Biên bản thỏa thuận ly hôn – Mẫu biên bản thỏa thuận ly hôn và mẫu đơn chia tài sản

Biên bản thỏa thuận ly hôn luôn là vấn đề phức tạp trong các vụ án giải quyết thủ tục ly hôn của các cặp vợ chồng. Trên thực tế, việc ly hôn diễn ra ngày một nhiều, Tổng đài pháp luật cũng đã tiếp nhận rất nhiều yêu cầu tư vấn các thỏa thuận ly hôn cũng như cách làm mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn.

Vậy nên, để tìm hiểu rõ hơn về biên bản thỏa thuận ly hôn đúng pháp luật, các luật sư của Tổng đài pháp luật 1900.6174 xin chia sẻ những thông tin cần lưu ý qua bài viết dưới đây.

Biên bản thỏa thuận ly hôn
Biên bản thỏa thuận ly hôn – Mẫu đơn chia tài sản mới nhất

Biên bản thỏa thuận ly hôn tài sản vợ chồng có cần công chứng?

Chị T.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật: 

Thưa luật sư, tôi và chồng đang trong giai đoạn xử lý các giấy tờ thủ tục để hoàn tất việc ly hôn, trong đó có biên bản thỏa thuận ly hôn về đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn. Chúng tôi đã thỏa thuận phân chia với nhau rất nhẹ nhàng và công bằng, nhưng khi tôi nói đưa biên bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn đi công chứng thì anh ta không đồng ý cho đi với lý do như vậy là không tin tưởng đối phương. Luật sư cho tôi hỏi vậy có cần đi công chứng biên bản thỏa thuận ly hôn, cụ thể là đơn chia tài sản sau ly hôn không ?

>>> Tư vấn hỗ trợ chia tài sản sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Thông thường, sau khi ly hôn các cặp vợ chồng thường có những biên bản thỏa thuận ly hôn riêng do hai người tự thỏa thuận với nhau dựa trên yếu tố công bằng, trong trường hợp của bạn là đơn chia tài sản sau ly hôn. Căn cứ theo Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản sau ly hôn do hai vợ chồng thỏa thuận với nhau phải được viết thành văn bản. Ngoài ra, đơn chia tài sản sau ly hôn cũng phải được công chứng bằng nếu hai vợ chồng có thỏa thuận về việc này hoặc do quy định bắt buộc. Việc công chứng sẽ diễn ra tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo đúng quy định của pháp luật. Việc công chứng biên bản thỏa thuận tài sản là không bắt buộc, nhưng tùy từng trường hợp bạn cũng có thể hỏi Tòa án để có được giải pháp tốt nhất. 

>> Xem thêm: Muốn ly hôn nhưng chồng giữ hết giấy tờ phải làm sao? 

Biên bản thỏa thuận ly hôn

>>> Tư vấn cách viết bản thỏa thuận ly hôn miễn phí, liên hệ 1900.6174

TOÀ ÁN NHÂN DÂN…..(1)

   
   

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   ………., ngày………  tháng………  năm………

BIÊN BẢN

 GHI NHẬN SỰ TỰ NGUYỆN LY HÔN VÀ HOÀ GIẢI THÀNH

Theo khoản 2 Điều 186 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Theo Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình;

Theo biên bản hoà giải ngày… tháng… năm……

Xét thấy các bên hoàn toàn tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trong vụ án về hôn nhân và gia đình thụ lý số:…/…./TLST-HNGĐ ngày…tháng… năm…..

Quyết định lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành các vấn đề có tranh chấp trong vụ án do các đương sự đã thật sự tự nguyện ly hôn và thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án; cụ thể như sau:(2)

1………………………………………………………………..…………..

2……………………………………………………….………………………….

3..……………………………………………………………………………….

Trong thời hạn không quá 7 ngày, tính từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải ly hôn thành, nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trên đây, thì phải làm thành văn bản gửi cho Toà án. Nếu hết thời hạn mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Các đương sự tham gia phiên hoà giải

(chữ ký hoặc điểm chỉ)

Họ và tên

  Thẩm phán 

chủ trì phiên hoà giải

(chữ ký) 

Nơi nhận:

– Những người tham gia hoà giải;

– Ghi cụ thể các đương sự vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 184 của BLTTDS;

– Lưu hồ sơ vụ án.

