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn…
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Việc gia đình chồng cũ cấm cản việc bạn gặp con là không đúng với quy định của pháp luật và căn cứ vào điều kiện hiện nay, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo những điều kiện cụ thể tại Điều 84 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Để Toà án chấp thuận việc thay đổi quyền nuôi con, bạn cần chắc chắn rằng con bạn đồng ý về ở với bạn nếu cháu đủ 7 tuổi trở lên hoặc có căn cứ xác định gia đình chồng cũ đã không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con nữa. Việc bạn nghe nói người vợ mới kia đối xử không tốt với con bạn, bạn cần có chứng cứ xác đáng để Toà án làm cơ sở đưa ra quyết định có lợi cho cả con và cho bạn nhé. Do bạn chưa nói chi tiết về vấn đề này nên để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể đặt câu hỏi chi tiết hơn hoặc đặt lịch hẹn liên hệ với các luật sư để được hỗ trợ thêm nhé.

Ly hôn rồi có quay lại với nhau được không?

Câu hỏi của chị Diễm (Hà Nam):
Chuyện của em là như thế này. Em ly hôn chồng từ 6 năm trước và hai đứa có với nhau một đứa con, cháu ở với mẹ. Chồng cũ em đi làm ăn xa, hơn 1 năm trước anh ấy về lại quê nhà và thường xuyên sang chơi và chăm sóc con. Thật ra hồi đó bọn em ly hôn nhau vì cả em và anh ấy chưa đủ chín chắn, tình tình trẻ con. Nhưng hiện tại em với anh ấy đã hiểu nhau nhiều hơn, hai đứa cùng cho nhau thêm cơ hội nhưng em và anh ấy không làm lại giấy đăng ký kết hôn.
Hàng xóm quanh em thì điều tiếng, họ nói ra vào rất nhiều khiến bố mẹ em gây áp lực, bắt em phải cắt đứt hẳn với anh ấy vì bố mẹ em cho rằng em chung sống với anh ấy khi đã ly hôn rồi là không đúng. Nhưng thật sự cuộc sống sau ly hôn của em không hề dễ dàng, em đã từng có ý làm lại cuộc đời sau ly hôn với một người đàn ông nhưng thực sự em không yêu người đàn ông đó. Nhưng với chồng cũ của em thì khác, em cảm thấy hai đứa có thể hạnh phúc, có thể đứng dậy sau ly hôn được. Em không biết em làm thế có phải là sai trái không và em có thể làm gì ạ? Mong các luật sư tư vấn.

>>> Luật sư tư vấn thủ tục quay lại với nhau sau khi ly hôn nhanh, gọn qua số điện thoại 19006174, Hãy gọi ngay!

Tổng đài pháp luật tư vấn:
Làm lại cuộc đời sau ly hôn thật không đơn giản, việc phụ nữ sau ly hôn nên sống thế nào lại có nhiều sự cấm cản như vậy. Chúng tôi rất hiểu cho tâm trạng bối rối của bạn. Bạn đã từng đổ vỡ và tổn thương một lần nên bố mẹ bạn lo lắng cho bạn cũng là điều thường tình, nhưng ông bà lại chưa thực sự hiểu cho con gái mình.

Về vấn đề của bạn, việc bạn quay lại với chồng cũ là không có sai trái gì cả. Theo Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình có cấm các hành vi như sau:

“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Nghĩa là pháp luật chỉ cấm những người đã có gia đình, đã có vợ/chồng mà lại đi chung sống với người khác như vợ/chồng và ngược lại. Chứ không hề cấm những người chưa có vợ chồng có mối quan hệ yêu đương với nhau. Nên vấn đề này bạn có thể giải thích cho bố mẹ mình hiểu rõ hơn nhé.

Và một điều nữa về việc hàng xóm hay thậm chí là chính bố mẹ bạn bàn tán, cấm cản việc hàn gắn của hai bạn. Căn cứ Điều 21 quy định tại Hiến pháp năm 2013:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”

Điều này chứng tỏ không một ai có quyền xâm phạm đến đời sống riêng tư của bạn, không ai có quyền bắt bạn sau ly hôn nên làm gì. Bạn hãy cứ làm theo những gì trái tim mình mách bảo để có thể đứng dậy sau ly hôn thật mạnh mẽ và hạnh phúc bạn nhé.

Làm lại cuộc đời sau ly hôn là điều khó khăn, đặc biệt là đối với phụ nữ. Cuộc sống sau ly hôn nên làm gì? Phụ nữ sau ly hôn nên sống thế nào? Chúng tôi hiểu các bạn đang bối rối và bế tắc như thế nào.

Việc giải toả tâm trạng bằng cách tìm một người để chia sẻ thật sự có tác dụng chữa lành, nó giúp bạn đứng dậy sau ly hôn mạnh mẽ và kiên cường hơn rất nhiều. Chính vì vậy đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Tổng đài pháp luật theo hotline 1900.6174 được lắng nghe và sẻ chia bạn nhé. Chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của bạn. Chúc các bạn có một cuộc đời an yên!

Liên hệ với chúng tôi:

Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174