Lập di chúc cho người không biết chữ bằng cách nào? Điều kiện để có thể trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc của người không biết chữ là gì? Trên thực tế có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề lập di chúc cho người không biết chữ. Do đó bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, các bạn hoàn toàn có thể kết nối thông qua đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nhanh chóng giải đáp và hỗ trợ miễn phí.
Người lập di chúc không biết chữ có được lập di chúc không?
Chị Nga (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau:
Tôi có người bạn năm nay 50 tuổi, sức khỏe, tâm lý của bạn tôi vẫn bình thường, minh mẫn, tuy nhiên bạn tôi lại không biết chữ. Theo như lời bạn tôi nói thì bạn có sở hữu một căn nhà trị giá khoảng 3 tỷ đồng, bạn muốn sau này mất đi được lập di chúc để lại cho các con. Tuy nhiên do không biết chữ nên bạn tôi hiện không biết lập di chúc cho người không biết chữ như thế nào?
Vậy Luật sư cho tôi hỏi bạn tôi không biết chữ có được tự lập di chúc không, nếu được thì bằng cách nào? Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Người lập không biết chữ có được lập di chúc không? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Nga, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Để giải đáp những thắc mắc trên của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Tại khoản 3 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”
Như chị Nga trình bày bên trên thì bạn của chị hiện sức khỏe, tâm lý vẫn bình thường, minh mẫn do đó bạn chị không thuộc vào trường hợp được lập di chúc miệng theo quy định tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015.
Do đó trong trường hợp này mặc dù không biết chữ nhưng nếu có nhu cầu lập di chúc để định đoạt số tài sản của mình sau khi mất đi bạn anh cần có người làm chứng lúc này người làm chứng sẽ lập di chúc thành văn bản và bản di chúc phải được đem đi công chứng/chứng thực.
Tại thời điểm lập di chúc bạn chị phải đảm bảo nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Nếu đảm bảo các điều kiện như chúng tôi trình bày ở trên thì bản di chúc của bạn chị sẽ có hiệu lực pháp luật giống như những bản di chúc của những người biết chữ bình thường.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cách thức lập di chúc cho người không biết chữ cũng như quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức để người không biết chữ có thể tự lập di chúc, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Di chúc cho người không biết chữ có phải là di chúc hợp pháp không?
Chị Giang (Nghệ An) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Ông ngoại tôi có sở hữu một số tài sản bao gồm một mảnh đất rộng khoảng 1000m2, 2 cây vàng và một số tiền hiện đang được gửi trong ngân hàng. Do tuổi đã cao nên ông tôi có mong muốn được lập di chúc để phân chia số tài sản chia cho các con cháu sau khi ông mất đi. Tuy nhiên ông ngoại tôi từ bé đã không được đi học nên hiện ông không biết chữ.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi lập di chúc cho người không biết chữ thì bản di chúc đó có hợp pháp hay không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí về cách thức lập di chúc cho người không biết chữ, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn thừa kế trả lời:
Chào chị Giang, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Qua quá trình xem xét, tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra giải thích cụ thể cho vấn đề mà chị Giang gặp phải như sau:
Di chúc chính là hình thức thể hiện ý chí cá nhân của người lập di chúc nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho các cá nhân, tổ chức khác sau khi người lập di chúc chết. Di chúc chính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di chúc.
Ý chí này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền quyết định việc chuyển giao tài sản của mình cho ai sau khi cá nhân đó chết. Người lập di chúc không phải bàn bạc, thông qua hay nhận được sự đồng ý từ người thừa kế về nội dung của di chúc
Tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di chúc hợp pháp, bao gồm đủ các điều kiện như sau:
– Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
– Nội dung của di chúc không được vi phạm các điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
– Hình thức của di chúc không trái quy định.
– Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý về việc lập di chúc.
– Di chúc của người bị hạn chế về năng lực thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng/chứng thực.
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng sẽ ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, áp dụng trong trường hợp cụ thể của chị Giang, như chị trình bày thì ông ngoại chị là người không biết chữ và hiện có mong muốn được lập di chúc cho người không biết chữ để định đoạt số tai sản của mình sau khi mất đi.