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08b:

(1) Ghi tên Toà án tiến hành phiên hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì  cần ghi huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).

(2) Ghi đầy đủ cụ thể từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà các đương sự đã thoả thuận được với nhau (quan hệ hôn nhân, việc nuôi con, chia tài sản).

>> Xem thêm: 10+ chuyên gia tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình nổi tiếng

Mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn

Dưới đây là mẫu biên bản thỏa thuận ly hôn chia tài sản chung sau ly hôn và mẫu giấy thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng mà Tổng đài pháp luật thường tư vấn cho các khách hàng sử dụng

Mẫu biên bản thỏa thuận ly hôn chia tài sản chung của vợ chồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

 

VĂN BẢN THỎA THUẬN

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

 

Tại Phòng Công chứng số ….. thành phố …… ,chúng tôi gồm:

Ông:

Sinh ngày:

CCCD số: …………. cấp ngày ……… tại …

Hộ khẩu thường trú: ……………………..

Bà: ………………………………………………………………

Sinh ngày:

CCCD số: ……….. cấp ngày ………………. tại

Hộ khẩu thường trú: ……………………..

Chúng tôi là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số … ngày … do Uỷ ban nhân dân … cấp.

Nay vì lý do ………………………………………………………..

Chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc và thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

 

ĐIỀU 1: PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Ghi rõ phần bất động sản mà người vợ, người chồng được chia, đồng thời mô tả rõ đặc điểm của từng bất động sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu….

ĐIỀU 2: PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN VÀ CÁC QUYỀN TÀI SẢN

Ghi rõ người vợ, người chồng được chia động sản, quyền tài sản nào, nêu rõ đặc điểm của từng động sản, quyền tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu – nếu có) hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, địa điểm, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)….

 ĐIỀU 3: PHẦN TÀI SẢN CÒN LẠI KHÔNG CHIA

Liệt kê các tài sản chung của vợ chồng còn lại không chia (nếu có) kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu có).

 ĐIỀU 4: CÁC THỎA THUẬN KHÁC

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

 

ĐIỀU 5: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

1.Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung đã được hai vợ chồng bàn bạc kỹ và được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật;

2.Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

3. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

4. Những thông tin về nhân thân trong Thỏa thuận này là hoàn toàn đúng sự thật;

5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;

6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;

7. Các cam đoan khác …

8. Văn bản này được lập thành …….. bản, mỗi bản………trang, Phòng Công chứng số………lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày …

Hà Nội, ngày… tháng…năm … 

Vợ   Chồng
(Ký và ghi rõ họ tên)  (Ký ghi rõ họ và tên)

>>> Liên hệ luật sư tranh tụng, gọi ngay 1900.6174

 

 

 

Biên bản thỏa thuận ly hôn
Tư vấn biên bản thỏa thuận ly hôn từ A – Z liên hệ 1900.6174

>> Xem thêm: Xin giấy chứng nhận độc thân sau khi ly hôn

 

Mẫu giấy thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng

>>> Tư vấn cách lập mẫu đơn, biên bản thỏa thuận ly hôn chia tài sản chung hai vợ chồng, gọi 1900.6174

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỎA THUẬN

CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG [1]

 Vợ :

Ngày, tháng, năm sinh :

CCCD số :……………………….. do………………. 

cấp ngày……………………… tháng………..  năm …………………. 

Địa chỉ thường trú :………………………………………………………. 

Chồng :

Ngày, tháng, năm sinh :

CCCD số : …………………………..  do …………. 

cấp ngày ……………… tháng ……….. năm…………………………. 

Địa chỉ thường trú :……………………………………………………….. 

……………………………………………………………….

Chúng tôi đã kết hôn từ ngày ………………….. đến nay có Giấy chứng nhận kết hôn số : ….  được cấp ngày …..

Trong thời kỳ hôn nhân, chúng tôi đã cùng nhau đóng góp và tạo dựng được các tài sản chung sau 1.………………………………………………………………………………………..

2…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………..

3…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………..

Nay vì lý do:………….

bằng văn bản này, chúng tôi thỏa thuận chia tài sản chung của chúng tôi nêu tên như sau 1.:…………………………………….

