Làm tạm trú cần giấy tờ gì theo đúng với quy định của pháp luật? Trên thực tế, vì một số lí do khác nhau mà ngày càng nhiều người muốn đăng ký làm tạm trú. Vậy cần lưu ý những gì khi làm tạm trú? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Tạm trú là gì? Vì sao cần đăng ký tạm trú?
– Nơi tạm trú có thể hiểu là nơi sống tạm thời mà phải đăng ký theo thời hạn của các công dân, là nơi các công dân đã đăng ký tạm trú và sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú.
– Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2006, các công dân có nghĩa vụ đăng ký nơi tạm trú của mình với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.
– Đăng ký tạm trú không chỉ giúp cơ quan Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý công dân, đảm bảo an ninh xã hội mà còn là quyền lợi của công dân khi phải thực hiện những thủ tục phức tạp liên quan đến giấy đăng ký tạm trú như mua nhà, mua xe, đầu tư bất động sản, thủ tục nhập học cho con …
>>> Tóm lại, làm tạm trú là một việc rất quan trọng đối với cả đời sống công nhân và bộ máy quản lý của cơ quan nhà nước, đặc biệt cần chú ý làm tạm trú cần giấy tờ gì để chuẩn bị.
Khi nào phải đăng ký tạm trú?
Trước đây, Luật cư trú 2006 đã quy định rằng, trong thời hạn 30 ngày những người đang sinh sống và làm việc tại một địa điểm thuộc xã, phường nhưng không phải trường hợp sống tại địa chỉ đăng ký thường trú thì phải ra Công an xã, phường, thị trấn để đăng ký tạm trú.
– Đến năm 2020, Luật Cư trú đã có những thay đổi trong quy định để dễ dàng hơn cho các công dân. Nếu các công nhân di chuyển đến một nơi ở mới hợp pháp nhưng không nằm trong phạm vi thường trú để sinh sống và lao động thì phải sống trên 30 ngày mới cần làm thủ tục đăng ký tạm trú.
– Như vậy, thay vì phải đăng ký giấy tờ tạm trú ngay sau khi di chuyển đến các nơi ở tạm thời thì các công dân nay chỉ cần làm giấy tờ tạm trú khi sống ở các xã, phường, thị trấn không phải hộ khẩu thường trú trên 30 ngày.
Làm tạm trú cần giấy tờ gì? Thủ tục ra sao?
Hồ sơ làm giấy tạm trú cần giấy tờ gì?
Nếu bạn có nhu cầu làm thủ tục đăng ký nơi tạm trú, bạn cần lưu ý những văn bản giấy tờ như sau:
– Văn bản tờ khai thông tin cư trú;
Nếu người đăng ký ở độ tuổi chưa thành niên thì trong văn bản tờ khai phải ghi rõ ý kiến chấp thuận đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp có ý kiến đồng ý bằng một văn bản khác.
– Tài liệu, giấy tờ chứng minh địa chỉ tạm trú là hoàn toàn hợp pháp.
* Hồ sơ đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân gồm:
– Văn bản tờ khai các thông tin cư trú thay đổi (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
– Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ, phải có ký tên và đóng dấu đầy đủ của Thủ trưởng đó;
* Đăng ký tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm:
– Văn bản tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng cá nhân (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
– Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú có ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú. Danh sách phải bao gồm những thông tin cơ bản của từng người như họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời gian tạm trú.
Thủ tục làm giấy tạm trú:
Bước 1: Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký đến Công an cấp xã nơi dự kiến tạm trú hoặc thực hiện thủ tục này qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú sẽ tiến hành kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đủ thì sẽ bị trả lại và yêu cầu người đăng ký tiến hành bổ sung.
Bước 2: Người đăng ký tạm trú nộp lệ phí đăng ký cư trú tùy theo quy định khác nhau của từng địa phương.
Bước 3: Người đăng ký tạm trú nhận kết quả
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cơ trú có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và cập nhật các thông tin cư trú mới của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Ngoài ra các cơ quan còn phải có trách nhiệm thông báo cho người đăng ký về việc cập nhật thông tin tạm trú thành công:trong trường hợp từ chối đăng ký thì phải lập văn bản nêu rõ lý do.
Thời hạn tạm trú kéo dài tối đa là 02 năm. Trước 15 ngày thời hạn tạm trú đã đăng ký kết thúc , công dân chủ động đến các cơ quan đăng ký cư trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Lưu ý:
– Các công dân sinh sống tạm trú tại địa phương có cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú thì không cần đăng ký tạm trú. Họ có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để cập nhật thông tin về nơi ở hiện tại trong Cơ sở dữ liệu về cư trú nếu chỗ ở đó không đủ điều kiện đăng ký thường trú, điều này được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 55/2021/TT-BCA.
Các công dân vẫn có khả năng bị xoá đăng ký tạm trú dù đã đăng ký tạm trú đầy đủ. Nếu gặp trường hợp như vậy hãy liên hệ ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 hoặc các cơ quan đăng ký để được hỗ trợ kịp thời.