Pháp luật hiện hành không có quy định di chúc của người không biết chữ không phải là một bản di chúc vô hiệu. Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 như chúng tôi trình bày ở trên thì ông ngoại chị hoàn toàn có thể lập một bản di chúc để định đoạt số tài sản của mình. Tuy nhiên bản di chúc này phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng/chứng thực.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến câu hỏi lập di chúc cho người không biết chữ. Nếu biết rõ hơn về cách thức lập một bản di chúc cho người không biết chữ sao cho đúng theo quy định của pháp luật, các bạn hoàn toàn có thể kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Lập di chúc tại nhà có được không? Tư vấn thủ tục miễn phí
Di chúc hợp pháp thì người làm chứng cần đáp ứng điều kiện gì?
Anh Hải (Điện Biên) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:
Bố tôi năm nay đã 80 tuổi, do tuổi cao, sức yếu nên bố có mong muốn lập di chúc để có thể định đoạt số di sản của mình sau khi mất đi bao gồm một căn nhà và 200 triệu đồng tiền mặt.
Tuy nhiên bố tôi là người không biết chữ, không thể tự viết di chúc để lại tài sản cho con cháu nên bố có nhờ tôi lập di chúc cho. Theo tôi được biết nếu là lập di chúc của người không biết chữ thì phải có người làm chứng.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi pháp luật có quy định gì về điều kiện của người làm chứng trong trường hợp này hay không? Nếu tôi là con thì có được trở thành người làm chứng hay không? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí về điều kiện của người làm chứng trong trường hợp lập di chúc cho người không biết chữ, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Hải, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những băn khoăn, thắc mắc của anh như sau:
Người làm chứng theo quy định sẽ là người chứng kiến sự việc một cách khách quan, độc lập và không bị ràng buộc hoặc bị ảnh hưởng từ bất cứ yếu tố hay chủ thể nào mà liên quan đến sự việc mà họ chứng kiến trong việc lập di chúc.
Tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người làm chứng trong việc lập di chúc, theo đó mọi người đều có thể làm chứng cho người lập di chúc tuy nhiên trừ những trường hợp sau:
– Người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc
– Người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung của di chúc
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, tuy nhiên nếu thuộc vào một trong số các trường hợp được nêu tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 như trên thì sẽ không được trở thành người làm chứng.
Vì vậy, áp dụng trong trường hợp của anh Hải ở trên, như anh trình bày thì bố anh là người không biết chữ, hiện đang có mong muốn được lập di chúc cho người không biết chữ để định đoạt tài sản của mình sau khi mất đi.
Như anh trình bày thì anh là con, hiện muốn trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc của bố mình. Tuy nhiên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 do anh là con nên sẽ là người thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa kế thứ nhất của bố mình.
Như vậy, áp dụng trong khoản 1 Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 thì anh sẽ thuộc vào trường hợp không được trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc của bố anh.
Nếu muốn biết rõ hơn ai được trở thành người làm chứng hợp pháp cho việc lập di chúc của bố anh, anh hoàn toàn có thể kết nối qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc thừa kế đất đai như thế nào? [Chi tiết A-Z]
Thủ tục lập di chúc cho người không biết chữ
Lập di chúc cho người không biết chữ thành văn bản và được công chứng/chứng thực
Chị Ngọc (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau:
Bác tôi là người không biết chữ, năm nay bác đã 60 tuổi. Gần đây bác có nói với tôi muốn lập một bản di chúc để phân chia ngôi nhà mà bác đang sở hữu cho các con vì bác không muốn sau này khi mất đi anh em tranh giành nhau căn nhà này. Tuy nhiên do không biết chữ nên bác tôi có nhờ tôi viết hộ một bản di chúc và đem ra phòng công chứng để chứng thực.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi thủ tục lập di chúc cho người không biết chữ bằng văn bản được pháp luật quy định như thế nào? Mong Luật sư tư vấn cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn về trình tự, thủ tục lập di chúc cho người không biết chữ bằng văn bản, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào chị Ngọc, cảm ơn chị đã gửi những câu hỏi của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Căn cứ theo quy định hiện hành cũng như những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho thắc mắc của chị như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc của người không biết chữ sẽ được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Điều này đồng nghĩa với việc người không biết chữ sẽ cần người làm chứng cho di chúc của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 thì người làm chứng sẽ không được là người thừa kế của người lập di chúc cả theo di chúc và theo pháp luật, không liên quan đến nội dung di chúc và cũng không phải là người chưa thành niên hay là người mất hoặc khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Đồng thời người lập di chúc sẽ phải liên hệ với cơ quan công chứng/chứng thực để thực hiện việc công chứng di chúc chẳng hạn như Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc các văn phòng công chứng, chứng thực.
Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng cho người không biết chữ và được công chứng hoặc chứng sẽ được thực hiện theo Điều 634, Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 56 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:
– Người lập di chúc có thể nhờ người khác đánh máy hoặc viết tay nội dung di chúc và phải có ít nhất 2 người làm chứng cho việc lập di chúc. Sau đó người lập di chúc thực hiện việc điểm chỉ vào bản di chúc đã được lập trước mặt hai người làm chứng. Người làm chứng xác nhận điểm chỉ của người lập di chúc
– Hai người làm chứng sẽ phải ký làm chứng vào bản di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực
– Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực chứng nhận bản di chúc.
Như vậy, trong trường hợp của chị Ngọc ở trên như chị trình bày thì bác chị là người không biết chữ tuy nhiên pháp luật hiện hành vẫn cho phép người không biết chữ được lập di chúc bằng văn bản và có người làm chứng đồng thời bản di chúc phải được công chứng chứng thực.
Chị Ngọc hiện đang muốn làm chứng cho việc lập di chúc cho bác. Đối chiếu theo điều 632 Bộ luật dân sự 2015 thì chị Ngọc không thuộc vào các trường hợp không được làm chứng cho việc lập di chúc của bác chị. Do đó chị cũng như bác chị cần tuân theo thủ tục như chúng tôi trình bày ở trên để bản di chúc có hiệu lực pháp luật.
Nếu muốn hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục tiến hành lập di chúc cho người không biết chữ bằng văn bản cũng như thủ tục công chứng tại phòng công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư chúng tôi giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Lập di chúc có cần các con ký không? Lập di chúc như thế nào?
Lập di chúc cho người không biết chữ bằng miệng
Anh Đông (Thái BÌnh) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Ông nội tôi có sở hữu một mảnh đất khoảng 300m2, một căn nhà và một số tài sản có giá trị khác. Ông tôi năm nay đã 90 tuổi nên cũng có mong muốn được lập di chúc để phân chia tài sản của mình cho con cháu. Tuy nhiên do tuổi cao sức yếu cộng thêm việc không biết chữ nên ông không thể tự mình viết di chúc bằng văn bản thể hiện ý chí của mình.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu ông tôi muốn lập di chúc miệng để phân chia số tài sản trên sau khi ông mất thì ông phải tuân theo các thủ tục nào theo quy định của pháp luật? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí về thủ tục lập di chúc cho người không biết chữ bằng miệng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Chào anh Đông, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Dựa theo những thông tin mà anh trình bày, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho thắc mắc của anh như sau:
Pháp luật dân sự quy định bên cạnh hình thức di chúc bằng văn bản thì người lập di chúc có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng hay chúc ngôn là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều kiện để một người có thể được lập di chúc miệng được quy định tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
“1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Do đó nếu trường hợp người lậ di chúc mặc dù là người không biết chữ nhưng nếu ở trong trạng thái sức khỏe bình thường, vẫn có điều kiện để có thể lập di chúc bằng văn bản thì lúc này không được phép lập di chúc miệng.
Di chúc miệng của người không biết chữ nếu muốn hợp pháp sẽ phải thỏa mãn các quy định tại khoản 1, khoản 5 của Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
– Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép lập di chúc
– Nội dung của bản di chúc không được vi phạm các điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội
– Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng
– Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng phải ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, áp dụng trong trường hợp của anh Đông ở trên nếu trường hợp ông anh vẫn đang trong tình trạng sức khỏe, tinh thần bình thường thì lúc này pháp luật sẽ cho phép ông anh được lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng và có công chứng/chứng thực. Chỉ trong trường hợp ông anh đang trong tình trạng bị đe dọa bởi cái chết, không thể lập di chúc bằng văn bản thì lúc này mới được lập di chúc bằng miệng.
Do đó nếu thuộc trường hợp được lập di chúc miệng thì di chúc của ông anh phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện và thủ tục mà chúng tôi nêu trên thì bản di chúc mới có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên anh cũng cần lưu ý nếu sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc là ông anh còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì lúc này di chúc miệng sẽ đương nhiên bị hủy bỏ.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề lập di chúc cho người không biết chữ bằng miệng, nếu còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào về quy trình lập di chúc bằng miệng cho người không biết chữ, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề lập di chúc cho người không biết chữ. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn cũng như người thân khi có mong muốn được lập một bản di chúc sao cho đúng với các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề lập di chúc cho người không biết chữ cũng như vấn đề phân chia di sản thừa kế, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.