Theo như miêu tả dưới đây :

Đặc điểm của …………. (tài sản 1) :

………………………………

Như vậy, sau khi thỏa thuận này được Phòng Công chứng số………chứng nhận :

Một phần của: ………….. (tên tài sản) hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Ông (Bà) : Ông (Bà) :…………… có trách nhiệm bù trừ cho Ông (Bà)……… số tiền chênh lệch trị giá là :…………… Ông (Bà)…………… được toàn quyền liên hệ với các cơ quan thẩm quyền để đăng ký sở hữu đối với tài sản được chia nêu trên.

2 …………………………………..

Theo như miêu tả dưới đây :……………………………………………

Đặc điểm …………………(tài sản 2)

………………………………………..

Như vậy, sau khi thỏa thuận này được Phòng Công chứng số……… chứng nhận :

Một phần của: …………..(tên tài sản)  hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Ông (Bà) : Ông (Bà) :…………… có trách nhiệm bù trừ cho Ông (Bà)……… số tiền chênh lệch trị giá là :…………… Ông (Bà)…………… được toàn quyền liên hệ với các cơ quan thẩm quyền để đăng ký sở hữu đối với tài sản được chia nêu trên.

Các tài sản còn lại không được thỏa thuận và nhắc đến trong văn bản là tài sản chung của chúng tôi.

Chúng tôi xin chịu các hậu quả pháp lý phát sinh sau này (nếu có) về cam kết này.

Chúng tôi cùng tự nguyện xác nhận việc thỏa thuận chia về tài sản nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực pháp luật nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của chúng tôi.

Văn bản này được lập thành …….. bản, mỗi bản………trang, Phòng Công chứng số………lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày …………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng …… năm……..

(Ngày……….tháng……năm 200….)

Vợ Chồng

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

  

[1] Mẫu này được ban hành kèm theo Quyết định số:58 /2004/QĐ-UB ngày 15/3/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố

Trong quá trình điền thông tin vào mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 1900.6174 để được Luật sư ly hôn tư vấn cụ thể!

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Vợ bị chồng lừa ký vào đơn chia tài sản sau ly hôn phải làm sao?

Chị T.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật: 

Thưa luật sư, tôi và chồng đã kết hôn được hơn 2 năm và hiện chúng tôi đã có một bé gái vừa tròn 1 tuổi. Tôi làm công việc tự do ở nhà để tiện chăm con, chồng tôi thì thường đi công tác xa nhà và có rất nhiều giấy tờ anh nói cần chữ ký của cả hai vợ chồng với lý do là giấy tờ bảo hiểm phòng ngừa trong các chuyến công tác có điều gì bất trắc xảy ra. Cách đây 1 tháng anh ấy có về đưa cho tôi một văn bản và giục tôi ký nhanh, tôi tin tưởng và ký ngay lập tức. Sau đó 1 tuần, tôi phát hiện anh ta ngoại tình ở bên ngoài, văn bản tôi ký là đơn chia tài sản sau ly hôn. Tôi và anh ta đi đến quyết định ly hôn và anh ta còn đòi quyền nuôi con sau ly hôn. Giờ tôi rất rối không biết phải làm như thế nào, tôi bị anh ta lừa ký vào đơn chia tài sản sau ly hôn, giờ tôi trắng tay không tranh chấp quyền nuôi con. Tôi phải làm sao đây?

>>> Tư vấn, hỗ trợ trường hợp bị chồng lừa ký vào đơn chia tài sản sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo những thông tin bạn cung cấp, bạn không hề biết gì về đơn chia tài sản sau ly hôn cũng như những biên bản thỏa thuận ly hôn mà bị chồng bạn lừa ký vào các biên bản này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không rõ là những tài sản chung và riêng của các bạn hiện có là bao gồm những gì, nếu bạn có thể kể chi tiết hơn thì sẽ thuận tiện hơn trong việc giải quyết vấn đề làm đơn chia tài sản sau ly hôn cũng như các biên bản thỏa thuận ly hôn. 

Trong mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn của hai vợ chồng bạn, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được viết căn cứ theo Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

– Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận trên yếu tố bình đẳng công bằng chia một phần của tài sản hoặc toàn bộ tài sản chung, ngoại trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; trong trường hợp không thỏa thuận được thì hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Tất cả các thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung phải được lập thành văn bản, hay còn gọi là đơn chia tài sản sau ly hôn. Văn bản này không bắt buộc phải được công chứng, tùy theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật bắt buộc phải công chứng. 

– Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu giải quyết vấn đề chia tài sản chung do không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung của dựa vào quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

Theo những quy định trên, ta thấy rằng việc làm đơn chia tài sản sau ly hôn là thủ tục bắt buộc, và việc này phải có sự thỏa thuận cũng như xác thực của cả hai bên. Nếu hai vợ chồng có cùng thỏa thuận sẽ công chứng biên bản thỏa thuận này thì văn bản sẽ được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Biên bản thỏa thuận ly hôn sẽ có hiệu lực tính từ ngày được công chứng, căn cứ vào Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014. 

Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Việc phân chia tài sản sẽ có hiệu lực kể từ ngày bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật và nếu biên bản thỏa thuận ly hôn mà bạn ký có sự đồng ý công chứng từ cả bạn và chồng bạn, nhưng trong trường hợp của bạn thì rõ ràng bạn không hề biết trước về đơn chia tài sản sau ly hôn, vậy nên bạn cũng không thể thỏa thuận với chồng bạn về việc công chứng biên bản thỏa thuận hôn nhân này, điều này cũng đồng nghĩa với việc văn bản thỏa thuận ly hôn chia tài sản này chưa có hiệu lực. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tại điều 34 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ về quyền sử hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung là 

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi rõ tên cả hai vợ chồng nếu hai người sở hữu tài sản chung, đã làm đơn gộp tài sản riêng thành khối tài sản chung, trừ các trường hợp vợ chồng có riêng những thỏa thuận khác.

– Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản, giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên một trong hai vợ chồng thì giao dịch tài sản này được thực hiện áp dụng trên quy định điều 26 cùng luật; trường hợp xảy ra tranh chấp thì sẽ được giải quyết tại khoản 3 Điều 33 cùng luật.

Ngoài ra, bạn cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả hai người nếu tài sản của vợ chồng bạn là căn nhà. Bạn cũng đừng quá lo bởi khi làm đơn chia tài sản chung sau ly hôn, tài sản của hai vợ chồng còn được chia dựa theo nhiều yếu tố khách quan như hoàn cảnh gia đình của bạn hiện tại, của chồng bạn và của bạn, hay công sức đóng góp của hai người, lao động thu nhập của hai người, và cả các lỗi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng … Bạn nên nhớ rằng chồng bạn còn đang vướng tội ngoại tình, các cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét để đưa ra phương án giải quyết công bằng nhất cho bạn. Nếu bạn muốn biết thêm về giấy chứng nhận ly hôn, hãy liên hệ ngày với Luật sư qua hotline 1900.6174 để được tư vấn một cách cụ thể, rõ ràng nhất.

>> Xem thêm: Thủ tục trích lục ly hôn, giấy trích lục ly hôn theo quy định của tòa án

 

Biên bản thỏa thuận ly hôn
Biên bản thỏa thuận ly hôn chia tài sản

Biên bản thỏa thuận ly hôn nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng

Trên thực tế, theo Luật hôn nhân và gia đình tài sản của vợ chồng được quy định thành hai loại là tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian còn chung sống theo hôn nhân thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận làm đơn nhập chung 2 loại tài sản này thành một khối tài sản chung. Điều này là hoàn toàn không bắt buộc tùy theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Tổng đài pháp luật xin chia sẻ biên bản thỏa thuận ly hôn nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng cho gia đình nào có nhu cầu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỎA THUẬN

NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO KHỐI TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG

 

Chúng tôi ký tên dưới đây:

Vợ :

__

Ngày, tháng, năm sinh:

__ 

CCCD số:­­­­­­­­­­­

 

cấp ngày

tháng

__ năm

 

Địa chỉ thường trú :

 

Chồng :

 

Ngày, tháng, năm sinh:

__ 

CCCD số

:do

 

cấp ngày

tháng

__ năm

 

Địa chỉ thường trú :

 

Chúng tôi đã kết hôn từ ngày … đến nay có Giấy chứng nhận kết hôn số: … do … cấp ngày: …

Chúng tôi xác nhận, Ông/bà … có tài sản riêng là: …..

………………………………………………………………………….