Một số câu hỏi về việc làm tạm trú cần giấy tờ gì?
Có thể làm tạm trú online không? Đăng ký như thế nào?
Khi xã hội ngày càng không ngừng chuyển đổi số, mọi thủ tục giấy tờ đều có thể linh động thực hiện online, làm giấy tờ đăng ký tạm trú cũng không ngoại lệ. Căn cứ vào thông tư 55/2021 (Số: 55/2021/TT-BCA, ngày 15/5/2021), mọi công dân đều có thể đăng ký thường trú, tạm trú hoặc khai báo tạm vắng qua vài thao tác đơn giản trên điện thoại. Sau khi thực hiện nộp hồ sơ đăng ký qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, công dân truy cập vào một trong ba cổng để hiện ra các hướng dẫn khai báo theo các bước.
Bước 1: Truy cập vào trang Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Với trường hợp chưa có tài khoản, công dân đăng ký tại Cổng dịch vụ công quốc gia và làm theo các bước: nhập đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc CCCD, nhập luôn cả số điện thoại của mình để nhận mã OTP xác nhận tài khoản
Bước 2: Công dân chọn dịch vụ công muốn đăng ký, gồm: thường trú, tạm trú, tạm vắng và lưu trú và hệ thống sẽ chuyển đến phần điền thông tin.
Bước 3: Điền đầy đủ thông tin; các trường thông tin có gắn dấu (*) màu đỏ là bắt buộc, không được bỏ trống.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký online thì phần cuối có đính kèm các tập tin bao gồm ảnh và giấy tờ liên quan để giúp cơ quan chức năng xác minh cũng như giải quyết hồ sơ làm tạm trú của công dân.
Không đăng ký tạm trú phạt bao nhiêu tiền?
Chị H.L gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:
Thưa luật sư, quê tôi ở Thái Bình. Vì cần một nơi có cơ hội phát triển cao hơn nên tôi đã lên Hà Nội để sinh sống. Tôi đã ở phòng trọ này được 3 tháng mà chưa có đăng ký giấy tạm trú vì cũng chưa nắm được làm tạm trú cần giấy tờ gì, ông bà chủ nhà cũng không hề nhắc tôi vấn đề này. Giờ tôi ra đăng ký thì có bị chịu mức phạt không và phạt bao nhiêu?
>>> Tư vấn mức nếu không đăng ký tạm trú, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:
Đầu tiên là câu hỏi: “Làm tạm trú cần giấy tờ gì?” đã được chúng tôi đề cập ở phần trên nên bạn có thể đọc và chuẩn bị ngay nhé!
Thứ hai, theo thông tin bạn chia sẻ, bạn đã thuê trọ được 3 tháng và chưa đăng ký giấy tạm trú, chủ nhà cũng không thông báo hay làm thủ tục đăng ký giấy tạm trú cho bạn. Trong tình huống này, không chỉ bạn mà chủ nhà nơi bạn đang tạm trú cũng sẽ bị xử phạt tài chính theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
– Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng các quy định về đăng ký tạm trú hoặc những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
– Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với các trường hợp hành vi cố sửa chữa hoặc làm sai lệch các thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hay các văn bản giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
– Từ 2 triệu đến 4 triệu đồng đối với các trường hợp giải mạo hồ sơ, khai gian sự thật để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Các hành vi cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình nhằm vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó…
>>> Với trường hợp của bạn, bạn và chủ hộ gia đình sẽ bị phạt từ 100.000 đồng – 300.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Đăng ký tạm trú nộp hồ sơ ở đâu? Thời hạn giải quyết là bao lâu? Lệ phí đăng ký là bao nhiêu?
Công nhận đăng ký hồ sơ tạm trú có thể nộp các giấy tờ văn bản yêu cầu chuẩn bị sẵn tại Công an xã, phường, thị trấn.
Nơi nộp hồ sơ:
Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi dự kiến tạm trú.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cơ trú có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và cập nhật các thông tin cư trú mới của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Ngoài ra các cơ quan còn phải có trách nhiệm thông báo cho người đăng ký về việc cập nhật thông tin tạm trú thành công:trong trường hợp từ chối đăng ký thì phải lập văn bản nêu rõ lý do.
Thời hạn tạm trú kéo dài tối đa là 02 năm. Trước 15 ngày thời hạn tạm trú đã đăng ký kết thúc , công dân chủ động đến các cơ quan đăng ký cư trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Lệ phí đăng ký tạm trú:
Bộ Tài chính quy định lệ phí nộp đăng ký tạm trú sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tự quyết định.
Căn cứ theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND, mức lệ phí phải nộp đăng ký tạm trú nhưng không cấp Sổ tạm trú là 15.000 đồng/trường hợp đăng ký ở các quận; ở các khu vực khác là 8.000 (từ 01/7/2021, không cấp Sổ tạm trú mới).
Chúng tôi hy vọng bài biết trên có thể giải đáp những thắc mắc của bạn xoay quanh câu hỏi Làm tạm trú cần giấy tờ gì. Nếu còn khó khăn liên hệ ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.