Theo thống kê từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến hết quý I/2025, Việt Nam có hơn 7 triệu người khuyết tật, trong đó khoảng 1,3 triệu người trong độ tuổi lao động nhưng chỉ chưa đến 30% có việc làm ổn định. Tỷ lệ này cho thấy còn rất nhiều rào cản trong tiếp cận việc làm và bảo vệ quyền lợi cho lao động là người khuyết tật.
Nhằm giúp người lao động khuyết tật và doanh nghiệp hiểu rõ quy định về lao động là người khuyết tật, bài viết dưới đây do Tổng đài Pháp Luật thực hiện với sự tham vấn chuyên môn từ Luật sư tư vấn luật lao động, sẽ cung cấp thông tin pháp lý cập nhật và dễ áp dụng trong thực tiễn.
>>> Nhanh tay đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc pháp lý, đảm bảo quyền lợi và sự an tâm cho bạn!
VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
– Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
– Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
– Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.
(Điều 33 Luật Người khuyết tật năm 2010)
QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Theo Điều 159 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:
– Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM KHI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật được quy định tại Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
– Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
– Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CƠ SỞ KINH DOANH CÓ NHIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT
Căn cứ theo Điều 34 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định chính sách hỗ trợ cơ sở kinh doanh có nhiều người lao động khuyết tật như sau:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật;
– Được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh;
– Được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
-
Người lao động khuyết tật có được ký hợp đồng lao động như người bình thường không?
Có. Theo Điều 32 Luật Người khuyết tật 2010 và Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, người khuyết tật có đủ năng lực hành vi dân sự và khả năng lao động phù hợp đều được ký hợp đồng lao động, thỏa thuận tiền lương, điều kiện làm việc như người không khuyết tật.
-
Có được từ chối làm thêm giờ, làm đêm nếu là người khuyết tật không?
Có. Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động là người khuyết tật không bắt buộc phải làm thêm giờ hoặc làm ban đêm nếu không đủ điều kiện sức khỏe hoặc không đồng ý.
-
Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì đặc biệt khi sử dụng lao động khuyết tật?
Doanh nghiệp phải:
- Tạo điều kiện làm việc phù hợp với tình trạng khuyết tật;
- Không bố trí công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại;
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm ít nhất một lần;
- Không được phân biệt đối xử trong lương, thưởng, đánh giá.
-
Người khuyết tật có được hưởng bảo hiểm xã hội, y tế như người lao động khác không?
Có. Khi ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên, người khuyết tật được tham gia BHXH, BHYT, BHTN bình đẳng như các đối tượng khác theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Việc làm.
-
Người lao động khuyết tật bị sa thải trái luật thì khiếu nại ở đâu?
Có thể thực hiện theo 1 trong 3 cách sau:
- Gửi đơn khiếu nại đến phòng Lao động – Thương binh & Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;
- Đề nghị thanh tra lao động kiểm tra và xử phạt vi phạm;
- Khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phục hồi quyền lợi và bồi thường thiệt hại.
KẾT LUẬN TỪ LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG
Lao động là người khuyết tật là một phần quan trọng trong lực lượng lao động quốc gia, và pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ ràng để bảo vệ nhóm đối tượng yếu thế này. Cả người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ quy định về lao động là người khuyết tật để bảo vệ quyền lợi, phát huy năng lực làm việc và xây dựng môi trường bình đẳng, nhân văn trong doanh nghiệp.
>>> Đừng để rắc rối pháp lý làm bạn kiệt sức, hao tiền và mất cơ hội! Đặt lịch tư vấn với Luật sư ngay hôm nay – chỉ một phí nhỏ, luật sư uy tín giúp bạn xử lý nhanh gọn. Hoàn phí khi dùng thuê luật sư trọn gói sau tư vấn. Thanh toán gấp để tư vấn pháp lý tránh thiệt hại thêm!