Đặc điểm:

………………………………………………………………………

bằng văn bản này, chúng tôi đưa ra những thỏa thuận như sau:

1. Ông/bà …, đồng ý và tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là…………

vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Kể từ ngày hoàn tất việc đăng ký sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản trên, Ông … và Bà … là đồng sở hữu căn nhà trên theo quy định Pháp luật.

2. Các tài sản riêng còn lại không được thỏa thuận bằng văn bản này vẫn là tài sản riêng của mỗi người (vợ hoặc chồng).

Chúng tôi cùng tự nguyện xác nhận việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực pháp luật nếu có cơ sở xác định nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng này nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của chúng tôi.

Biên bản thoả thuận ly hôn nhập tài sản này được lập thành … bản, mỗi bản … trang, Phòng Công chứng số … lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày … 

……….., ngày tháng năm

(Ngày … tháng … năm … )

Vợ Chồng

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

[1] Mẫu này ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2004/QĐ-UB ngày 15/3/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố

>> Xem thêm: Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Luật sư tư vấn 24/7

 

Mẫu biên bản thỏa thuận ly hôn phân chia tài sản chung của vợ chồng

Vậy văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được viết như thế nào? Gồm những mục nào phần nào? Tổng đài pháp luật xin chia sẻ cho các bạn một mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

 

Hôm nay, ngày….tháng…..năm….. tại …….,  chúng tôi gồm:

Ông:…………………………………………………………. 

Sinh ngày:………………………………………………… 

CCCD số: ……… cấp ngày … tại ………….. 

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)

Bà: ………………………………………………… 

Sinh ngày: ……………………………………………….. 

CCCD số: …. .cấp ngày …. tại ….

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)

……………………………………………………………………………. 

Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số ….. ngày …… do Uỷ ban nhân dân ….. cấp.

Nay vì lý do (ghi rõ lý do chia tài sản) …………………….. 

……………………………………………………………………………… 

………………………………………………………………………………. 

……………………………………………………………………………… 

Chúng tôi thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

 ĐIỀU 1

PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Ghi rõ người vợ, người chồng được chia bất động sản nào (mô tả rõ đặc điểm của từng bất động sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu) hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu….

………………………………………………………….. 

…………………………………………………………. 

………………………………………………………….. 

 ĐIỀU 2

PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN VÀ CÁC QUYỀN TÀI SẢN

Ghi rõ người vợ, người chồng được chia động sản, quyền tài sản nào (mô tả rõ đặc điểm của từng động sản, quyền tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu – nếu có) hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, địa điểm, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)….

……………………………………………………….. 

………………………………………………………. 

……………………………………………………….. 

 ĐIỀU 3

PHẦN TÀI SẢN CÒN LẠI KHÔNG CHIA

Liệt kê các tài sản chung của vợ chồng còn lại không chia (nếu có) kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu có).

………………………………………………….

…………………………………………………. 

………………………………………………….. 

 ĐIỀU 4

CÁC THỎA THUẬN KHÁC

1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

2. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng;

3. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

4. Các tài sản chung còn lại không được thỏa thuận chia là tài sản chung của vợ, chồng;

5. Các thỏa thuận khác …

 ĐIỀU 5

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật;

2. Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

3. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

4. Những thông tin về nhân thân trong biên bản thỏa thuận ly hôn này là đúng sự thật;

5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;

6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;

7. Các cam đoan khác …

ĐIỀU 6

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;

2. Hiệu lực của biên bản thỏa thuận ly hôn chia tài sản chung vợ chồng được tính từ ngày  … Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên, có chứng nhận của  … và trước khi đăng ký (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu);

3. Chúng tôi đã tự đọc biên bản thỏa thuận ly hôn chia tài sản chung vợ chồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên.

Các bên ký và ghi rõ họ tên

 

>> Xem thêm: Mẫu giấy triệu tập ly hôn đúng quy định pháp luật 2022

 

Vừa rồi là những chia sẻ của các luật sư Tổng đài pháp luật về biên bản thỏa thuận ly hôn cũng như mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn mà mọi người nên biết để không bị mất quyền lợi cá nhân đáng có. Nếu có những thắc mắc hay câu hỏi gì liên quan đến biên bản thỏa thuận ly hôn nói riêng hay trong lĩnh vực hôn nhân nói chung, đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất.

 

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174